HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đƣợc gọi là thủ tục đặc biệt. Các cấp tòa án có thẩm quyền xét xử theo thủ tục này sẽ xét lại những bản án, quyết định của tòa án cấp dƣới khi đã có hiệu lực trong trƣờng hợp có kháng nghị của những ngƣời có thẩm quyền nhằm mục đích bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án, quyết định mà tòa án đã tuyên. Bản chất pháp lý của giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà là thủ tục phá án nhƣ nhiều nƣớc áp dụng hiện nay. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm xuất hiện khi có kháng nghị của ngƣời có thẩm quyền theo quy định.
Trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 đƣợc ban hành trƣớc đây không có những quy định mang tính định nghĩa về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy vậy, các quy định mang tính định nghĩa này của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đã đƣợc ghi nhận tại các Điều 282, 304 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
Quy định tại các Điều 282, 304 Bộ luật Tố tụng dân sự đã thể hiện đƣợc tính chất cơ bản của hai loại thủ tục nói trên. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đều là thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên
cơ sở kháng nghị của những ngƣời có thẩm quyền. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai thủ tục này là việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dựa trên những căn cứ kháng nghị khác nhau. Từ điểm khác biệt cơ bản này, dẫn tới sự khác nhau trong các quy định về thời hạn kháng nghị và quyền hạn của hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Phạm vi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm: Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm "chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị". Ngoài ra, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền "xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích của ngƣời thứ ba không phải là đƣơng sự trong vụ án".
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa trên ba căn cứ sau đây:
+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Việc Bộ luật Tố tụng dân sự quy định việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa trên ba căn cứ nêu trên mà không quy định dựa trên căn cứ "Việc điều tra không đầy đủ" là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì "Việc điều tra không đầy đủ" chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn tới "Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án". Thực chất đây là trƣờng hợp tòa án trong quá trình giải quyết vụ án đã có những sai lầm khi đánh giá về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Còn căn cứ "Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng" và "Có sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật" thực chất là trƣờng hợp khi tòa án tiến hành giải quyết vụ việc đã có những sai lầm nghiêm trọng trong việc vận dụng pháp luật về từng loại tranh chấp lao động cụ thể và tố tụng giải quyết vụ án.
Một vấn đề đặt ra trong thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục giám đốc thẩm là trƣờng hợp nào đƣợc coi "Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng" là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Điều 283 Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự có thể coi việc vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi:
+ Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chƣa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chƣơng VII của Bộ luật Tố tụng dân sự;
+ Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Vấn đề là ở chỗ cần phải hiểu "có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng" là nhƣ thế nào? Theo chúng tôi, những vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng có thể đƣợc hiểu là tòa án khi tiến hành giải quyết vụ việc đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự nhƣ nguyên tắc hòa giải, nguyên tắc xét xử công khai, nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc về tiếng nói chữ viết trong tố tụng dân sự…hoặc vi phạm các quyền tố tụng cơ bản của đƣơng sự nhƣ quyền tham gia phiên tòa; xác định sai thẩm quyền của tòa án, xác định sai tƣ cách đƣơng sự v.v... Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần phải hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này để tránh cách hiểu và vận dụng khác nhau trong thực tiễn.
Theo Điều 304 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhƣng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới đƣợc phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết
định mà tòa án, các đƣơng sự không biết đƣợc khi tòa án ra bản án, quyết định đó. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ "có những tình tiết mới đƣợc phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà tòa án, các đƣơng sự không biết đƣợc khi tòa án ra bản án, quyết định đó" là chƣa chính xác và mâu thuẫn với quy định về căn cứ kháng nghị theo khoản 1 Điều 305 Bộ luật Tố tụng dân sự. Bởi vì, theo khoản 1 Điều 305 Bộ luật Tố tụng dân sự thì bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi "Mới phát hiện đƣợc tình tiết quan trọng của vụ án mà đƣơng sự đã không thể biết đƣợc trong quá trình giải quyết vụ án". Xét về thuật ngữ thì việc "các đƣơng sự không biết đƣợc" và việc "đƣơng sự đã không thể biết đƣợc" là hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, việc sử dụng thuật ngữ "đƣơng sự đã không thể biết đƣợc" cũng không thật sự rõ ràng. Từ đó, có thể dẫn tới cách hiểu tình tiết mới đƣợc phát hiện phải là tình tiết mà nhiều đƣơng sự không thể biết, thậm chí là toàn bộ các đƣơng sự trong vụ việc không thể biết mới đƣợc coi là căn cứ để kháng nghị tái thẩm. Còn trƣờng hợp tình tiết mới đƣợc phát hiện mà chỉ có một đƣơng sự không thể biết thì không coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Cách hiểu này có thể dẫn tới việc những ngƣời có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm sẽ không tiến hành kháng nghị khi phát hiện những tình tiết mới của vụ việc mà chỉ có một đƣơng sự trong vụ việc không biết đƣợc những tình tiết này. Nếu coi đây là trƣờng hợp "Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án" để kháng nghị giám đốc thẩm thì có thể gây bất lợi cho đƣơng sự ngay tình "không thể biết" đƣợc các tình tiết đó vì lý do đã hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm. Bởi lẽ, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm đƣợc quy định là ba năm nhƣng lại đƣợc tính từ ngày bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy, cần phải có những hƣớng dẫn về vấn đề này theo hƣớng coi là căn cứ để kháng nghị tái thẩm khi "mới phát hiện đƣợc tình tiết quan trọng của vụ án mà một trong các đƣơng sự hoặc các đƣơng sự trong vụ việc dân sự đã không thể biết đƣợc trong quá trình giải quyết vụ việc".
