Chuẩn bị xét xử

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 58 - 65)

Thời hạn tố tụng giải quyết tranh chấp lao động là hai tháng tính từ ngày thụ lý vụ án và có thể gia hạn không quá 01 tháng đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan. Theo quy định thì thời hạn giải quyết vụ án lao động là hai tháng, trƣờng hợp đặc biệt cũng không đƣợc quá ba tháng (điểm b khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự), nhƣng thực tế ở Tòa cấp sơ thẩm thời hạn giải quyết vụ án lao động trung bình là từ 4 - 5 tháng.

Để đảm bảo cho việc xét xử đúng nguyên tắc và thuận lợi tòa án phải thực hiện các công việc sau đây:

- Thông báo thụ lý vụ án: Thông báo cho bị đơn và ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan biết nội dung đơn kiện và nhận lại các văn bản trả lời và tài liệu liên quan của những ngƣời nói trên.

Thời hạn gửi thông báo cho bị đơn và những ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là 3 ngày tính từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn quy định cho bị đơn và những ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gửi ý kiến trả lời và

tài liệu liên quan về tòa án là 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc thông báo. Hết thời hạn này mà tòa án không nhận đƣợc ý kiến bằng văn bản thì tòa án tiếp tục giải quyết vụ án. Theo quy định này, việc tiếp tục giải quyết vụ án không phụ thuộc vào việc có nhận đƣợc hay không nhận đƣợc các văn bản trả lời hoặc các tài liệu liên quan của bị đơn và những ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, mặc dù có thể có những yếu tố khách quan, chủ quan chi phối việc trả lời hoặc gửi tới Tòa án những tài liệu liên quan đó (ví dụ: thiên tai, địch họa, ốm đau, tai nạn, sự chậm trễ của Bƣu điện...).

- Xác minh, thu thập chứng cứ:

Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp lao động, một vụ án tranh chấp lao động đƣợc giải quyết khách quan, chính xác là các tình tiết, các chứng cứ của vụ án đó đƣợc xem xét, đánh giá, kết luận một cách đầy đủ, khách quan, toàn diện; các quyết định phải đúng pháp luật. Do đó việc xác minh, thu thập chứng cứ có ý nghĩa quan trọng để giải quyết một cách khách quan, chính xác các tranh chấp lao động.

Thẩm phán phải tiến hành một số biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ nếu thấy đƣơng sự đã cung cấp và bổ sung tài liệu nhƣng chƣa đủ cơ sở để giải quyết vụ án và khi đƣơng sự có yêu cầu (thể hiện bằng văn bản riêng, biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất…). Thẩm phán thực hiện thu thập chứng sau: Ghi lời khai của đƣơng sự; lấy lời khai; trƣng cầu giám định; thu thập các chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lƣu giữ trong trƣờng hợp đƣơng sự không thể tự mình thu thập đƣợc; quyết định thẩm định, định giá tài sản tranh chấp; quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trƣờng hợp cần thiết…

Tranh chấp lao động thƣờng liên quan đến nhiều vấn đề rất phức tạp nhƣ: định mức lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động và vệ sinh lao động, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp v.v... do đó việc xác minh, thu thập chứng cứ là rất cần thiết. Các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ

sẽ có thể đƣợc tiến hành bằng những con đƣờng khác nhau: trong quá trình chuẩn bị xét xử, khi tiến hành xét xử, trực tiếp hoặc thông qua các hoạt động của các chủ thể khác. Hơn nữa, chứng cứ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để chứng minh trong một vụ kiện, do đó tòa án phải cân nhắc và thận trọng trong việc xác minh, thu thập các chứng cứ và tài liệu liên quan để đảm bảo tính khách quan của việc quyết định.

Theo Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự thì các đƣơng sự có nghĩa vụ đƣa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình; đồng thời tại khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì trong trƣờng hợp do Bộ luật quy định Thẩm phán có thể tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ. Nhƣ vậy bên cạnh nghĩa vụ của các đƣơng sự là phải cung cấp chứng cứ thì trách nhiệm của Thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ cũng rất quan trọng. Đƣơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ nhƣng trách nhiệm của Thẩm phán phải xác minh các chứng cứ đó có căn cứ hay không, nhất là trong tình hình xã hội ta hiện nay, trình độ và ý thức pháp luật của nhân dân còn hạn chế. Hơn nữa nhiều chứng cứ của vụ án lại do Cơ quan nhà nƣớc lƣu giữ vì vậy các đƣơng sự không thể biết và yêu cầu cơ quan nhà nƣớc cung cấp. Vì vậy, trách nhiệm của Thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ là cần thiết.

Ví dụ: Tranh chấp xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải giữa chị Trần Thu Hƣờng với Công ty liên doanh trƣờng Quốc tế Hà Nội.

