Trong chương trình xây dựng pháp luật trong thời gian tới đã xác định nhiệm vụ cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động. Đây là nhu cầu có tính bức thiết. Tuy nhiên, nhƣ vậy là chƣa đủ. Bởi vì, bản thân Bộ luật lao động chƣa thể giải quyết đƣợc tất cả các vấn đề của quan hệ lao động. Và có thể khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động sẽ lại nảy sinh những vấn đề khác mà Bộ luật lao động không thể quán xuyến. Do đó, điều quan trọng và cần thiết là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. Đây là mục tiêu lớn và cần được lập kế hoạch cho nhiều giai đoạn, trước mắt cũng như lâu dài.
Thực tế, Bộ luật lao động phải thực hiện đồng thời quá nhiều mục tiêu như: bảo vệ người lao động, điều chỉnh quan hệ lao động, thực hiện các chính sách việc làm, chính sách tiền lương, chính sách an toàn, vệ sinh lao động, chính sách an sinh xã hội, giải quyết tranh chấp lao động và đình công… Điều đó làm cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động không đƣợc đồng bộ, chẳng những làm giảm hiệu quả điều chỉnh pháp luật mà còn ảnh hưởng đến tác dụng vốn có của mỗi chính sách. Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi (lần 2) đã đƣợc đƣa ra để góp ý nhƣng có nhiều ý kiến cho rằng Bộ luật lao động sửa đổi vẫn được xây dựng theo hướng dành quá nhiều ưu ái cho người lao động, khiến cho lợi ích của người sử dụng lao động bị gạt ra rìa nên đổi thành luật
bảo vệ người lao động, cũng có ý kiến ngược lại. Nhìn lại thì thấy một loạt các nội dung cơ bản trong Bộ luật lao động đã đƣợc tách ra thành nhiều đạo luật như: Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Luật Công đoàn năm 1990. Sắp tới còn dự kiến ban hành Luật tiền lương tối thiểu và còn có thể một số luật khác nữa. Phần còn lại dựa vào một loạt các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Để khắc phục những nhƣợc điểm và hạn chế của Bộ luật lao động, cần có sự nghiên cứu công phu hơn nhằm đánh giá tác động pháp luật trên phạm vi rộng lớn và chính xác, không thể chỉ dựa vào các báo cáo. Tuy nhiên việc nghiên cứu xây dựng một Bộ luật lao động hoàn chỉnh, có tính pháp điển cao với tƣ cách một "Bộ luật" với đầy đủ các nội dung và có khả năng thi hành dễ dàng khi áp dụng vào đời sống lao động là rất công phu, khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian. Thực tế hiện nay sự tồn tại của Bộ luật lao động vẫn rất cần thiết nhƣng Bộ luật lao động chỉ nên quy định cô đọng các vấn đề, trong đó lưu ý đến phạm vi điều chỉnh, các khái niệm và cơ chế căn bản để vận hành.
Phần chi tiết sẽ thay thế bằng các đạo luật chuyên biệt về việc làm, học nghề - dạy nghề, Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (có thể đƣa vào luật Việc làm), Luật về quan hệ lao động, Luật về tiêu chuẩn lao động (hoặc Luật bảo vệ lao động), Luật về giải quyết tranh chấp lao động (trong đó quy định mở về tài phán lao động theo định hướng cơ chế ba bên), Luật về đình công (bao gồm cả quy định về đình công và giải quyết đình công) và hủy bỏ dần việc ban hành nhiều nghị định, thông tư, những cái thường gây ra sự phức tạp cho những người áp dụng, đặc biệt là người lao động và các doanh nghiệp.
Trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật lao động, cần chú trọng tới việc thích ứng các quy phạm quốc tế về lao động, đồng thời cần tổ chức thực hiện nghiên cứu dưới dạng một hoặc nhiều đề tài khoa học với sự tham
gia rộng rãi của các bên liên quan và các nhà khoa học ở các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, xã hội ở cả trong và ngoài nước. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cần chủ trì xây dựng một Chương trình hành động và tổ chức phối hợp với các bên trong quan hệ lao động, các nhà khoa học chuyên ngành luật lao động để cùng nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh đối với quan hệ lao động trong bối cảnh hiện nay và sau này. Là một nước thành viên của ILO, trong điều kiện hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa trong nhiều lĩnh vực, hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam cần tiếp cận rộng rãi hơn nữa với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Việc tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế không chỉ bó hẹp trong 17 Công ƣớc của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn mà còn phải tính đến các nguyên tắc cơ bản của ILO nhƣ loại bỏ lao động cƣỡng bức, việc làm đầy đủ và nhân văn, tự do liên kết và thương lượng tập thể, chống phân biệt đối xử, đảm bảo các quyền cơ bản của người lao động tại nơi làm việc… Khi đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào pháp luật quốc gia sẽ làm cho người sử dụng lao động buộc phải thực hiện chúng và điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập tốt hơn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động, các quy tắc ứng xử liên quan đến tiêu chuẩn lao động.
- Mô hình tài phán tư pháp về lao động: Xu hướng vận động phát triển của các quan hệ kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng, điều đó cho thấy tranh chấp lao động sẽ ngày càng phổ biến. Do đó, cơ chế tài phán về lao động cũng phải thay đổi để đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách tƣ pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Theo quy định hiện hành, mô hình Tòa lao động trong hệ thống Tòa án nhân dân Việt Nam. Theo quan điểm thứ nhất (tiếp cận mô hình Tòa án ở các nước Anh, Mỹ) cho rằng không cần thiết phải tồn tại một tòa lao động nhƣ một tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân. Sự tồn tại này chỉ làm cồng kềnh và tốn kém hơn cho bộ máy tƣ pháp. Bởi chỉ khoảng 5 - 6 tỉnh,
thành phố có nhiều án lao động thì Tòa lao động hoạt động thực sự, nhiều tỉnh mặc dù thành lập Tòa lao động nhƣng cũng không có việc để làm, chủ yếu lại là xét xử án dân sự. Vì vậy, không cần thiết phải có một Tòa lao động riêng biệt, đặc biệt là sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự đƣợc ban hành, các thủ tục về tố tụng dân sự, kinh tế, lao động đƣợc quy định chung vì vậy chỉ các tranh chấp lao động sẽ do Tòa dân sự giải quyết.
Quan điểm thứ hai lại cho rằng, việc tồn tại Tòa lao động nhƣ hiện nay là hoàn toàn phù hợp, còn việc kém hiệu quả trong hoạt động trong thời gian qua không phải là yếu tố quyết định có tồn tại hay không tồn tại Tòa lao động. Bởi lẽ, mô hình tổ chức Tòa lao động của các quan điểm khác nhau đều có cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. "Việc thành lập Tòa lao động chuyên biệt trong nền kinh tế thị trường là một sự cần thiết" [2, tr. 50]. Thực tiễn Tòa lao động hoạt động còn kém hiệu quả thì chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, không nên và không cần thành lập Tòa lao động ở tất cả các tỉnh vì đó là một sự lãng phí không đáng có, không cần thiết.
Chỉ nên có Tòa lao động theo khu vực thay cho đơn vị hành chính nhƣ hiện nay.
Trong nội dung cải cách tƣ pháp hiện nay, sự cần thiết phải thay đổi mô hình tổ chức, nguyên tắc hoạt động của ngành tòa án nói chung và tòa lao động nói riêng được Đảng và Nhà nước xác định là trọng tâm, là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp. Một trong những nội dung của cải cách tƣ pháp là: "Tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính…" [13].
Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, tòa lao động có thể đƣợc tổ chức theo mô hình tòa án khu vực và theo nguyên tắc hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm. Cụ thể Tòa sơ thẩm khu vực tùy theo tình hình thực tế số án mà có thể thành lập các tòa chuyên trách dân sự, kinh tế, lao động …, hoặc việc xét xử án lao động thuộc Tòa dân sự. Tòa phúc thẩm khu vực cũng tương tự về mô hình tổ chức và có
nhiệm vụ xét xử lại các bản án lao động sơ thẩm của Tòa sơ thẩm khu vực chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án nhân dân tối cao có các Tòa chuyên trách dân sự, kinh tế, lao động… thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết công tác xét xử, nghiên cứu và hướng dẫn xét xử. Với mô hình như vậy đảm bảo triệt để thực hiện hai cấp xét xử, trình tự tố tụng phân biệt rạch ròi cho hai cấp sơ và phúc thẩm, không có sự nhầm lẫn về thẩm quyền giữa cấp tỉnh với cấp huyện. Việc giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ thực hiện một lần ở các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao. Thực hiện nhƣ vậy vừa đảm bảo sự chuyên sâu về chất lƣợng giám đốc, tái thẩm các bản án, vừa đảm bảo về mặt thời gian tố tụng, không chồng chéo thẩm quyền. Có thể nói mô hình này đã và đang được các nước áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Theo đó, mô hình tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân đƣợc hoàn thiện theo hướng như sau:
Hình 3.2: Mô hình tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân được hoàn thiện TÒA PHÚC THẨM KHU VỰC
(Tòa lao động, Tòa dân sự…)
TÒA SƠ THẨM KHU VỰC (Tòa lao động, Tòa dân sự…) TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
(Giám đốc thẩm, Tái thẩm)
- Hoàn thiện tố tụng lao động: Tố tụng lao động ở Việt Nam, xét về thực tiễn là loại hình tố tụng ra đời muộn hơn so với tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế. Hiện nay việc kiện tụng về lao động đƣợc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, các tranh chấp lao động đều đƣợc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Bộ luật Tố tụng dân sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 đƣợc coi là một sự kiện lớn trong lĩnh vực lập pháp của Việt Nam và đến nay lại càng đƣợc hoàn thiện hơn nữa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự đƣợc Quốc hội thông qua năm 2011. Ƣu điểm của Bộ luật Tố tụng dân sự là đã đƣa ra một văn bản pháp luật tố tụng phi hình sự ở tầm cao nhất, làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng. Về hình thức, việc quy định thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, các việc lao động trong Bộ luật Tố tụng dân sự đã thể hiện nhƣ là một giải pháp làm giảm bớt đi sự rắc rối so với các pháp lệnh riêng rẽ cho từng hình thức tố tụng trước đây.
Tuy nhiên, việc quy định nhƣ vậy đã không đảm bảo thực hiện đƣợc trọn vẹn tinh thần của nguyên tắc thứ tƣ về giải quyết tranh chấp lao động là đảm bảo có sự tham gia của đại diện công đoàn và đại diện của người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc không có quy định rõ ràng về thành phần hội đồng xét xử án lao động trong Bộ luật Tố tụng dân sự là điểm thiếu sót trong công tác xây dựng pháp luật. Hơn nữa, hạn chế lớn của tố tụng lao động theo Bộ luật Tố tụng dân sự là không gắn kết việc giải quyết tranh chấp lao động và giải quyết đình công, trong khi phần lớn đình công đều có nguồn gốc từ tranh chấp lao động. Ở nhiều nước trên thế giới, tố tụng lao động là hình thức tố tụng đặc biệt, tòa án lao động cũng đƣợc quy định là tòa án đặc biệt. Những quốc gia trong khối ASEAN nhƣ Thái Lan, Malayxia, Phillipin… đều có quy định riêng về tố tụng lao động và xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp lao động độc lập với hệ thống tòa án thường.
Bộ luật Lao động quy định các vấn đề liên quan theo hệ thống dọc có tính xuyên suốt từ việc điều chỉnh các quan hệ lao động, việc làm đến quan
hệ giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết đình công. "Tính độc lập, chuyên biệt của luật lao động đòi hỏi một hình thức tố tụng riêng - tố tụng lao động" [17, tr. 68], [19, tr. 29], "xây dựng thủ tục tố tụng về lao động để chuyên môn hóa hoạt động xét xử các vụ án lao động" [2, tr. 50]. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay việc xây dựng một mô hình tố tụng lao động riêng là chƣa có tính khả thi và điều đáng quan tâm ở đây là cần nghiên cứu, hoàn thiện tố tụng dân sự để tố tụng dân sự đảm bảo giải quyết tốt các tranh chấp lao động chứ không phải là rào cản đối với nó.
