Dựa vào hệ thống báo cáo tổng kết hoạt động xét xử hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao, báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trƣớc Quốc hội cho thấy tình hình thực tế thụ lý, giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về lao động nhƣ sau:
- Năm 2005, "Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 976/1129 vụ việc đã thụ lý, đạt 86,4%" [42]
Ngày 01/01/2005 Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực, nhiều vụ án lao động trƣớc đây thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh nay thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Vì vậy số lƣợng án lao động Tòa án cấp huyện thụ lý năm 2005 tămg hơn cùng kỳ năm 2004.
Nhìn chung án lao động có tăng, nhƣng không nhiều và phần lớn vẫn tập trung ở một số thành phố lớn và những khu công nghiệp nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dƣơng, Đồng Nai… Những vụ án lao động vẫn là các vụ án về tranh chấp lao động cá nhân và phần lớn là những tranh chấp lao động không đòi hỏi phải qua hòa giải cơ sở trƣớc khi khởi kiện tại Tòa án. Đối với cá vụ án về tranh chấp lao động tập thể và việc giải quyết đình công Tòa án vẫn chƣa thụ lý vụ nào.
- Năm 2006, "Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 969/1043 vụ việc đã thụ lý, đạt 92,9%" [46].
Năm 2006, số lƣợng án tranh chấp lao động tăng nhiều, nội dung tranh chấp ngày càng đa dạng và phức tạp. Một số lĩnh vực tranh chấp xảy ra tƣơng đối nhiều và gay gắt nhƣ lĩnh vực xuất khẩu lao động. Đặc biệt trong thời gian triển khai thực hiện Nghị định số 41/2002/NDD-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dƣ do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc, đã phát sinh nhiều vụ việc tranh chấp. Một số địa phƣơng, trƣớc đây ít hoặc không có án tranh chấp lao động thì năm 2006 xảy ra tƣơng đối nhiều nhƣ Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng, Đăk Lăk….
- Năm 2007, "Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 1338/1423 vụ
việc đã thụ lý, đạt 97,5%" [54].
So với các năm trƣớc, số lƣợng các vụ án tranh chấp lao động năm 2007 đã thụ lý, giải quyết cả ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm đều tăng. Số các địa phƣơng có án lao động cũng tăng nhanh, từ khoảng trên 20 tỉnh, thành phố trong năm 2006 lên khoảng gần 40 tỉnh, thành phố trong năm 2007. Những năm trƣớc tuyệt đại đa số các vụ án lao động là do ngƣời lao động khởi kiện thì nay xuất hiện ngày càng nhiều vụ án do ngƣời sử dụng lao động khởi kiện về việc bị ngƣời lao động đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại; những vụ án này thƣờng rất phức tạp vì có liên quan đến hoạt động quản lý tài chính, tài sản của doanh nghiệp. Đặc biệt lần đầu tiên, Tòa án thụ lý đơn yêu cầu giải quyết việc lao động, nhƣ: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thụ lý đơn yêu cầu kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp. Đây là việc mới đối với các Tòa án.
- Năm 2008, "Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 1734/2042 vụ
việc đã thụ lý, đạt 84,9%" [55].
Trong năm 2008, số lƣợng vụ án lao động tăng khá lớn so với năm 2007 (tăng 679 vụ). Tranh chấp vẫn chủ yếu tập trung ở những loại tranh chấp về "đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động", "kỷ luật lao động theo hình
thức sa thải", "tiền trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động". Đặc biệt trong năm 2008 đã xuất hiện những yêu cầu về "xét tính hợp pháp của cuộc đình công" (hiện có khoảng 10 yêu cầu đƣợc đƣa đến Tòa án). So với những năm trƣớc đây là sự tăng đột biến (năm 2007 chỉ có một việc).
- Năm 2009, "Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 1890/2054 vụ
việc đã thụ lý, đạt 92%" [56].
Trong năm 2009 các Tòa án địa phƣơng đã tiếp nhận 03 trƣờng hợp doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp. Tuy nhiên cả 03 trƣờng hợp đều không đủ điều kiện thụ lý, Tòa án đã trả lại đơn yêu cầu 02 trƣờng hợp, đình chỉ giải quyết 01 trƣờng hợp.
Bảng 3.1: Số liệu thụ lý, giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo thủ tục sơ thẩm từ năm 2005 - 2009
Năm Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ (%)
2005 950 812 85,5
2006 820 760 92,7
2007 1022 962 94,1
2008 1701 1430 84,1
2009 1764 1634 92,6
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Bảng 3.2: Số liệu thụ lý, giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo thủ tục phúc thẩm từ năm 2005 - 2009
Năm Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ (%)
2005 174 159 91,4
2006 205 193 94,1
2007 244 240 98,4
2008 187 155 82,9
2009 222 194 87,4
Bảng 3.3: Số liệu thụ lý, giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm từ năm 2005 - 2009
Năm Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ (%)
2005 5 5 100
2006 18 16 88,9
2007 157 136 86,7
2008 154 149 96,75
2009 68 62 91,2
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả xét xử các vụ án lao động tại Tòa án từ năm 2005 - 2009
Năm Y án Tỷ lệ Sửa án Tỷ lệ Hủy án Tỷ lệ
2005 904 92,6 51 5,2 21 2,2
2006 878 90,6 69 7,1 22 2,3
2007 1213 90,65 88 6,6 37 2,8
2008 1653 95,3 57 3,3 24 1,4
2009 1807 95,6 52 2,75 31 1,6
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Qua số liệu đã tổng kết có thể thấy số lƣợng tranh chấp lao động giải quyết tại Tòa án có chiều hƣớng tăng. Tuy nhiên 100% các vụ án lao động mà tòa án các cấp đã thụ lý giải quyết là tranh chấp lao động cá nhân; chỉ có 02 vụ tranh chấp lao động tập thể đƣợc đƣa đến tòa án (Hà Nội 01 vụ và Hải Phòng 01 vụ) nhƣng sau đó tòa án đình chỉ giải quyết. Tranh chấp lao động xảy ra trong thực tế khá nhiều nhƣng số vụ việc đƣợc đƣa đến tòa án thì rất ít. Số lƣợng các vụ án lao động xảy ra chủ yếu ở các địa phƣơng có nhiều cơ sở kinh tế công nghiệp nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa - Vũng Tàu... Đối với các địa phƣơng phía Bắc, tranh chấp lao động xảy ra tại các doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm phần lớn; còn ở các địa phƣơng phía Nam thì chủ yếu là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Về các loại tranh chấp, trong những năm qua tranh chấp xảy ra chủ yếu là những tranh chấp về chấm
dứt hợp đồng lao động và tranh chấp về kỷ luật lao động. Trong vài năm trở lại đây, hai loại tranh chấp nói trên vẫn là chủ yếu nhƣng đồng thời phát sinh thêm một số loại tranh chấp mà những năm trƣớc đây ít xảy ra nhƣng tranh chấp đòi tiền lƣơng, thu nhập, về đòi bồi thƣờng thiệt hại, đặc biệt là các tranh chấp về bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó tính chất của các tranh chấp ngày càng phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp gay gắt, các đƣơng sự khiếu kiện kéo dài. Tình trạng khiếu kiện vƣợt cấp cũng gia tăng.