Những ưu điểm và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 90 - 94)

chấp lao động tại Tòa án

* Ưu điểm:

Về phƣơng diện hoạt động, có thể nói giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án đã đạt đƣợc những thành tựu đáng trân trọng. Trong các cơ quan tài phán lao động thì việc giải quyết tranh chấp lao động chủ yếu ở các cơ quan tòa án đã góp phần phân định tính đúng đắn, hợp pháp trong hành vi của các chủ thể, góp phần ổn định mối quan hệ lao động xã hội. Hoạt động giải quyết tranh chấp lao động đƣợc đúc kết đã trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu góp phần nâng cao năng lực, chất lƣợng và hiệu quả giải quyết các tranh chấp lao động đƣợc dự báo sẽ gia tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng lao động trong những năm tới. Đặc biệt, sự tổng kết, rút kinh nghiệm hàng năm của ngành tòa án đã tháo gỡ đƣợc một số vƣớng mắc trong quá trình tố tụng từ trƣớc đến nay chƣa gặp phải hoặc chƣa giải quyết đƣợc

Mặc dù số lƣợng các vụ án lao động đƣa đến tòa án ngày càng tăng, tính chất, nội dung tranh chấp ngày càng phức tạp hơn, nhƣng hầu hết các vụ án lao động đều đƣợc giải quyết trong thời hạn luật định, các vụ việc khiếu nại đƣợc giải quyết kịp thời, tỷ lệ giải quyết đạt tỷ lệ tƣơng đối cao, không để tồn đọng. Đối với một số vụ án phức tạp, các tòa án đã thận trọng xem xét, đồng thời phối hợp, trao đổi với các ngành liên quan để thống nhất quan điểm xử lý. Chính vì vậy một số tòa án địa phƣơng lần đầu tiên thụ lý giải quyết án tranh chấp lao động nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng tốt.

Việc hòa giải vẫn đƣợc các tòa án coi trọng nên tỷ lệ hòa giải thành khá cao, tạo điều kiện duy trì, củng cố quan hệ lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động ngày càng tốt hơn.

Pháp luật tố tụng quy định bảo đảm quyền tự định đoạt tối đa của đƣơng sự trong quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp. Đƣơng sự có quyền quyết định khởi kiện, quyền rút đơn khởi kiện, quyết định nội dung, phạm vi khởi kiện, cung cấp các chứng cứ tài liệu để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Trong quá trình tòa thụ lý giải quyết đƣơng sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ kiện. Các bên có quyền tự mình quyết định thực hiện các quyền tố tụng theo quy định của pháp luật và thực sự bình đẳng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tòa án không còn nhiệm vụ điều tra và việc cung cấp chứng cứ thuộc về đƣơng sự nên họ có quyền chấp nhận sự bất lợi khi không muốn cung cấp chứng cứ. Các nguyên tắc nêu trên đƣợc quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự và đƣợc đảm bảo thực hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Tại các báo cáo tổng kết ngành tòa án của Tòa án nhân dân tối cao đều khẳng định, ngành tòa án tuy còn nhiều khó khăn, nhƣng về cơ bản đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là xét xử tất cả các loại án trong đó có công tác giải quyết án lao động. Ngành tòa án cũng đã có những quan tâm, tạo điều kiện để việc giải quyết các tranh chấp lao động đƣợc nhanh chóng, thuận lợi bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các đƣơng sự cũng nhƣ bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ.

Hàng năm qua công tác tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn của ngành tòa án trong công tác xét xử các loại án lao động đã đƣa ra những ƣu và nhƣợc điểm, những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế để từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp cả về việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật đến việc thực hiện trên thực tiễn, nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết các án lao động. Cụ thể, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức nhiều hội thảo, các chƣơng trình tập huấn kỹ năng giải quyết các vụ án lao động. Tháng 11/2009 thực hiện chủ

trƣơng của lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao, Tòa lao động đã phối hợp với Trƣờng Cán bộ Tòa án tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về kỹ năng giải quyết các tranh chấp lao động cho lãnh đạo các Tòa lao động và thẩm phán giải quyết án lao động của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng.

