Phân tích về chi phí lao động

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 48)

Chi phí lao động trung bình vụ Đông Xuân của nhóm hộ trong mô hình CĐL là 158.627đồng/công, thấp hơn 5.621đồng/công so với vụ Hè Thu và

thấp hơn 23.044đồng/công so với nhóm hộ ngoài mô hình. Chi phí lao động trung bình vụ Hè Thu của nhóm hộ ngoài mô hình là 199.605đồng/công, cao hơn 17.934đồng/công so với vụ Đông Xuân và cao hơn 35.357đồng/công so với nhóm hộ trong mô hình CĐL. Để giải thích cho sự chênh lệch trên, ta xét các yếu tố:

Xét về yếu tổ mùa vụ, vụ Hè Thu có điều kiện khí hậu thời tiết bất lợi hơn so với vụ Đông Xuân nên gây nhiều dịch bệnh. Từ việc gia tăng lượng lúa giống gieo sạ, lượng phân bón và tăng số lần phun thuốc BVTV nên chi phí lao động tăng lên, ngoài ra chi phí làm cỏ là không đáng kể vì hầu hết các hộ đều xử lý bằng cách phun thuốc diệt cỏ mầm. Chi phí thuê lao động thuê mướn có nhiều cách tính khác nhau và đơn giá khác nhau. Cụ thể:

Bảng 4.10: Chi phí thuê lao động

Đơn vị tính Đơn giá

Ngâm giống Đồng/người 150.000

Gieo sạ Đồng/công 1300m2 30.000 - 45.000

Bón phân Đồng/bao 50kg 50.000

Phun thuốc BVTV Đồng/bình 25 lít 7.000 - 14.000

Dặm lúa Đồng/ngày công 100.000 - 120.000

35

So sánh giữa 2 nhóm nông hộ, nhóm nông hộ trong mô hình CĐL áp dụng sạ thưa kết hợp với việc sử dụng phân bón cũng như thuốc BVTV ít hơn giúp lúa sau khi sạ sẽ trúng hơn, giảm được chi phí thuê lao động trong khâu dặm lúa, bón phân và phun thuốc so với nhóm hộ ngoài mô hình.

Về chi phí lao động gia đình, trung bình mỗi hộ chỉ có khoảng 2 lao động tham gia sản xuất lúa (Khảo sát 80 hộ, 2014). Chi phí lao động gia đình chủ yếu được tính trong khâu ngâm giống và dặm lúa, những chi phí còn lại không đáng kể.

4.3.5Chi phí khác

Chi phí khác trung bình vụ Đông Xuân của nhóm hộ trong mô hình CĐL là 492.407đồng/công, cao hơn 9.798đồng/công so với vụ Hè Thu và cao hơn 37.962đồng/công so với nhóm hộ ngoài mô hình. Chi phí khác trung bình vụ Hè Thu của nhóm hộ ngoài mô hình là 439.201đồng/công, thấp hơn 15.244đồng/công so với vụ Đông Xuân và thấp hơn 43.408đồng/công so với nhóm hộ trong mô hình CĐL. Chi phí khác chủ yếu được gom lại từ chi phí làm đât, chi phí bơm nước, chi phí thu hoạch và các loại chi phí nhỏ không đáng kể. Nhìn chung loại chi phí này có sự chênh lệch không nhiều khi so sánh giữa 2 vụ và so sánh giữa 2 nhóm nông hộ. Tuy nhiên xét chi tiết:

- Về chi phí làm đất, cày,trục được tính giá 180.000đồng/công tầm lớn đối với vụ Đông Xuân, 160.000 – 180.000đồng/công tầm lớn đối với vụ Hè Thu.

- Về chi phí bơm nước, đối với những hộ tham gia mô hình CĐL đều vào trạm bơm nên được tính với đơn giá 30.000đồng/công, mỗi vụ bơm nước 4 lần.

- Về chi phí thu hoạch, tất cả các hộ đều thu hoạch bằng máy GĐLH, tùy theo địa phương và mức độ đứng cây của lúa mà có những đơn giá tính khác nhau. Giá vụ Đông Xuân giao động khoảng 220.000- 250.000đồng/ công tầm lớn. Vụ Hè Thu từ 230.000 – 350.000đồng/công tầm lớn.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA TRONG VIỆC SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG

4.4.1 Năng suất lúa

Một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của người nông dân là năng suất lúa. Với cùng một mức chi phí như nhau, giá bán như nhau thì nông hộ nào sản xuất lúa đạt năng suất cao hơn sẽ thu lại được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp còn chịu sự ảnh hưởng mạnh của thời tiết

36

và nhiều yếu tố khác, kỹ thuật canh tác cũng như những yếu tố đầu vào của mỗi hộ là không giống nhau nên năng suất thường có sự chênh lệch.