Nội dung vụ án:

Chị Hƣờng vào làm việc tại Công ty liên doanh trƣờng Quốc tế Hà Nội từ tháng 9/1996, có ký kết hợp đồng lao động, công việc làm kế toán.

Ngày 21/3/2006 cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nƣớc xảy ra tại trƣờng Quốc tế Hà Nội, cùng ngày chị Hƣờng bị khởi tố bị can và bị bắt tạm giam.

Ngày 15/3/2007, cơ quan an ninh điều tra có bản kết luận điều tra số 57 truy tố chị Hƣờng về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày 11/6/2007 cơ quan điều tra có quyết định đình chỉ điều tra đối với chị Hƣờng.

Ngày 26/11/2007 Công ty liên doanh trƣờng Quốc tế Hà Nội ra quyết định kỷ luật sa thải đối với chị Hƣờng.

Chị Hƣờng xác định việc Trƣờng quốc tế xử lý kỷ luật chị theo hình thức sa thải là trái pháp luật vì đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật nên yêu cầu Công ty hủy bỏ quyết định sa thải, bồi thƣờng cho chị các khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Tại bản án lao động sơ thẩm số 02/2009/LĐ-ST ngày 28/9/2009 của Tòa án nhân dân quận Ba Đình đã xử: Không chấp nhận yêu cầu của chị Hƣờng về việc hủy bỏ Quyết định số 111 về hình thức kỷ luật "sa thải" của Công ty liên doanh trƣờng quốc tế Hà Nội….

Ngày 07/10/2009, chị Hƣờng có đơn kháng cáo toàn bộ án sơ thẩm. Tại bản án lao động phúc thẩm số 17/2009/LĐ-PT ngày 30/12/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định: Hủy bản án lao động sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân quận Ba Đình giải quyết lại vụ án.

Lý do hủy án sơ thẩm:

- Đại diện Công ty xác nhận Công ty chƣa có nội quy lao động. Bản án sơ thẩm không xem xét đến việc công ty có nội quy lao động hay chƣa mà đã xử chấp nhận quyết định sa thải của công ty và xử bác yêu cầu của ngƣời lao động là không đúng quy định của pháp luật.

- Ngày 15/3/2007 là ngày cơ quan điều tra có kết luận đối với hành vi vi phạm của chị Hƣờng xảy ra tại trƣờng Quốc tế. Do đó thời hiệu để xử lý kỷ luật đối với ngƣời lao động đƣợc tính kể từ ngày có kết luận điều tra. Tuy nhiên bản án sơ thẩm đã không thu thập chứng cứ tại cơ quan điều tra mà đã chấp nhận yêu cầu của công ty liên doanh trƣờng Quốc tế Hà Nội cho rằng

công ty không biết kết luận điều tra nên không biết sai phạm của chị Hƣờng là thiếu căn cứ.

Nhƣ vậy có thể thấy trong vụ án này Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án phải có trách nhiệm xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc khởi tố, điều tra vụ án mà chị Hƣờng có liên quan, đồng thời yêu cầu Công ty liên doanh trƣờng Quốc tế Hà Nội cung cấp nội quy lao động để xác định quyền lợi, nghĩa vụ của chị Hƣờng theo nội quy lao động của cơ quan. Những tài liệu, chứng cứ này đƣơng sự có thể cung cấp, hoặc cũng có thể không tự cung cấp đƣợc, khi đó trách nhiệm của Thẩm phán phải tiến hành các biện pháp tố tụng cần thiết để làm rõ nội dụng vụ án và ra các quyết định đúng pháp luật. Chính vì vậy, việc tăng thêm quyền của Thẩm phán trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ là cần thiết. Qua công tác xét xử giám đốc thẩm các vụ án dân sự trong thời gian qua thấy rằng một số quyết định giám đốc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm; giao hồ sơ cho tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại vì lý do "Tòa án hai cấp chƣa xác minh, thu thập đƣợc đầy đủ chứng cứ nên quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đều không có cơ sở vững chắc". Điều đó chứng tỏ việc xác minh, thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng. Việc tuyệt đối hóa nghĩa vụ chứng minh của đƣơng sự và không đề cao tinh thần trách nhiệm của thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ là thực tế cần xem xét.

Qua lần sửa đổi, bổ sung năm 2011, nhà làm luật đã mở rộng quyền của thẩm phán trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, tuy nhiên việc xác định "trong các trƣờng hợp do Bộ luật này quy định" là nhƣ thế nào, bởi lẽ qua hệ thống các điều khoản đã đƣợc sửa đổi, bổ sung đều chƣa đƣa ra các trƣờng hợp Bộ luật quy định thẩm phán đƣợc thu thập tài liệu, chứng cứ.

