III. LUẬN VỀ PHÁP HÀNH
4) Udayabbayañāṇa Sanh Diệt Tuệ
Ðây là trí tuệ nhận ra sự sanh và diệt của Danh-Sắc, và tính tương tục - santati (ảo tưởng về một sự liên tục của thân tâm) -- giờ đây được thấy như là những trạng thái của Danh và Sắc, chúng thực sự tách biệt trong sát-na hiện tại của sự minh sát (vipassanā). Ở giai đoạn Tuệ này, hành giả thấy Danh và Sắc sanh diệt cùng một lần. Thực ra, theo Ðức Phật, Danh sanh và diệt nhanh hơn Sắc gấp 17 lần, nhưng sự quán sát của hành giả không đủ nhanh để thấy được điều này. Hành giả thấy cả hai (nāma và rūpa) sanh và diệt cùng nhau. Tuệ này cho phép hành giả thấy rõ tam tướng trong Danh- Sắc, và nó có thể tẩy trừ phiền não ngủ ngầm trong tâm (nāma), đó là ái (taṇhā), ngã mạn (ảo tưởng về tự ngã), kiến (diṭṭhi), và các điên đảo tưởng (vipallāsa).
Sanh Diệt Tuệ còn cho hành giả biết là mình có đang theo đúng đạo lộ hay không. Nếu đạo lộ chân chánh, nó sẽ dẫn đến Niết bàn. Trí hiểu biết về chánh đạo này gọi là tuệ minh sát. Nếu đạo lộ không đúng thì đó là những phiền não của tuệ -- có mười tuỳ phiền não loại này, từ Pāli gọi là
Vipassanūpakkilesa (Tùy phiền não trong thiền minh sát --
xem chi tiết ở những đoạn sau).
Nếu các tuỳ phiền não có mặt, điều đó có nghĩa sự thanh tịnh của hành giả không đủ để phát hiện ra chúng, bởi vì phiền não (kilesa) rất sâu kín và trí tuệ yếu thì khó có thể khám phá ra nó. Phiền não phát sanh ở đây là do có quá nhiều định, chính định này kéo hành giả ra khỏi tuệ minh sát,
làm cho hành giả lầm chấp vào những hiện tượng khác mà cứ ngỡ đó là Niết bàn. Các hiện tượng này bao gồm hào quang sáng chói, hỷ lạc và sự an tịnh cực mạnh. Hành giả nào đã từng hành thiền định trong quá khứ và đã phát triển được định này sẽ thấy rằng, nếu định tâm xảy ra thường xuyên, nó sẽ là một chướng ngại lớn cho tuệ minh sát. Tín (saddhā) và tinh tấn quá nhiều cũng có thể là một chướng ngại. Mười tùy phiền não này có thể rất quyến rũ, vì vậy mà hành giả thường bị kéo vào trong các cảnh ấy và nghĩ rằng đó là Niết bàn, thậm chí còn không tin lời của vị thiền sư khi họ giải thích. Nếu hành giả không thể thoát khỏi các tuỳ phiền não này, hành giả không thể tiếp tục đi lên những tầng Tuệ cao hơn được .
Ðạo tri kiến tịnh (Paṭipadāñāṇadas-sanavisuḍḍhi) hay Thanh tịnh tri kiến liên quan đến đạo lộ chân chánh. Ðạo tri kiến tịnh này nảy sanh trong Tuệ thứ tư, nếu như pháp hành đúng. Sở dĩ tuệ này được gọi là Ðạo tri kiến tịnh vì đó là con đường đúng đắn không lẫn phiền não, tham ái và si mê. Cả ba đặc tánh hay Tam tướng [1] đều được thấy rõ trong tuệ sanh diệt này, vì thế nó rất là quan trọng. Trí tuệ càng mạnh thì phiền não càng bị trừ diệt nhiều hơn. Khi việc quán sát Sắc trở nên rõ ràng, hành giả cũng sẽ tự thấy Danh.
Các tuỳ phiền não trong minh sát (vipassa-nūpakkilesa), như đã đề cập ở trước, có mười:
Hào quang (obhāsa). Khi hành giả thấy ánh sáng phát ra
quanh mình, hành giả có thể nghĩ rằng mình đã đạt đến Niết bàn, do đó cảm thấy thoả mãn với cảm giác này, làm cho ái phát sanh. Ðây là tà kiến, chính tự ngã của hành giả đã nghĩ như vậy.
Trí tuệ (ñāṇa). Một số hành giả phát sanh trí tuệ nhạy bén
thấu rõ pháp học và nghĩ mãi đến nó. Sự kiện này sẽ kéo hành giả ra khỏi sát-na hiện tại.
