Một số thông tin ban đầu về hành vi cho trẻ ăn uống của phụ huynh

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 56 - 60)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.2.2. Một số thông tin ban đầu về hành vi cho trẻ ăn uống của phụ huynh

Số lần cho con ăn trong một ngày phản ánh một phần cách nuôi con và cách phân phối dinh dưỡng cho trẻ. Kết quả tần số cho con ăn trong ngày của các bà mẹ như sau:

Bảng 2.1. Số lần cho con ăn trong một ngày

STT Số lần cho ăn Tỉ lệ % 1 1 3 2 2 19 3 3 53 4 4 11 5 5 9 6 6 4 7 7 lần trở lên 1

Hầu hết các phụ huynh cho con ăn 3 lần trong một ngày vào sáng – trưa và chiều (53%) theo 3 buổi ăn của một người lớn. Đây là số lần cho ăn phổ biến nhất của các phụ huynh trong quá trình nuôi con.

57

Đặc biệt hơn, trong số 251 phụ huynh được khảo sát, có 19% chỉ cho con ăn dồn vào 2 lần mỗi ngày. Thời điểm chủ yếu là buổi trưa và buổi chiều tối. Đây là nhóm phụ huynh cho con ăn ít lần hơn bình thường.

Ở nhóm phụ huynh cho con ăn nhiều lần hơn bình thường, 11% phụ huynh cho con ăn 4 lần trong ngày và hơn 13% phụ huynh cho con ăn từ 5 lần trở lên. Cá biệt có những phụ huynh cho con ăn 6 lần, 7 lần trở lên trong cùng một ngày.

Biểu đồ 2.4. Số lần cho con ăn trong một ngày

3 19 53 11 9 4 1 0 10 20 30 40 50 60

1 lần 2 lần 3 lần 4 lần 5 lần 6 lần 7 lần

Kế đến, xin được phân tích về khách thể thường xuyên cho trẻ ăn. Số liệu khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Người thường xuyên cho trẻ ăn

STT Người thường xuyên cho bé ăn Tỉ lệ %

1 Mẹ 70

2 Cha 4.4

3 Ông bà 17

4 Anh chị 2.5

5 Người giúp việc 6.4

Tổng 100

Người thường xuyên cho con ăn nhất chính là người mẹ với tỉ lệ 70% số lượng người khảo sát. Kế đến là ông bà (17%), người giúp việc (6.4%). Cha của bé rất hiếm khi là người cho bé ăn với tỉ lệ chỉ là 4.4%. Còn lại là do anh chị (chiếm 2.5%).

58

Thông qua kết quả trên, chúng ta nhận thấy người có ảnh hưởng trực tiếp nhất và thường xuyên nhất đến tình trạng ăn uống dinh dưỡng của con chính là người mẹ. Do đó, hiện tượng trẻ biếng ăn tâm lý rất có thể nguyên nhân chủ yếu nằm ở bà mẹ và việc ứng dụng các biện pháp để khắc phục hiện tượng này cũng cần triển khai trước tiên ở người mẹ. Đây là người có tính ảnh hưởng quyết định trong tất cả các lực lượng nuôi dưỡng xung quanh bé.

Biểu đồ 2.5. Người thường xuyên cho trẻ ăn

Mẹ 71% Cha 4% Ông bà 17% Anh chị 2% Người giúp việc

6%

Mẹ Cha Ông bà Anh chị

Người giúp việc

Xét đến những yếu tố kiến thức định hướng việc cho con ăn ở các bà mẹ, với câu hỏi “anh chị cho trẻ ăn theo hướng dẫn của ai?”, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Đối tượng hướng dẫn phụ huynh cho trẻ ăn

STT Yếu tố hướng dẫn Tỉ lệ %

1 Bác sĩ dinh dưỡng 28% 2 Kinh nghiệm bản thân 26%

3 Sách báo 21.5%

4 Ông bà 19%

5 Khác 5.5%

Tổng 100%

Số phụ huynh cho con ăn theo sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng là cao nhất, tuy nhiên chỉ chiếm 28% trong khi bác sĩ là lực lượng có chuyên môn và am hiểu nhất về dinh dưỡng cho trẻ nên cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ để nuôi con khoa học.

59

Tỉ lệ kế tiếp thuộc về yếu tố kinh nghiệm bản thân của bà mẹ khi cho bé ăn (26%). Song song đó bà mẹ có tham khảo thêm những thông tin dinh dưỡng được cung cấp từ các loại sách báo (21%). Kế đến là nuôi con từ việc học hỏi kinh nghiệm của ông bà (19%), còn lại là sự hướng dẫn từ những nguồn khác.

Như vậy, trong số 5 nhóm yếu tố trên thì yếu tố bác sĩ dinh dưỡng là yếu tố khoa học nhất và được mong đợi nhất, tuy nhiên 72% các bà mẹ cho con ăn theo những nguồn thông tin khác có thể không khoa học và ảnh hưởng đến sự phát triển tốt nhất trong sinh lý của đứa trẻ. Đây là một cơ sở khá quan trọng để có tác động cần thiết trong đề tài nghiên cứu.

Biểu đồ 2.6. Đối tượng hướng dẫn phụ huynh cho trẻ ăn

28% 26% 21.50% 19% 5.50% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% Bác sĩ dinh dưỡng

Kinh nghiệm bản thân

Sách báo Ông bà Khác

Hình ảnh mong muốn của cha mẹ về đứa con của mình là mập mạp hay nhỏ nhắn, rắn chắc hay “sao cũng được”… cũng ảnh hưởng đến định hướng “chất” và “lượng” mà cha mẹ cho trẻ ăn. Với mong muốn một đứa con bụ bẫm, bà mẹ sẽ cung cấp cho cho lượng thức ăn nhiều hơn mức bình thường trong khi nhu cầu của trẻ đã đủ. Với câu hỏi “Anh Chị mong muốn hình ảnh lý tưởng của con mình như thế nào?”, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Hình ảnh lý tưởng quý phụ huynh mong muốn ở con mình

STT Hình ảnh lý tưởng Tỉ lệ %

1 Rắn chắc 53%

2 Sao cũng được, miễn là khỏe mạnh 18%

60

4 Khác 9%

5 Nhỏ nhắn 5%

Tổng 100%

Hình ảnh “rắn chắc” chiếm quá bán với 53% mong muốn của các bà mẹ. Tỉ lệ này chiếm cao nhất trong số các hình ảnh khác, tuy nhiên tỉ lệ mong đợi của hình ảnh này là 100% bởi sự rắn chắc thể hiện cho một sức khỏe tốt và vừa phải. Tuy nhiên, 18% không quan tâm lắm về dáng vẻ và trả lời theo hướng “sao cũng được, miễn là con khỏe mạnh”, có thể chấp nhận trẻ hơi gần hoặc béo hơn mức bình thường. Ngoài ra hơn 15% còn lại thích con mình có một thân hình mập mạp bụ bẫm trong khi chỉ có chưa đến 5% thích con mình nhỏ nhắn.

Như vậy, định hướng hình ảnh cho con mình của các bà mẹ là tương đối, tuy nhiên có đến 15% bà mẹ muốn con mình quá mập mạp bụ bẫm cũng là một trong những yếu tố tác động đến hành vi cho ăn uống cũng như chăm sóc về mặt dinh dưỡng cho trẻ. Điều này hoàn toàn có thể liên quan đến hành vi biếng ăn tâm lý của trẻ.

Một phần của tài liệu biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (Trang 56 - 60)