* Nhược điểm

Bên cạnh những ƣu điểm công tác giải quyết các vụ án lao động còn tồn tại một số nhƣợc điểm sau:

- Mô hình tổ chức, chức năng của Tòa án còn nhiều bất cập ảnh hƣởng đến hoạt động giải quyết án lao động.

Cơ cấu tổ chức hệ thống tòa án hiện tại khi xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động có thể đƣợc tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Hình 3.1: Mô hình tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân khi xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

(Giám đốc thẩm, Tái thẩm)

Tòa lao động

Tòa án nhân dân tối cao

(Giám đốc thẩm, Tái thẩm)

Tòa phúc thẩm

Tòa án nhân dân tối cao

(Phúc thẩm)

Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh

(Giám đốc thẩm, Tái thẩm)

Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh

(Phúc thẩm)

Tòa án nhân dân cấp huyện

(Sơ thẩm)

Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Với mô hình trên tổ chức trên, chúng ta có thể nhận thấy: Về thẩm quyền giải quyết án lao động ở Tòa án còn chồng chéo, lộn xộn. Ở một cấp Tòa án có thể xét xử cả sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm (Tòa án nhân dân cấp tỉnh). Trong khi Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm tất cả các loại án sơ thẩm của cấp tỉnh (bao gồm cả án hình sự, dân sự, hành chính, lao động và kinh doanh thƣơng mại mà không chuyên trách. Thẩm phán Tòa phúc thẩm có thể xét xử phúc thẩm cùng lúc tất cả các loại án hình sự, dân sự, lao động, kinh doanh thƣơng mại…). Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án lao động sơ thẩm, phúc thẩm của cấp tỉnh, huyện đã có hiệu lực thi hành. Nhƣng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao cũng có thể bị giám đốc thẩm, tái thẩm lại bởi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Từ những quy định này có thể thấy, về thẩm quyền các cấp còn chồng chéo không khoa học, về cấp xét xử bị lệ thuộc hoàn toàn vào cấp thẩm quyền và không có sự chuyên trách thực sự trong hoạt động của Tòa án nhân dân. Xu hƣớng vận động phát triển của các quan hệ lao động trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng, điều đó cho thấy tranh chấp lao động sẽ ngày càng phổ biến. Do đó, cơ chế tài phán về lao động cũng phải thay đổi để đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách tƣ pháp trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam. Nhƣ vậy, cần phải có một mô hình tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động khoa học hơn, dễ tiếp cận hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

- Một số nơi, tòa án chƣa coi trọng đúng mức việc nghiên cứu pháp luật về lao động cũng nhƣ việc áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự trong giải quyết vụ án lao động. Do đó chất lƣợng giải quyết các vụ án lao động ở một số nơi chƣa đạt yêu cầu.

- Chất lƣợng của nhiều phán quyết còn thấp. Vẫn tồn tại hiện tƣợng nhầm lẫn về loại quan hệ dân sự, lao động hoặc áp dụng không đúng quy định của pháp luật vào các quyết định. Nhiều bản án mắc những lỗi kỹ thuật, một

số Hội đồng xét xử vi phạm thủ tục tố tụng dẫn đến việc phải hủy án, một số vụ việc bị kéo dài thời hạn giải quyết làm ảnh hƣởng tới quyền lợi của các bên và không thực hiện đƣợc nguyên tắc kịp thời, nhanh chóng trong việc giải quyết các vụ việc về lao động.

- Quá trình giải quyết các tranh chấp lao động tại tòa án còn bị bó buộc bởi các thủ tục ngoài tố tụng. Việc chậm hoặc không thành lập Hội đồng hòa giải hoặc Hội đồng trọng tài đã ảnh hƣởng lớn tới việc thụ lý và giải quyết án lao động trong thời gian vừa qua.

- Hoạt động giải quyết tranh chấp lao động trong thực tế vẫn còn "chìm", chƣa đƣợc đón nhận nhƣ là hình thức tài phán quen thuộc đối với đông đảo ngƣời lao động. Trong một số trƣờng hợp, niềm tin của các bên trong quan hệ lao động vào hoạt động giải quyết tranh chấp lao động của các cơ quan, tổ chức cơ thẩm quyền còn hạn chế, do đó nhiều vụ việc còn chƣa đƣợc đƣa ra trƣớc cơ quan trọng tài, tòa án để giải quyết.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)