Tòa án tiến hành thụ lý vụ án lao động nếu có việc khởi kiện vụ án lao động. Việc nhận đơn khởi kiện theo đúng quy định tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tòa án trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Thẩm phán đƣợc phân công xem xét đơn khởi kiện phải tiến hành thụ lý vụ án nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền. Để thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thực hiện những việc cụ thể sau: Kiểm tra quyền khởi kiện, xem xét về thời hiệu, xem xét về thẩm quyền, xem xét vụ án tranh chấp có thuộc trƣờng hợp phải trả lại đơn khởi kiện hay không, xem xét về án phí.
Theo Điều 171 Bộ luật Tố tụng dân sự khi tòa án xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì thông báo ngay cho ngƣời khởi kiện biết. Cũng theo điều luật này thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc Thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí, ngƣời khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trƣờng hợp đƣợc miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án sẽ thụ lý vụ án kể từ ngày nguyên đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trƣờng hợp ngƣời khởi kiện đƣợc miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án đƣợc tính kể từ ngày nhận đƣợc đơn kiện.
Giai đoạn xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án là khâu rất quan trọng trong cả quá trình giải quyết vụ án tại tòa án. Đây là giai đoạn đầu tiên của việc giải quyết tranh chấp tại tòa án, do đó việc xác định đúng quan hệ tranh chấp ngay từ giai đoạn xử lý đơn và thụ lý vụ án có ý nghĩa quyết định. Bởi lẽ, chỉ có xác định đúng quan hệ tranh chấp thì Thẩm phán mới có căn cứ để yêu cầu đƣơng sự cung cấp chứng cứ cũng nhƣ đánh giá đúng các chứng
cứ, tình tiết trong vụ án để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đƣơng sự. Trên thực tế, khi giải quyết một số tranh chấp lao động Thẩm phán còn lúng túng khi xác định quan hệ tranh chấp. Ví dụ: Khi thụ lý vụ án, hồ sơ khởi kiện đã có những tài liệu thể hiện việc ngƣời sử dụng lao động cho ngƣời lao động thôi việc và ngƣời lao động khởi kiện vì cho rằng họ bị cho thôi việc trái pháp luật. Trong thông báo thụ lý vụ án, trong bản án đáng lẽ phải ghi ở phần trích yếu là "tranh chấp về đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động" thì tòa án lại ghi là "tranh chấp về cho thôi việc" hoặc "tranh chấp về hợp đồng lao động"... Tại phần nhận định, nếu ngƣời sử dụng lao động cho ngƣời lao động thôi việc không có căn cứ theo Điều 17 Bộ luật Lao động, đáng lẽ phải nhận định là ngƣời sử dụng lao động đã đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì Hội đồng xét xử chỉ nhận định là ngƣời sử dụng cho ngƣời lao động thôi việc trái pháp luật. Cách gọi nhƣ vậy, tuy không sai nhƣng không chính xác và không phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và Bộ luật Tố tụng dân sự về những loại tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Việc xác định sai quan hệ tranh chấp sẽ khiến tòa áp dụng không đúng pháp luật về nội dung gây khó khăn trong giải quyết vụ án.
Về thời hiệu khởi kiện: Điều 167 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2006 quy định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân nhƣ sau:
- Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trƣờng hợp bị đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp giữa ngƣời giúp việc gia đình với ngƣời sử dụng lao động.
- Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp giữa ngƣời lao
động đã nghỉ việc theo chế độ với ngƣời sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa ngƣời sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại giữa ngƣời lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.
- Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác.
Điều 171a Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2006 quy định: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
Quy định này do đặc thù riêng của tranh chấp lao động, phù hợp với từng loại tranh chấp lao động cụ thể. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động quy định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động chứ không quy định riêng thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động ra tòa án. Do đó, quy định về thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động đƣợc áp dụng chung cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyết giải quyết trong đó có tòa án. Khác với tranh chấp dân sự thông thƣờng, chỉ có một số loại tranh chấp lao động cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật Lao động các bên tranh chấp có thể kiện thẳng ra tòa án, còn các trƣờng hợp khác, tòa án chỉ thụ lý khi vụ tranh chấp đã đƣợc Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay hòa giải viên lao động đã hòa giải nhƣng không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà Hội đồng hòa giải không tiến hành hòa giải. Vì vậy, đối với những tranh chấp lao động mà các bên lựa chọn hòa giải cơ sở trƣớc khi khởi kiện ra tòa án hoặc những tranh chấp lao động phải qua thủ tục hòa giải cơ sở thì các đƣơng sự cần chú ý thời hiệu khởi kiện tính từ ngày phát hiện (hoặc xảy ra) hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền lợi của mình bị vi phạm, chứ không tính từ ngày hòa giải không thành
hay hết thời hạn hòa giải, việc hòa giải chỉ là một trong các điều kiện để khởi kiện vụ án tại tòa án mà thôi.
Theo khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động đƣợc áp dụng theo quy định của pháp luật lao động, tức là áp dụng quy định tại Điều 167 và 171a Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2006. Tuy đã quy định rõ ràng nhƣng khi nhận hồ sơ khởi kiện, một số tòa án thƣơng lúng túng khi xem xét các điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ án lao động (xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu hoặc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện) do đó thời gian thụ lý, giải quyết vụ án bị kéo dài.
Ví dụ: Tranh chấp quyết định kỷ luật bằng hình thức sa thải giữa anh Trần Thái Ngọc với Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam.
Nội dung vụ án:
Ngày 01/8/2005, anh Ngọc và Ngân hàng Công thƣơng tỉnh Hà Tây ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ngày 12/2/2007, Giám đốc Ngân hàng Công thƣơng Hà Tây đã ban hành Quyết định số 09/QĐ-HTY-TCHC với nội dung: kỷ luật hình thức sa thải đối với anh Ngọc với lý do lợi dụng chức trách nhiệm vụ và công việc đƣợc giao để vay tiền của khách hàng đến vay vốn của Ngân hàng công thƣơng tỉnh Hà Tây, có hành vi vay tiền trong khi đang giải quyết cho khách hàng làm mất uy tín của cơ quan và của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Ngày 05/4/2007 anh Ngọc đƣợc ngân hàng gọi lên tham gia cuộc họp trao quyết định. Từ ngày 06/4/2007 anh Ngọc không đƣợc đến Ngân hàng làm việc nữa. Anh Ngọc đã làm đơn kiến nghị gửi Tổng giám đốc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam nhƣng không đƣợc chấp nhận. Ngày 29/5/2008, anh Ngọc nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Đông yêu cầu Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam phải nhận anh trở lại làm việc và bồi thƣờng các khoản tiền theo quy định.
Tại bản án sơ thẩm số 01/2008/LĐ-ST ngày 03/12/2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Đông đã xử: Chấp nhận đơn khởi kiện của anh Ngọc. Hủy quyết định sa thải do Giám đốc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Hà Tây ban hành. Buộc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam phải nhận anh Ngọc trở lại làm việc….
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 15/12/2008 Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam có đơn kháng cáo toàn bộ án sơ thẩm.
Tại bản án số 01/2009/LĐ-PT ngày 13/02/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định: Hủy bản án lao động sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án; Trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện cho anh Ngọc...
Qua vụ án trên có thể thấy về thời hiệu khởi kiện: Ngày 12/02/2007 giám đốc Ngân hàng Công thƣơng Hà Tây ký quyết định số 09/QĐ-HTY-TCHC kỷ luật sa thải đối với anh Ngọc. Ngày 30/3/2007, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam ký Quyết định số 865 chuẩn y Quyết định sa thải số 09/QDD-HTY-TCHC. Anh Ngọc xác nhận: Ngày 05/4/2007 anh đƣợc Ngân hàng Công thƣơng tỉnh Hà Tây mời đến họp để công bố Quyết định số 09/QDD-HTY-TCHC và Quyết định chuẩn y số 865 song anh không nhận quyết định và có nêu lý do, có ký vào biên bản cuộc họp (bản tự khai của anh Ngọc).
