- Niệm (sati) là sự chú tâm nơi đối tượng trong pháp hành
(không nên nhầm lẫn với sự "chú ý", chỉ là "tưởng" - sañña - trong đời sống hàng ngày). Tất cả niệm đều là thiện (kusala) và có hai loại:
Trong đời sống bình nhật hay trong lãnh vực hiệp thế, niệm luôn có mặt khi thực hiện các thiện nghiệp với ý thức, ví dụ, khi cúng dường vật thực cho các vị tỳ kheo...
Trong pháp hành Tứ Niệm Xứ, đối tượng được nhận thức là Danh-Sắc trong sát-na hiện tại, niệm được dùng với nghĩa là "chánh niệm".
- Tỉnh giác (sampajañña) là sự nhận biết đối tượng trong
pháp hành. Nó luôn được dùng chung với chánh niệm. Chẳng hạn, chú tâm đến oai nghi ngồi là niệm, biết oai nghi đó là
sắc ngồi là nhiệm vụ của tỉnh giác. Khi chánh niệm -- tỉnh giác hợp chung với nhau, nó được gọi là sự "tỉnh thức" (tiếng Thái gọi là rusuthua). Chánh niệm -- tỉnh giác được kinh điển mô tả như là những "pháp hỗ trợ chính" để đạt đến chánh kiến và chứng ngộ Thánh Ðạo. Ba pháp tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác ở trên được gọi là Ba Danh (Yogavacara).
Có bốn pháp hỗ trợ chánh niệm - tỉnh giác:
1) Sống trong trú xứ hay môi trường thích hợp (như sanh trong một trú xứ có Giáo Pháp của Ðức Phật).
2) Thân cận bậc thiện nhân -- những người thông hiểu pháp hành vipassanà để chấm dứt khổ.
3) Tự xác định chánh đạo (có ước muốn mạnh mẽ, và không thối chuyển trong việc đoạn tận khổ).
4) Ðã từng tạo phước thiện (trong các kiếp quá khứ -
pubbekatapuññatā).