Do đó theo chúng tôi cần đề cao yêu cầu sát thực tiễn - theo yêu cầu của thực tiễn nhằm đảm bảo tính khả thi của pháp luật trong khi áp dụng tố tụng, những nguyên tắc chung của Bộ luật Tố tụng dân sự đƣợc áp dụng để xem xét tính chung nhất còn các nguyên tắc riêng của Bộ luật Lao động phải đƣợc áp dụng trực tiếp. Bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn nữa về tố tụng lao động để tạo cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật, tổ chức và hoạt động của loại hình tố tụng này.
- Tòa án cần thống nhất nhận thức pháp luật: Một trong những vướng mắc dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động tại Tòa án đó là nhận thức pháp luật lao động chƣa có sự thống nhất. Để hạn chế vấn đề này cần có sự giải thích pháp luật thống nhất của Tòa án nhân dân tối cao, về lâu dài thì cần hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động để có sự thống nhất nhận thức pháp luật trong ngành Tòa án.
- Hoàn thiện cơ chế Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong giải quyết các tranh chấp lao động.
Trong hoạt động của Tòa án, vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mang tính quyết định. Bởi đó là những người nhân danh quyền lực nhà nước làm trọng tài phán xử về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tranh chấp.
Hoạt động tố tụng của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quyết định hiệu quả xét xử của Tòa án trong thực tiễn.
Theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-BCT ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 48 và 49 về cải cách tƣ pháp thì công tác xét xử của Tòa án là trọng tâm của hoạt động cải cách tƣ pháp. Trong đó khâu quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và công tác xét xử nói riêng vẫn là con người, mà cụ thể trong công tác xét xử là đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thƣ ký. Pháp luật hiện hành của Việt Nam, đã có những quy định về điều kiện, nguyên tắc về hình thành đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cho ngành Tòa án và cơ chế hoạt động tố tụng. Tuy nhiên sự quy định này đã bắt đầu thể hiện sự lạc hậu, không còn phù hợp và không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Chúng ta chưa tiếp cận được với kinh nghiệm của các nước về cơ chế hình thành đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân về phương thức đào tạo và kỹ năng nghiệp vụ. Phạm vi quyền hạn trách nhiệm của các chủ thể này trong tố tụng cũng chƣa đƣợc xác định một cách cụ thể và phù hợp. Sự hạn chế này đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giải quyết các loại án trong đó có án lao động. Thể hiện là hầu nhƣ ở tất cả các báo cáo tổng kết các năm của ngành Tòa án đều có nêu số lƣợng án bị cải sửa, hủy và án tồn đọng. Báo cáo đều phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục, song chỉ là các biện pháp tạm thời.
Ngành Tòa án chúng ta đang thiếu nghiêm trọng chuyên gia về pháp luật để phục vụ cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước; vì vậy khi tình hình kinh tế xã hội thay đổi, đòi hỏi cán bộ tòa án đƣợc bồi dƣỡng những kiến thức mới thì Trường cán bộ Tòa án không thể đáp ứng được. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xét xử của ngành Tòa án.
Như vậy, trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế thị trường hiện nay, chất lƣợng, trình độ xét xử của các Thẩm phán và Hội thẩm tham gia giải quyết các loại án là vấn đề vô cùng quan trọng, nó thể hiện sức mạnh của nền tƣ pháp, thể hiện tính chuyên nghiệp nhƣ thế nào. Vì vậy việc nâng cao năng lực, chất lƣợng đào đạo và xây dựng cơ chế pháp lý cho đội ngũ này sẽ là cơ sở thực hiện thành công trong nội dung cải cách tƣ pháp.