Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ đƣợc tiến hành trên cơ sở đảm bảo việc giải quyết tranh chấp lao động đƣợc nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự; tạo thuận lợi cho các đƣơng sự tham gia tố tụng, tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các tòa án cùng cấp.
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của tòa án theo lãnh thổ đƣợc quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án lao động là Tòa án nơi bị đơn làm việc hoặc nơi bị đơn cƣ trú, nếu bị đơn là pháp nhân thì tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi pháp nhân có trụ sở chính; ngoài ra các đƣơng sự còn có quyền thỏa thuận yêu cầu tòa án nơi làm việc hoặc nơi cƣ trú của nguyên đơn giải quyết vụ án lao động.
Tuy nhiên đối với một số vụ việc lao động cụ thể, thẩm quyền của tòa án đƣợc xác định nhƣ sau:
- Tòa án nơi ngƣời phải thi hành bản án, quyết định lao động của tòa án nƣớc ngoài cƣ trú, làm việc (đối với cá nhân), có trụ sở (đối với cơ quan, tổ chức) hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của tòa án nƣớc ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của tòa án nƣớc ngoài;
- Tòa án nơi ngƣời gửi đơn cƣ trú, làm việc (đối với cá nhân), có trụ sở (đối với cơ quan, tổ chức) có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định lao động của tòa án nƣớc ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
Ngoài ra pháp luật còn đƣa ra các trƣờng hợp khác xác định thẩm quyền của tòa án khi giải quyết vụ việc lao động, đó là:
* Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Do đặc trƣng của quan hệ lao động nên trong một số trƣờng hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn, ngƣời yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án có điều kiện để giải quyết vụ việc, cụ thể:
- Nếu không biết nơi cƣ trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
- Nếu tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cƣ trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
- Nếu tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lƣơng, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với ngƣời lao động thì nguyên đơn là ngƣời lao động có thể yêu cầu tòa án nơi mình cƣ trú, làm việc giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của ngƣời cai thầu hoặc ngƣời có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi ngƣời sử dụng lao động là chủ chính cƣ trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi ngƣời cai thầu, ngƣời có vai trò trung gian cƣ trú, làm việc giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng đƣợc thực hiện giải quyết;
- Nếu các bị đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi một trong các bị đơn cƣ trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
Những quy định này xuất phát từ đặc trƣng của quan hệ lao động trong đó ngƣời lao động thƣờng là bên yếu thế nên đƣợc tạo điều kiện trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
Tuy nhiên, thực tế một số tòa án nhận thức và án dụng không đúng quy định của Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn nên đã chuyển vụ án không đúng. Do chuyển đi chuyển lại nhiều lần nên thời gian chuẩn bị xét xử của vụ án bị kéo dài.
Ví dụ: Vụ án Ông Bùi Ngọc Bảo khởi kiện nhà máy chỉ khâu Hà Nội, nội dung nhƣ sau: Ông Bảo là kỹ sƣ làm việc tại phân xƣởng tổng hợp - phòng kỹ thuật nhà máy chỉ khâu Hà Nội, trụ sở: số 178 Minh Khai, Hai Bà Trƣng, Hà Nội. Nhà máy này trực thuộc Công ty Phong Phú, trụ sở tại phƣờng Tăng Nhơn Phú B, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Bảo khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng yêu cầu giải quyết việc bị đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động. Sau đó Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng đã chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết vụ án.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự thì: "Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết" [27]. Việc Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng sau khi thụ lý vụ án lại căn cứ Điều 35, 36 Bộ luật Tố tụng dân sự xác định vụ án không thuộc thẩm quyền và chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết là không chính xác.
* Thẩm quyền của tòa án theo sự thỏa thuận của các bên.
Theo quy định của pháp luật, các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận về tòa án nơi làm việc hoặc tòa án nơi cƣ trú của nguyên đơn để giải quyết vụ án lao động. Ngoài những sự lựa chọn đó, các bên không có quyền yêu cầu một tòa án khác để quyết định vụ tranh chấp.
Trƣờng hợp đã thỏa thuận theo quy định trên thì nguyên đơn không có quyền thay đổi nơi khởi kiện mà phải tuân thủ các cam kết trƣớc đó. Đây cũng chính là một trong những quy định nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên trong lĩnh vực lao động.
* Thẩm quyền công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của các cơ quan tài phán nước ngoài về lao động tại Việt Nam.
Trong trƣờng hợp có các bản án hoặc quyết định của các cơ quan tài phán nƣớc ngoài về lao động, trên cơ sở các quy định của pháp luật, tòa án sẽ ra quyết định công nhận và cho thi hành các bản án hoặc quyết định đó. Quyết định công nhận và cho thi hành các bản án hoặc quyết định của các cơ quan tài phán nƣớc ngoài có giá trị pháp luật và đƣợc thi hành nhƣ một bản án do các cơ quan tòa án trong nƣớc giải quyết. Hoạt động này đƣợc thực hiện trên cơ sở các hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các nƣớc.