Hỷ (pīti). Do hành giả có quá nhiều định (samàdhi) nên cảm
thiền minh sát, hành giả không thể có hỷ, bởi vì việc quán tam tướng không dẫn đến thọ hỷ.
An tịnh (passaddhi). Có lúc, một trạng thái rất an lạc sẽ phát
sanh, trạng thái này cũng phát xuất từ việc có quá nhiều định. Tam tướng không thể được chứng ngộ với an tịnh, và dĩ nhiên trí tuệ cũng không thể phát triển từ trạng thái ấy.
Lạc (sukha). Thọ lạc cũng là do có quá nhiều định. Khi lạc
sanh, hành giả không thể thấy khổ (dukkha).
Quyết tín (adhimokkha -- saddhā). Ðức tin kiên quyết này
khiến hành giả nghĩ rằng mình đã thấy Niết bàn, và thường không tin ngay cả vị thiền sư là thầy của mình, khi vị này giải thích (ngược lại với những gì hành giả nghĩ là đúng). Sự kiện này phát sanh do có quá nhiều đức tin và ít trí tuệ (thông thường thì tín và tuệ phải được quân bình).
Tinh cần (paggaha). Tinh tấn thái quá có thể làm cho hành
giả mệt mỏi, tâm không trong sáng và dễ bị phóng tâm. Thường thường, tinh tấn và định phải được quân bình. Quá nhiều tinh tấn dẫn đến phóng tâm; trong khi định thái quá thì khiến hành giả ngưng hành (quán).
Niệm (upaṭṭhāna). Niệm thái quá có thể đưa đến định thái quá
và hành giả sẽ thấy các ấn chứng (nimitta, các tướng xuất hiện trước mắt hành giả). Khi đó, đối tượng Danh-Sắc sẽ mất, tức là hành giả không còn trong sát-na hiện tại, do đó không thể tiếp tục quán sát được nữa.
Xả (upekkhā). Có khi xả phát sanh và hành giả tưởng lầm
mình không còn phiền não nữa -- nghĩa là các phiền não đã bị Niết bàn tẩy trừ -- mà thực ra, phiền não vẫn còn nguyên; tham, sân, si chỉ tạm thời vắng mặt. Ở giai đoạn này, hành giả không thể tiếp tục việc thực hành của mình được cho đến khi nhận ra các tuỳ phiền não này.
Dục cầu (nikanti). Hành giả cảm thấy vui thích với các tuỳ
phiền não trên và thoả mãn khi duy trì được nó. Do đó, hành giả không thể tiếp tục việc thực hành của mình.
Vipassanūpakkilesa là phiền não của thiền minh sát, chúng
nảy sanh vì định thái quá. Những tuỳ phiền não này cho hành giả quan kiến sai lầm rằng mình đã đạt đến trạng thái không còn phiền não hay đạt đến Niết bàn. Chính do cảm giác này mà hành giả nghĩ "Ta" đã đạt đến Niết bàn, và dĩ nhiên cảm giác ấy là bất tịnh, bởi vì nó được nảy sinh từ sự thực hành với một cái "Ta" ở trong tâm. (Ðây không phải là
vipassanā, bởi vì vipassanā không thực hành với một cái
"Ta").
Cảm giác này rất tốt đối với thiền chỉ, nhưng không có lợi cho thiền minh sát (vipassanā). Thiền chỉ đòi hỏi phải có định tâm mạnh, bởi vì thiền chỉ cần phát triển các ấn chứng (nimitta), nhưng thiền minh sát lại không.
Các tuỳ phiền não này sẽ không phát sanh ở ba loại hành giả:
- Hành giả nào không hành Vipassanā đúng cách. Trong trường hợp này, các phiền não cũng khởi lên nhưng không gọi là những phiền não của thiền tuệ hay tuỳ phiền não được .
- Hành giả nào tinh tấn yếu. Do yếu tinh tấn, định sẽ không phát sanh.
- Hành giả đã là bậc Thánh (Ariya) và biết đạo lộ chân chánh.
Khi hành giả loại trừ được các tuỳ phiền não, không mấy chốc, hành giả sẽ thấy sự sanh và diệt của Danh và Sắc thật rõ ràng. Trong Thất Tịnh thì Tuệ thứ tư này cho đến Tuệ thứ mười một (Anuloma: Thuận Thứ Tuệ) được gọi là
Paṭipadāñāṇadassanavisuḍḍhi -- Ðạo Tri Kiến Tịnh.