II. PHỤ LỤC THẨM VẤN THIỀN SINH (tiếp theo) (Ngày khác Vị sư đầu tiên)
A: -Sư nghĩ đó là Pháp như thế nào? Mệt mỏi là thực tánh
Pháp, bởi vì khổ là đối tượng của Pháp. Sư đến đây thực hành để thấy khổ. Sư càng thấy khổ, sư sẽ càng nhàm chán (yếm ly) đối với khổ. Khi sư thấy ít khổ sư sẽ không nhận chân được nó. Chẳng hạn, thọ khổ trong tứ oai nghi. Khi sư bị khổ nhiều, sư không còn muốn nhìn vào nó nữa. Chẳng hạn như khi sư bị bệnh. Phớt lờ khổ làm cho sư thoải mái, nhưng sư không thể đoạn tận khổ theo cách đó. Thực sự mà nói thì ai cũng có khổ, nhưng họ không thực chứng Thánh đế này. Tại sao? Bởi vì họ muốn cứu chữa cái khổ đó, hoặc làm cho nó biến mất. Khổ thì có rất nhiều, nhưng họ nghĩ rằng nó vô ích, bởi vì khổ chỉ làm cho họ khó chịu, làm cho họ yếu đuối, mệt mỏi. Nếu họ không quán sát cái khổ ấy, làm sao họ có thể đạt đến Thánh đế được, bởi vì khổ là Ariyasacca (Thánh đế). Khi khổ khởi lên, thường sẽ có hai loại -- khổ thọ (dukkha
vedanā) hoặc hành khổ (sankhāra dukkha). Nhưng hành giả
rất khó thấy, khó nhận ra. Ðiều này có nghĩa là ngay cả khi thay đổi oai nghi cũng có khổ. Khổ tướng (dukha lakkhana) -- tức Tam tướng và Khổ Thánh đế (Dukkha Ariyasacca) thậm chí còn khó hơn nữa. Khổ thọ (cái đau thông thường nơi các oai nghi) rất dễ thấy, và hành giả có thể giác ngộ nhờ quán nó.
Ðiều quan trọng ở đây, nếu không muốn nói là tất yếu, là đừng bao giờ thay đổi oai nghi bởi vì sư nghĩ là sẽ được ngồi để thực hành, hay đi để thấy sắc đi, thay vì oai nghi phải thay đổi đơn giản là vì khổ cần được chữa, thế thôi.
(Vị sư đầu tiên)