Lê Thị Chi ( 2013), “Phân tích hiệu quả tài chính của cây hành tím
huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng”. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô
hình hồi quy đa biến để phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của việc sản xuất hành tím trên địa bàn huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, tác giả định nghĩa biến phụ thuộc là mức lợi nhuận bình quân trên 1000m2 đất sản xuất hành tím được tính bằng đồng/1000m2. Các yếu tố có tác động đến lợi nhuận: trình độ học vấn của chủ hộ, áp dụng tiến bộ KH-KT, số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, đơn giá bán hành tím ( đồng/kg), đơn giá bán hành giống, đơn giá lao động thuê, đơn giá phân DAP và đơn giá thuốc trừ sâu, tất cả tính bình quân trên 1000m2.
Đặng Thị Thanh ( 2012), ”Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình
Cánh đồng mẫu lớn ở huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ”. Nghiên cứu này
nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất của mô hình Cánh đồng mẫu lớn, tìm ra những thuận lợi và khó khăn mà nông hộ còn gặp phải trong quá trình tham gia sản xuất từ đó đề xuất ra giải pháp khắc phục. Trong bài viết, tác giả đưa ra 3 mục tiêu cụ thể và sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng mục tiêu đưa ra. Cụ thể:
15
- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng sản xuất lúa theo mô hình Cánh đồng mẫu lớn của nông hộ.
- Mục tiêu 2: sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình, so sánh hiệu quả giữa những hộ có và không tham gia mô hình. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy đa biến để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình.
- Mục tiêu 3: Dựa vào những phân tích từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình.
Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012), “ Giải pháp nâng
cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo – trường hợp Cánh đồng mẫu lớn tại An Giang”. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí (CBA) để phân tích thu nhập của nông hộ.Từ đó tính các chỉ tiêu tài chính để so sánh hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính giữa hai nhóm nông hộ có và chưa tham gia mô hình Cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh An Giang. Đối với mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình, tác giả sử dụng công cụ hồi quy tương quan để giải thích mối quan hệ giữa lợi nhuận với các yếu tố được đưa vào mô hình. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu quả của nhóm nông hộ có tham gia mô hình cao và ổn định hơn so với nhóm hộ chưa tham gia mô hình Cánh đồng mẫu lớn. Đây là cơ sở để tiếp tục phát triển mô hình canh tác lúa này trong tương lai.
16
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN