0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

VAI TRÒ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI TÒAÁN

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI TÒA ÁN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 36 -41 )

cứ hoặc đối tƣợng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở. Tuy vậy, trên thực tế để giải quyết đƣợc các vụ án dân sự thì hầu hết các vụ án tòa án đều lấy lời khai của đƣơng sự - một biện pháp thu thập chứng cứ. Vì vậy, quy định này đã mở quá rộng phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm của Viện kiểm sát nhân dân.

1.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI TÒAÁN TÒAÁN

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhiều và sâu rộng nhƣ hiện nay các quan hệ lao động ngày càng đa dạng, phức tạp, quyền lợi của các bên không phải lúc nào cũng đƣợc đảm bảo dẫn đến tranh chấp lao động xuất hiện nhiều hơn. Lúc này rất cần đến vai trò của cơ quan tài phán nhà nƣớc trong việc giải quyết tranh chấp lao động đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án góp phần giải quyết dứt điểm tranh chấp lao động, góp phần bảo vệ ngƣời lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng lao động, lợi ích nhà nƣớc và xã hội; giải quyết quyền lợi cho các bên theo quy định của pháp luật.

Bất kỳ chủ thể nào khi tham gia quan hệ lao động cũng đều quan tâm đến sự an toàn pháp lý. Do đó, đòi hỏi mỗi quốc gia đều phải quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật: gồm cả luật nội dung và hình thức. Cụ thể là luật nội

dung các quan hệ lao động (Bộ luật lao động) và tố tụng dân sự, lao động (Bộ luật tố tụng dân sự). Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án phải đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng trong giải quyết tranh chấp giữa các đƣơng sự. Cơ quan tài phán (tòa án) phải là nơi mọi ngƣời có quyền tự do liên hệ trong trƣờng hợp quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm, mọi ngƣời đều có thể nhận đƣợc sự bảo hộ cần thiết của pháp luật. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động xét xử của tòa án cũng nhằm giáo dục ý thức pháp luật, ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong quan hệ lao động.

Phán quyết của tòa án đƣợc đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cƣỡng chế Nhà nƣớc nên quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đƣợc đảm bảo thực hiện triệt để. Củng cố niềm tin của các chủ thể vào pháp luật và hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, là chỗ dựa pháp lý vững chắc cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Bên cạnh đó việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án đƣợc thực hiện bởi thẩm phán và hội thẩm nhân dân có năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm nên hạn chế đƣợc sự tùy tiện, trái pháp luật về nội dung và thủ tục trong việc giải quyết tranh chấp. Các thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ ra phán quyết trên cơ sở pháp luật, đảm bảo tính khách quan trong phán quyết của tòa án.

Mục đích của việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án không chỉ nhằm bảo vệ ngƣời đƣa ra yêu cầu hoặc ngƣời đi kiện. Nếu chỉ nhằm mục đích nhƣ vậy, tài phán lao động nói riêng và tài phán nói chung sẽ rơi vào chỗ sai lầm. Bởi vì, ngƣời đƣa ra yêu cầu hoặc ngƣời đi kiện chƣa chắc đã là ngƣời có hành vi đúng đắn, hợp pháp trong thực tế. Tính chất trung lập của pháp luật đòi hỏi các chủ thể nắm quyền tài phán cũng phải trung lập trong hoạt động phân định tính hợp pháp, đúng đắn trong hành vi của các bên. Do quá trình giải quyết tranh chấp lao động có sự tham gia và quan tâm của nhiều chủ thể, mỗi chủ thể có tƣ cách và mối quan tâm khác nhau, do đó quyền và lợi ích của các chủ thể đó phải đƣợc đảm bảo.

Các chủ thể đối diện nhau trong quá trình tố tụng là phía ngƣời lao động và phía ngƣời sử dụng lao động. Quyền và lợi ích của họ là những đối tƣợng trực tiếp cần đƣợc bảo vệ, mặc dù sự bảo vệ này không giống nhau và nó hoàn toàn phụ thuộc vào từng vụ việc, từng hoàn cảnh cụ thể. Chính các tranh chấp lao động giữa họ và các cuộc đình công do phía ngƣời lao động tiến hành là những yếu tố có thể tạo nên sự mất cân bằng về quyền, lợi ích, thậm chí có thể quyền và lợi ích của một hoặc cả hai bên bị xâm hại, do đó pháp luật cần sử dụng tài phán nhƣ là một phƣơng thức đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

Nhƣng, suy cho cùng, các quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động luôn có mối quan hệ và nằm trong tổng thể các quyền và lợi ích của Nhà nƣớc và xã hội. Một vụ tranh chấp lao động không chỉ liên quan hoặc làm thiệt hại các bên trong quan hệ lao động, trong phạm vi của đơn vị sử dụng lao động mà còn có thể ảnh hƣởng tới các đơn vị khác, ngành kinh tế quốc dân khác, ảnh hƣởng tới sự an bình của một xã hội. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc giải quyết tranh chấp lao động là góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội.

- Việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án duy trì trật tự pháp luật trong quan hệ lao động, góp phần bảo đảm sự ổn định của quan hệ lao động, quan hệ sản xuất nhằm bảo vệ lực lƣợng sản xuất xã hội.

