II. PHỤ LỤC: THẨM VẤN THIỀN SINH
A: -Sư phải ghi nhận danh nào và sắc nào sư đang quán, và
sư đang ở trong oai nghi nào vào lúc sư thấy khổ. Cách sư thấy được khổ như vậy là pháp hành đúng. Ðó chính là nhân làm phát sanh tuệ minh sát (vipassanā paññā).
Khi thay đổi oai nghi sư phải biết lý do tại sao sư thay đổi. Và biết rằng khổ buộc sư phải thay đổi oai nghi. Ðừng cảm giác rằng sư muốn thay đổi, mà phải nhận ra rằng khổ buộc sư phải thay đổi. Nếu như sư dự định để trở thành một bậc thầy dạy thiền, sư phải biết nhân và quả. Chẳng hạn, khi sư đang quán, sư phải luôn luôn có sự tỉnh thức đối với danh và sắc. Tại sao? Bởi vì các pháp chỉ là Danh-Sắc, không có gì khác ngoài chúng. Ðiều này sẽ thay đổi tà kiến nghĩ rằng có một tự ngã. Lúc ấy Tuệ phân biệt danh sắc (Nāma-rūpa
pariccheda-ñāṇa) sẽ theo sau. Ðây là Tuệ thứ nhất trong 16
tuệ minh sát khởi lên, Tuệ này được gọi là Kiến tịnh (diṭṭhi
visuddhi).
Sư cần phải hiểu rõ sự khác nhau giữa việc biết Danh-Sắc bằng lý thuyết và biết bằng thực hành. Cũng như sư phải biết danh nào và sắc nào sư đang quán, chẳng hạn như sắc ngồi, danh nghe v.v... Bởi vì nếu sư chỉ quán Danh-Sắc suông thì không thể nào diệt được nguyên khối tưởng -- ghana saññā -- che án vô ngã tính (anatta).
Ngoài việc biết danh nào, sắc nào ra, sư còn phải biết chúng trong sát-na hiện tại nữa. Sư phải ghi nhận lý do tại sao mỗi khi cần làm một điều gì và làm vì mục đích gì.
Tâm được xem là rất thú vị, điều đó hợp với người còn muốn phiền não, nhưng nó không ích gì đối với người đang mong muốn giải thoát khỏi phiền não. Sư nghiên cứu lý thuyết, song chỉ biết những tên gọi suông như sắc nào, danh nào hoặc phiền não loại gì v.v... Ðến khi thực hành sư đã thấy nó nhưng vẫn không biết. Ðức Phật dạy, "Sabhāva dhamma (thực tánh pháp) lúc nào cũng hiện hữu, nhưng nó thật khó thấy."
(Ngày khác. Vị sư đầu tiên)