Nhƣ vậy có đủ căn cứ xác định ngày 05/4/2007 anh Ngọc đã đƣợc công bố nội dung hai quyết định của Ngân hàng Công thƣơng Hà Tây và Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Vì vậy kể từ ngày 05/4/2007 anh Ngọc phải biết quyền lợi của mình bị vi phạm. Theo Điều 167 Bộ luật Lao động thì thời hiệu khởi kiện đối với loại việc này là 01 năm tính từ ngày 05/4/2007; đến hết ngày 05/4/2008 thì anh Ngọc không còn quyền khởi kiện nhƣng đến ngày 29/5/2008 anh Ngọc mới có đơn khởi kiện ra tòa án. Anh Ngọc cũng xác nhận trong thời gian nghỉ việc anh không đi làm ở đâu xã và vẫn ở Hà Nội, không có trở ngại khách quan nào dẫn đến việc anh không thể khởi kiện trong
thời gian luật quy định. Do đó thời hiệu khởi kiện vụ án này đã hết, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định hủy án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án là đúng. Tuy nhiên có thể thấy do không xem xét, đánh giá kỹ lƣỡng các tình tiết của vụ án nên việc giải quyết vụ án bị kéo dài, anh Ngọc khởi kiện từ ngày 29/5/2008 đến ngày 03/12/2008 vụ án mới đƣợc xét xử sơ thẩm (mất thời gian hơn 5 tháng) trong khi theo quy định thì thời hạn giải quyết án lao động là hai tháng; cấp sơ thẩm đã xác định không đúng thời điểm quyền và lợi ích của đƣơng sự bị vi phạm để tính thời hiệu khởi kiện nên dẫn đến vụ việc giải quyết trong thời gian khá lâu nhƣng sau đó lại bị đình chỉ giải quyết do hết thời hiệu khởi kiện. Nhƣ vậy, việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện cũng nhƣ các điều kiện khác để thụ lý vụ án là rất quan trọng. Trong vụ án trên, nếu tòa án quận Hà Đông khi xử lý đơn xác định rõ thời hiệu khởi kiện đã hết và trả lại đơn khởi kiện cho ngƣời khởi kiện thì anh Ngọc không phải mất hơn 6 tháng theo kiện tại tòa án.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự đã đƣợc sửa đổi, bổ sung thì tòa án không đƣợc trả lại đơn khi thời hiệu khởi kiện đã hết. Nếu nhƣ theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì thời hiệu khởi kiện đã hết là một trong những căn cứ để tòa án trả lại đơn kiện, đồng nghĩa với việc tòa án không thụ lý vụ án nhƣng với Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung lần này thì thời hiệu khởi kiện đã hết không là căn cứ để tòa án trả lại đơn kiện. Có nghĩa là kể cả trong trƣờng hợp thời hiệu khởi kiện đã hết thì tòa án cũng phải thụ lý vụ án. Quy định này một phần bảo vệ quyền lợi của ngƣời khởi kiện tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tiếp cận công lý, ngƣời dân chỉ nộp đơn đến tòa án, tòa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn, tuy nhiên bên cạnh đó quy định này sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết đơn khởi kiện cũng nhƣ giải quyết vụ án nếu nhƣ đƣợc thụ lý. Bởi lẽ, thời hiệu khởi kiện là căn cứ quan trọng xác định ngƣời khởi kiện có quyền khởi kiện nữa hay không, khi thời hiệu khởi kiện đã hết tức là ngƣời khởi kiện không còn quyền khởi kiện, tòa án không có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Bên cạnh đó Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung quy định thời hiệu khởi kiện đã hết là một trong các căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án. Nhƣ vậy, những vụ án hết thời hiệu khởi kiện tòa án vẫn thụ lý, sau khi thụ lý tòa án lại ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, từ đó kéo theo số lƣợng vụ án sẽ tăng lên rất nhiều, khối lƣợng công việc mà tòa án phải giải quyết càng lớn, nhƣng lại không giải quyết đƣợc yêu cầu của các đƣơng sự khi khởi kiện tại tòa án. Khi Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành đối với các vụ án hết thời hiệu khởi kiện có lẽ Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết đơn khởi kiện chỉ có thể thuyết phục đƣơng sự tự nguyện rút đơn khởi kiện, nếu đƣơng sự không rút đơn khởi kiện tòa án sẽ phải thụ lý theo đúng quy định, sau đó lại ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Do đó, theo chúng tôi nên giữ nguyên căn cứ trả lại đơn khởi kiện khi thời hiệu khởi kiện đã hết nhƣ quy định tại điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.