Xuất phát từ bản chất pháp lý, Tòa án nhân danh nhà nƣớc giải quyết tranh chấp lao động. Vì vậy hình thức này thể hiện vai trò của nhà nƣớc trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong quá trình tham gia quan hệ lao động của các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên và duy trì trật tự, kỷ cƣơng trong quan hệ lao động. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án cũng có ý nghĩa điều tiết quan hệ lao động, bảo đảm sự bình ổn, phát triển quan hệ lao động. Ở góc độ quản lý nhà nƣớc, giải quyết tranh chấp lao động bằng tòa án góp phần xây dựng các quy định về tài phán, tạo ra cơ chế pháp lý phù hợp để việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả.

Khi giải quyết các tranh chấp lao động và phán quyết của tòa án có vai trò giải tỏa những xung đột giữa các chủ thể, "làm mát" tình trạng nóng bỏng trong quan hệ giữa các bên đồng thời dàn xếp những vấn đề vốn đã bị các bên "xới tung" lên một cách có ý thức. Trong khi đang giành giật những cái đã mất hoặc đòi hỏi những cái chƣa có, các bên đã làm cho không chỉ quan hệ của mình xấu đi mà còn tạo ra trong xã hội một sự xáo động nhất định. Vì môi trƣờng của mối quan hệ lao động là một môi trƣờng nhạy cảm và dễ có xung đột, hơn nữa sự vận động của lao động chính là sự vận động của lực lƣợng sản xuất xã hội, do đó, sự mất ổn định của lực lƣợng sản xuất này tất yếu dẫn đến sự mất ổn định của các quan hệ sản xuất xã hội. Phản ứng dây chuyền và có tính nhân quả này không phải là một vấn đề khó khăn mới nhận thức đƣợc, đặc biệt là khi vấn đề này đƣợc đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nƣớc.

Tòa án nhân danh nhà nƣớc đƣa ra các căn cứ có tính quyết định để phân định tính hợp pháp trong hành vi của các chủ thể là các quy định trong các văn bản do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Các quy định của pháp luật luôn là căn cứ mà theo đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân theo, dựa vào đó để ra các quyết định pháp lý. Chính vì vậy ngƣời ta thƣờng ví pháp luật nhƣ là "cái cân" còn các chủ thể nắm quyền tài phán nhƣ "ngƣời cầm cân" là nhƣ vậy.

- Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án góp phần bảo vệ và tăng cƣờng pháp chế.

Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án ở nƣớc ta là lĩnh vực liên hệ chặt chẽ với pháp chế, là một trong những biện pháp tăng cƣờng và bảo vệ pháp chế.

Trong thực tiễn, vấn đề tăng cƣờng và bảo vệ pháp chế đƣợc thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau, ví dụ: thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử kẻ phạm tội v.v... Tuy nhiên, cần phải lƣu ý rằng trong mỗi lĩnh vực pháp luật, việc tăng cƣờng và bảo vệ pháp chế lại có những biểu hiện khác nhau.

Trong lĩnh vực lao động xã hội, do tính chất đặc thù của quan hệ lao động và các quan hệ xã hội liên quan chặt chẽ với quan hệ lao động, Nhà nƣớc đã ban hành chính sách, pháp luật để điều chỉnh các quan hệ đó. Việc thực thi pháp luật lao động trở thành một trong những vấn đề pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt của bất kỳ một quốc gia nào, bởi vì bên cạnh việc ban hành pháp luật, việc thực hiện pháp luật thì Nhà nƣớc cần có những biện pháp bảo đảm cho việc thi hành pháp luật đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Pháp luật về tố tụng lao động, vừa là một biện pháp bảo vệ sự đúng đắn và trong sạch của pháp luật, trực tiếp là pháp luật lao động. Chính vì hoạt động đó mà việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án góp phần tăng cƣờng pháp chế lao động và đảm bảo cho pháp luật lao động đƣợc thi hành nghiêm chỉnh trong đời sống lao động và đời sống xã hội.

- Hoạt động giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án góp phần hoàn thiện các quy định về tài phán lao động và pháp luật về tài phán nói chung.

Thông qua hoạt động của các cơ quan tố tụng đối với các vụ tranh chấp lao động các cơ quan nhà nƣớc có thể đúc rút những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn để sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp, những quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhằm tăng cƣờng hiệu quả pháp lý của các quy định đó. Không có quy định pháp luật nào là bất biến, là hoàn thiện từ khi nó đƣợc xây dựng. Trong quá trình thiết lập các quy định đó, hoàn cảnh kinh tế - xã hội hiện tại là một yếu tố chi phối rất lớn. Bên cạnh đó, không ai có thể một lúc dự liệu hết các tình huống sẽ xảy ra trong tƣơng lai. Vì thế, để lấp đầy những khoảng trống đó, một trong những phƣơng pháp có hiệu quả thƣờng đƣợc sử dụng là tổng kết kinh nghiệm. Hoạt động tổng kết kinh nghiệm xét xử và giải quyết tranh chấp lao động hằng năm của ngành tòa án có khả năng cung cấp cho các nhà lập pháp những tri thức quý báu để cải sửa, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định về giải quyết tranh chấp lao động nói riêng và các quy định về giải quyết tranh chấp nói chung.

Chương 2

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI TÒA ÁN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 36 -41 )

×