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 không quy định hình thức văn bản đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm dẫn đến việc khiếu nại tùy tiện, không nêu rõ yêu cầu trong đơn khiếu nại hoặc có những vụ án đã giải quyết đúng pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích của đƣơng sự nhƣng họ vẫn khiếu nại nhằm kéo dài thời gian phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc để "cầu may" (theo Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao năm 2009 phải giải quyết 11.960 vụ đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm), việc khiếu nại ngày một gia tăng, dẫn đến tình trạng quá tải, trong khi đó phía Tòa án vẫn phải xem xét đơn theo trình tự, thủ tục chặt chẽ. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự đã bổ sung thêm hai điều 284a, 284b quy định cụ thể về việc văn bản đề nghị và thủ tục nhận và đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.
Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật; thời hạn kháng nghị tái thẩm là một năm, kể từ ngày ngƣời có thẩm quyền kháng nghị biết đƣợc căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Và để bảo vệ tốt hơn nữa quyền, lợi ích chính đáng của các đƣơng sự Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định hai trƣờng hợp mà thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm đƣợc kéo dài thêm hai năm đó là: a. Đƣơng sự đã có đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và sau khi hết thời hạn kháng nghị đƣơng sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị; b. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, của ngƣời thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó. Quy định này tạo ra cơ chế "mở" để giải quyết các trƣờng hợp đƣơng sự khiếu nại trong thời hạn ba năm nhƣng Tòa án đã không giải quyết hoặc đã có giải quyết nhƣng không kháng nghị đến khi phát hiện có sai lầm của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đã hết thời hạn kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Với quy định này, các đƣơng sự không đồng ý với quyết định của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì chỉ cần có đơn khiếu nại và tiếp tục có đơn khiếu nại thì thời hạn kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ là năm năm. Tuy nhiên, nếu cứ tăng thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm lên nhƣ vậy liệu có hợp lý (theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự thì các nhà làm luật còn dự định sửa đổi theo hƣớng nếu phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm không phụ thuộc vào thời hạn ba năm), bởi lẽ nếu một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhƣng sau ba năm, năm năm thậm chí nhiều hơn thế bản án, quyết định đó vẫn có khả năng bị kháng nghị, bị hủy… thì đƣơng sự có còn tìn vào các quyết định của Tòa án.
Tuy vậy Bộ luật Tố tụng dân sự không có những quy định về thời gian không tính vào thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm do có những trở ngại khách quan mà ngƣời có thẩm quyền kháng nghị không thể tiến hành kháng nghị hoặc trƣờng hợp có căn cứ rõ ràng để kháng nghị tái thẩm mà những ngƣời có thẩm quyền vẫn không kháng nghị mặc dù biết rõ các căn cứ này. Do vậy, nếu không có những hƣớng dẫn bổ sung về thời gian không tính vào thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ dẫn đến những bất cập trong việc áp dụng, không đảm bảo đƣợc sự công bằng và quyền lợi hợp pháp của các đƣơng sự.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời hạn kháng nghị tái thẩm là một năm, kể từ ngày ngƣời có thẩm quyền kháng nghị biết đƣợc căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Nhƣ vậy, việc kháng nghị hay không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hiện nay là phụ thuộc vào việc ngƣời có thẩm quyền kháng nghị biết hay không biết các căn cứ để kháng nghị tái thẩm. Và việc ngƣời có thẩm quyền kháng nghị biết hay không biết các căn cứ để kháng nghị tái thẩm chủ yếu lại phụ thuộc vào việc thẩm tra viên có đề xuất việc kháng nghị hay không. Do vậy, cần phải xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các thẩm tra viên và ngƣời có thẩm quyền kháng nghị cũng nhƣ
trách nhiệm của họ đối với việc không kháng nghị các bản án, quyết định của tòa án mặc dù rõ ràng có căn cứ để tiến hành kháng nghị. Quy định này cùng với các quy định về thời gian không tính vào thời hạn kháng nghị sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đƣơng sự, đảm bảo công bằng xã hội.
Đặc biệt, trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự này nhà làm luật đã đƣa ra vấn đề mới đó là "xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi có căn cứ giám đốc thẩm, tái thẩm". Lý do đặt ra vấn đề này do thực tiễn công tác giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã phát hiện một số quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sai lầm nghiêm trọng nhƣng không có cơ chế để kháng nghị và xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vì pháp luật tố tụng hiện hành cũng chƣa quy định về vấn đề xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân chỉ quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chứ không quy định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng.
Vì vậy Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự đã bổ sung thêm Chƣơng XIXa về "Thủ tục đặc biệt xem xét lại Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao" với hai điều 310a và 310b, cụ thể nhƣ sau:
+ Căn cứ để xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đƣơng sự không biết đƣợc khi ra quyết định đó, nếu có yêu cầu của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tƣ pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
+ Thủ tục xem xét lại Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án