Phải Sư quán như vậy rất đúng Tuy nhiên, khi đã biết

Một phần của tài liệu minh-sat-tu-tap-ts-ajahn-naeb-dd-thich-phap-thong-dich (Trang 155 - 156)

II. PHỤ LỤC THẨM VẤN THIỀN SINH (tiếp theo) (Ngày khác Vị sư đầu tiên)

A: Phải Sư quán như vậy rất đúng Tuy nhiên, khi đã biết

phóng tâm nảy sanh rồi thì sư phải trở lại quán sắc ngồi, hay một sắc nào khác mà sư đang quán. Ðừng để cho đến khi phóng tâm biến mất mới trở lại quán sắc và cũng đừng tác ý đến câu chuyện phóng tâm. Sư phải thấy đó như là danh phóng tâm (chứ không phải sư). Câu chuyện phóng tâm thuộc về sự thực chế định (paññatti), không phải sự thực tối hậu hay thực tánh (paramattha hay sabhāva). Còn phóng tâm tự nó là sự thực tối hậu (thực tánh). Phóng tâm rất dễ thấy. Nếu biết điều này, sẽ rất có lợi cho sư trong việc phát triển trí tuệ. Bởi vì phóng tâm là danh, phóng tâm nằm ngoài sự kiểm soát của sư, nó không phải là "Ta".

Quý sư đến thực hành thiền minh sát, nhờ vậy quý sư có thể thấy bản chất của Danh-Sắc theo những cách khác. Tam Tạng Kinh Ðiển (Tipitaka) không phải ở đâu khác, nó ở chính trong quý sư. Chúng ta đến đây thực hành minh sát, các phận sự khác không phải là chuyện quan tâm của quý sư. Phận sự của quý sư là thực hành làm sao để tam tướng trong Danh-Sắc được hiển lộ. Tuy nhiên, dù cho trí tuệ có sanh hay không cũng đừng bận tâm. Phương pháp mà quý sư sử dụng để làm hiển lộ tam tướng phải bao gồm luôn cả yoniso (tác ý chân chánh). Ðây là điều hết sức quan trọng.

Tôi mong quý sư sẽ hiểu được sự khác biệt giữa cái biết nảy sinh từ định và cái biết nảy sanh từ tuệ. Nếu cái biết đó không phải là thực tánh như nó thực sự là, thì cái biết đó chỉ là định. Khi sư quán cái thấy, sư phải biết rằng cái thấy ấy là định; biết "danh" thấy là tỉnh giác (sampajañña), hay trí tuệ.

Nếu quý sư nhận ra thực tánh như chúng thực sự là, đó là chân lý và cũng là trí tuệ.

Cả hai quý sư đều đã hiểu pháp hành và việc thực hành của quý sư cũng khả quan hơn. Hai sư đều ở trong sát-na hiện tại được thường xuyên như vậy là rất tốt.

(Ngày khác. Vị sư thứ nhất)

A: - Sư có chướng ngại gì trong việc thực hành không?T: - Không nhiều lắm, chỉ một ít thôi. T: - Không nhiều lắm, chỉ một ít thôi.

Một phần của tài liệu minh-sat-tu-tap-ts-ajahn-naeb-dd-thich-phap-thong-dich (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w