Tập Ðế Samudayasacca

Một phần của tài liệu minh-sat-tu-tap-ts-ajahn-naeb-dd-thich-phap-thong-dich (Trang 32 - 33)

IV. TỨ THÁNH ÐẾ (ARIYASACCA)

2. Tập Ðế Samudayasacca

Tập đế -- Thánh đế thứ hai -- là nhân sanh của khổ, được xem là ái hay tanhā. Có ba loại ái:

a) Dục ái -- Kāmatanhā, tức là sự tham muốn của năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) đối với năm dục trưởng dưỡng hay năm trần cảnh (kāmaguṇa -- sắc, thanh, hương, vị, xúc khả ái). Nếu không có sự khả ái trong các dục trần thì sẽ không có dục ái. Chẳng hạn, nếu hành giả có lục căn thu thúc giới (indriyasamvarasīla) đối với các căn, hành giả sẽ không có dục ái vào lúc đó. Dục ái hoàn toàn bị tẩy trừ ở A-na-hàm đạo (Anagamimagga) -- tức khi hành giả trở thành vị Thánh Bất Lai.

b) Hữu ái -- Bhavatanhā. Bhava nghĩa đen là "trở thành", ở đây muốn nói đến sự hiện hữu, tái tục và luân lưu trong vòng luân hồi. Có ba mươi mốt cõi hữu, hay trạng thái trở thành, từ việc sanh trong các cõi khổ đến các cõi trời cao nhất. Chính bhavatanhā này khiến cho con người, dù bệnh hoạn, dù trọng thương hay tàn tật,... vẫn bám vào sự sống và rất sợ chết. Hữu ái được đoạn trừ ở A-la-hán đạo.

c) Phi hữu ái -- Vibhavatanhā. Ðây là quan niệm của những người chủ trương "sự đoạn diệt", thường gọi là "đoạn kiến" cho rằng chỉ có một kiếp sống duy nhất và chết là hết. Do quan niệm chỉ có một kiếp sống duy nhất như vậy, những người chủ trương đoạn kiến này muốn hưởng thụ lạc thú càng nhiều càng tốt khi còn sống. Sát-na Nhập Lưu Ðạo sẽ diệt được phi hữu ái này.

Tất cả mọi người đều có dục ái, nhưng từ dục ái này, chúng ta hoặc có hữu ái, hoặc có phi hữu ái, nghĩa là nó tùy thuộc vào sự khát khao hiện hữu hoặc không hiện hữu của mỗi cá

nhân. Cả ba loại ái kể trên dẫn đến sự tái sanh trong một cuộc sống mới.

Một phần của tài liệu minh-sat-tu-tap-ts-ajahn-naeb-dd-thich-phap-thong-dich (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w