Theo chúng tôi để nâng cao vai trò trách nhiệm của Thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh của đƣơng sự có thể sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự theo hƣớng: "Trong

trƣờng hợp đƣơng sự không thể tự mình thu thập đƣợc chứng cứ và có yêu cầu hoặc Thẩm phán thấy cần thiết phải thu thập chứng cứ thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ...".

Nhƣ vậy, Thẩm phán có thể tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ trong hai trƣờng hợp: Thứ nhất: khi đƣơng sự không thể tự mình thu thập chứng cứ và có yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ; Thứ hai: khi Thẩm phán thấy cần thiết phải thu thập chứng cứ thì mới làm rõ đƣợc các tình tiết trong vụ án.

- Thủ tục hòa giải: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, Tòa án không đƣợc hòa giải những tranh chấp lao động phát sinh từ các giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, nếu việc hòa giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó. Nếu các bên chỉ tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải để các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó.

Quy định trên cho thấy, tòa án chỉ xem xét, đánh giá chứng cứ theo yêu cầu của các bên để giải quyết tranh chấp đúng pháp luật. Từ việc khởi kiện, đƣa ra yêu cầu, cung cấp chứng cứ, nhờ luật sƣ, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu… hoàn toàn do đƣơng sự chủ động quyết định. Nếu các bên hòa giải đƣợc thì tòa án sẽ xem xét chấp nhận bằng thủ tục công nhận hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự. Quyết định này có giá trị pháp lý thi hành nhƣ bản án có hiệu lực.

Cũng nằm trong quá trình tố tụng nhƣng việc hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử có một vị trí quan trọng đặc biệt. Hòa giải trƣớc khi mở phiên tòa một mặt đảm bảo cho các bên thực hiện đƣợc quyền tự định đoạt của họ, mặt khác sẽ có thể chấm dứt quá trình tố tụng ngay sau khi tiến hành hòa giải. Điều đó vừa giảm bớt gánh nặng cho tòa án, vừa có thể tạo ra hòa khí để các

bên tiếp tục hợp tác với nhau, vừa có thể giảm bớt những chi phí về thời gian và tiền bạc cho quá trình tố tụng và cho chính các bên tranh chấp.

Hòa giải là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của tòa án. Điều này có nguồn gốc từ việc đảm bảo quyền tự do - tự nguyện, bình đẳng và hợp tác của các bên trong việc xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ lao động vì mục tiêu của sản xuất- kinh doanh. Do đó pháp luật quy định rằng: "Trƣớc khi quyết định mở phiên tòa, tòa án tiến hành hòa giải để các đƣơng sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án".

Trong quá trình hòa giải, nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ phải có mặt. Theo quy định của pháp luật, nếu nguyên đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu nguyên đơn có văn bản yêu cầu không tiến hành hòa giải hoặc đƣơng sự không phải là nguyên đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải không thành và ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử.

Nhƣ vậy, việc có mặt của nguyên đơn ngay tại giai đoạn hòa giải không chỉ ảnh hƣởng tới kết quả của việc giải quyết tranh chấp lao động mà còn có ý nghĩa đảm bảo giữ đƣợc số phận thực tế của quyền khởi kiện. Việc vắng mặt của các đƣơng sự khác có thể chỉ là lý do để tòa án công nhận rằng các bên không có nhu cầu hay thiện chí về việc hòa giải, để tòa án có cơ sở "ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử". Nhƣng nếu nguyên đơn không có mặt đến lần thứ hai mà không có lý do chính đáng thì vụ kiện coi nhƣ bị đóng lại. Điều đó, về mặt pháp lý không đồng nghĩa với việc nguyên đơn không có nhu cầu hòa giải mà là đồng nghĩa với việc nguyên đơn không có nhu cầu giải quyết vụ án nữa mặc dù đã khởi kiện trƣớc đó.

Nếu thông qua hòa giải, các đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định

công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự, quyết định này có hiệu lực pháp luật. Trong trƣờng hợp các đƣơng sự không thể thỏa thuận đƣợc với nhau thì tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Biên bản hòa giải không thành tạo ra hiệu quả pháp lý giống nhƣ trƣờng hợp đƣơng sự không phải là nguyên đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng. Trong cả hai trƣờng hợp đó thì tòa án đều có quyền đóng cánh cửa hòa giải lại và mở cánh cửa thứ hai của quá trình tố tụng, đó là đƣa vụ án lao động ra xét xử.

Trƣờng hợp các bên thỏa thuận đƣợc với nhau, tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Trên cơ sở biên bản hòa giải thành đó, tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự. Đây là một sự kiện pháp lý đặc

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật Việt Nam (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)