-Sư có một số khách đến thăm thường xuyên quá Trong

Một phần của tài liệu minh-sat-tu-tap-ts-ajahn-naeb-dd-thich-phap-thong-dich (Trang 173 - 175)

II. PHỤ LỤC THẨM VẤN THIỀN SINH (tiếp theo)

A: -Sư có một số khách đến thăm thường xuyên quá Trong

thời gian này, sư không nên để cho nhiều người đến thăm sư như vậy, bởi vì sự viếng thăm của họ sẽ làm suy yếu lục căn thu thúc giới (indriyasamvarasīla) của sư. Nếu lục căn thu thúc giới không hoàn mãn, định không thể phát sanh; và không có định, dĩ nhiên tuệ không thể sanh. Tất cả ba yếu tố này phải khởi sanh cùng nhau trong sát-na hiện tại. Nếu có khách, dù sư không muốn nói, sư cũng phải nói.

Cách thực hành là sư phải quán Danh-Sắc nào khởi lên vào lúc đó. Nếu Danh-Sắc không khởi, tà kiến cho rằng đó là "Ta" vẫn còn, và sư không thể tách tà kiến cho đó là "Ta" ra khỏi. Thương và ghét khởi lên và diệt. Nhưng sư không biết cái gì thương, cái gì ghét cả. Thương là danh hợp với tham; ghét là danh phối hợp với sân. Nếu sư không biết, sư sẽ nghĩ là "sư thương", "sư ghét", thế là sư không thể tách "sư" ra khỏi cái thương ghét ấy được. Vì vậy, khi sư thực hành, sư phải luôn luôn thấy mọi thứ chỉ là danh hoặc sắc; và sư cũng phải biết đó là danh gì, sắc gì, chẳng hạn như sắc ngồi, danh nghe,... Sư nói rằng sư đã thấy khổ, điều đó đúng. Nhưng tà kiến nghĩ rằng "Sư" cảm thấy khổ vẫn hiện hữu. Sư biết tại sao không? Bởi vì sư không yoniso (tác ý chân chánh). Sư phải thấy rằng sắc ngồi khổ, chứ không phải sư. Sư không quán sắc đúng, bởi vì sư đã quên đi điều quan trọng này (yoniso).

Cảm nhận và suy nghĩ khác nhau. Sư đã biết điều này. Do vậy, đừng lầm lẫn chúng.

Ðiều quan trọng là sư phải biết rõ lý do. Sư phải làm điều này với tác ý chân chánh. Chẳng hạn, trong kinh Anuruddha (Anuruddha-sutta), Ngài A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất (Sāriputta) lý do tại sao, mặc dù vị ấy có thiên nhãn có thể thấy được tất cả vũ trụ, có nhiệt tâm tinh tấn, có chánh niệm vững chắc, nhưng vẫn không thể doạn trừ được các lậu hoặc. Ngài Xá-lợi-phất giải thích rằng, cách thấy tất cả vũ trụ của Anuruddha ấy là mạn (maṇa) và mạn này là đối tượng của phiền não, do vậy phiền não có thể xen vào. Cách nghĩ rằng ta nhiệt tâm tinh tấn và chánh niệm vững chắc, là trạo cử (uddhacca). Và cách vị ấy quan tâm đến việc chưa đoạn trừ được các lậu hoặc như vậy là hối quá (kukkucca). Vì thế, Ngài Xá-lợi-phất mới bảo vị ấy cần phải loại bỏ những cảm giác này.

Phiền não vi tế như vậy đấy. Sư phải có yonisomanasikāra (tác ý chân chánh) mới có thể thấy được. Vì thế, phận sự của sư là thực hành liên tục. Dù sư có thành công hay không, điều ấy không quan trọng. Sư đến đây thực hành là để tiêu diệt những gì che án sự thực (chân lý). Ngay như Ngài

Anuruddha với thắng trí như vậy mà vẫn còn phiền não nữa

huống chi chúng ta. Ngày nay chúng ta được may mắn hơn, bởi vì không phải hành thiền định trước hoặc phải đạt đến các thắng trí trước khi hành minh sát. Chúng ta có thể lấy tham, sân, si làm đối tượng để hành vipassanā

(cittanupassanā: - niệm tâm). Nếu sư phải hành thiền định

trước, ắt hẳn rất khó, bởi vì sư phải hành qua hai giai đoạn (chứng thiền trước, rồi mới chuyển sang vipassanā), như vậy phải tốn nhiều thời gian. Bây giờ sư có thể hành chỉ một giai đoạn thôi mà vẫn loại trừ được phiền não.

(Vị sư người Hoa)

Một phần của tài liệu minh-sat-tu-tap-ts-ajahn-naeb-dd-thich-phap-thong-dich (Trang 173 - 175)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w