Phóng tâm (uddhacca)

Một phần của tài liệu minh-sat-tu-tap-ts-ajahn-naeb-dd-thich-phap-thong-dich (Trang 90 - 91)

III. LUẬN VỀ PHÁP HÀNH

6. Phóng tâm (uddhacca)

Một trong những nguyên nhân sanh phóng tâm là có quá nhiều tinh tấn (ātāpī). Nhiệt tâm quá mức này khiến cho hành giả xua đuổi phóng tâm và làm cho nó trở nên tệ hại hơn. Phóng tâm là danh; phóng tâm là thực tánh, và cũng là một đối tượng nằm trong Pháp Tùy Quán

(Dhammānupassanā) của Tứ Niệm Xứ, bởi vì nó là vô thường,

khổ và vô ngã. Phóng tâm dạy cho ta biết rằng danh nằm ngoài sự kiểm soát (vô ngã).

Mục đích của pháp hành minh sát là nhằm tiêu diệt tham - sân (abhijjha - domanassa) với tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Nếu hành giả thích định, đó là tham. Nhưng nếu hành giả không thích phóng tâm khi nó phát sanh chỉ vì nó không phải định, điều đó tạo ra sân. Trong cả hai trường hợp, hành giả đều không thể tiêu diệt tham và sân. Vì thế, đối với phóng tâm, không nên có thái độ thích hay không thích.

Hành giả thực hành minh sát là để phát triển thiện pháp (kusala). Nhưng, thay vào đó lại gặt bất thiện pháp (akusala), bởi vì đã khởi tâm sân với phóng tâm. Sự sân hận này là do thiếu trí tuệ, đặc biệt là tác ý chân chánh. Tác ý chân chánh biết phóng tâm là danh, phóng tâm là thực tánh bởi vì nó vô thường, khổ và vô ngã. Phóng tâm nảy sanh là vì ba danh quán sát không còn ở trong sát-na hiện tại. khi hành giả nhận ra phóng tâm là danh (tâm sở), nó sẽ biến mất, và ba danh sẽ trở lại với sát-na hiện tại. Ðừng theo dõi "câu

chuyện" (dòng suy nghĩ) của phóng tâm. Nếu không, phóng tâm này sẽ dẫn hành giả đi càng lúc càng xa khỏi sát-na hiện tại. Nếu hành giả biết "câu chuyện" là hành giả đã không có sự tỉnh thức. Nếu hành giả có sự tỉnh thức, hành giả sẽ không biết "câu chuyện". Chỉ đơn giản nhận ra nó là phóng tâm và tâm sẽ tự động trở lại với sát-na hiện tại.

Khi hành giả trở lại với sát-na hiện tại, hành giả sẽ thấy sắc ngồi rất rõ. Ðược như vậy là vì lúc này, hành giả không phải cố gắng để thấy sắc ngồi (do không có phiền não). Ðây là tâm có chánh niệm -- tỉnh giác hay sự tỉnh thức -- và cần được duy trì, song không nên cưỡng buộc. Việc thực hành này là để quán Danh-Sắc như một khán giả, không nên cố gắng thay đổi hay kiểm soát chúng. Sau khi đã có kinh nghiệm nhiều hơn trong pháp hành, "con vượn tâm" (tâm lang thang) sẽ trở nên thuần hóa, và hành giả sẽ trú trong sát-na hiện tại thường xuyên. Lúc ấy, việc bắt cảnh hiện tại hay sát-na hiện tại sẽ dễ dàng hơn đối với hành giả.

Một phần của tài liệu minh-sat-tu-tap-ts-ajahn-naeb-dd-thich-phap-thong-dich (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w