Điều kiện Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 32)

3.1.3.1 Kinh tế

Đời sống kinh tế cư dân huyện Tân Hiệp đạt mức khá trong tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 12,57%.

3.1.3.2 Văn hóa- Xã hội- Giáo dục

Với dân số hiện nay là 144.596 người, huyện Tân Hiệp gồm 29.680 hộ, trong đó 78% số hộ có tham gia sản xuất nông nghiệp. Về mặt văn hóa, trên địa bàn huyện chủ yếu là người dân tộc kinh và một số ít dân tộc khác, bên cạnh đó, đây được xem là huyện có đông đồng bào theo đạo Công giáo nhiều nhất trong tỉnh, chiếm gần 40% dân số.

Về giáo dục: Với đội ngũ giáo viên 1624 người và 1137 phòng học đã đáp ứng đủ cho 37.060 học sinh của huyện.

Định hướng cho học sinh: những học sinh sau khi tốt nghiệp cấp III đã thi vào các trường Đại học, Cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp. Số còn lại là những học sinh đã nghỉ khi chưa tốt nghiệp cấp II, III, hoặc tốt nghiệp mà không đi học thêm thì được khuyến khích học nghề tại trường dạy nghề của huyện. Dần dần xây dựng được một đội ngũ tri thức, giải quyết được tình trạng thất nghiệp tại địa phương.

Trong những năm gần đây, đời sống vật chất của người dân ngày được cải thiện, cùng với đó là đời sống tinh thần của người dân cũng ngày được nâng lên, các chương trình khuyến nông, giới thiệu sản phẩm, các cuộc thi, hội chợ, ca nhạc,…đã về không chỉ ở Thị trấn mà còn lan xuốn các xã nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi đã góp phần xua tan sự hẻo lánh của vùng đồng quê, đồng thời nó cũng dần làm thay đổi diện mạo của huyện Tân Hiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)