Bảng 4.11: Năng suất lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014 của hai nhóm nông hộ trong và ngoài mô hình Cánh đồng lớn huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang

Đv tính: kg/1000m2

Vụ Đông Xuân 2013-2014 Hè Thu 2014 Nhóm hộ CĐL NCĐL CĐL NCĐL Lớn nhất 1.071,4 1.013,3 938,5 808,8 Nhỏ nhất 769,2 710,0 486,5 533,8 Trung bình 884,5 822,5 611,4 652,3 Độ lệch chuẩn 59,2 63,6 34,8 47,3 Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

Sự chênh lệch giữa 2 nhóm nông hộ được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

884.5 611.4 822.5 652.3 0 200 400 600 800 1000 ĐX 2013-2014 HT 2014 kg CĐL NCĐL Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

Hình 4.3: Biểu đồ năng suất lúa trung bình của nông hộ huyện Tân Hiệp Qua bảng 4.11 và hình 4.3 ta thấy, năng suất lúa bình quân vụ Đông Xuân của nhóm hộ trong mô hình CĐL đạt 884,5kg/công, cao hơn 273,1kg/công so với vụ Hè Thu và cao hơn 62kg/công so với nhóm hộ ngoài mô hình. Năng suất lúa bình quân vụ Hè Thu của nhóm hộ ngoài mô hình đạt 652,3kg/công, thấp hơn 170,2kg/công so với vụ Đông Xuân nhưng cao hơn 40,9kg/công so với nhóm hộ trong mô hình. Xét về yếu tố mùa vụ kết hợp với kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm của nông dân cho biết, năng suất lúa bình quân vụ Hè Thu luôn thấp hơn vụ Đông Xuân, giao động chỉ từ 450- 950kg/công, chủ yếu do thời tiết không thuận lợi, gây nhiều sâu hại dịch bệnh và thất thoát sau thu hoạch lớn. Tuy nhiên, so sánh giữa hai nhóm nông hộ thì năng suất lúa trung bình có sự chênh lệch không lớn, thậm chí vụ Hè Thu,

37

nhóm hộ ngoài mô hình có năng suất trung bình cao hơn so với nhóm hộ trong mô hình. Vụ Hè Thu, nhóm nông hộ trong mô hình vẫn được khuyến cáo xuống giống đồng loạt loại lúa chất lượng cao là OM5451 và OM7347, còn nhóm nông hộ ngoài mô hình đa phần là lựa chọn loại giống lúa hàng hóa cho năng suất cao, chủ yếu là IR50404. Mặt khác, các loại giống này có thời gian sinh trưởng khác nhau, giống OM7347 từ 95-100 ngày, giống OM5451 từ 90- 95 ngày, trong khi đó giống IR50404 chỉ từ 85-90 ngày nên nhóm hộ ngoài mô hình thường thu hoạch sớm hơn so với nhóm hộ trong mô hình, tránh được rủi ro thời tiết nên cho năng suất cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.2 Giá bán lúa

Huyện Tân Hiệp có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên các thương lái từ khắp vùng ĐBSCL đến thu mua rất nhiều, chủ yếu là các ghe Đồng Tháp, Thốt Nốt (Cần Thơ), An Giang, Long An,….. Tuy nhiên, bề rộng các con kênh còn hạn chế, những cây cầu vồng ở một số kênh còn thấp, chỉ đủ để các loại ghe với trọng tải chứa lúa trung bình và nhỏ lưu thông. Trong khi đó, các hộ thường thu hoạch đồng loạt cách nhau chỉ khoảng 1 tuần, điều kiện địa phương còn hạn chế về khâu sấy và dự trữ nên thường nông dân còn bị các thương lái ép giá. Giá lúa được cả hai bên thương lượng nhưng được dựa trên giá thị trường và nghiêng về phía thương lái. Giá lúa lên xuống từng ngày, chính vì vậy, trước thời gian thu hoạch khoảng 1 vài ngày, thương lái thường xuống tận ruộng của nông dân hoặc nhờ môi giới đến xem lúa rồi đặt cọc trước. Về phía nông dân, đa phần họ muốn được đặt cọc vì lo sợ giá lúa xuống hoặc mưa gió sẽ làm cho hạt lúa xấu đi, bán không được giá và thậm chí là thu hoạch ồ ạt có thể dẫn đến không bán được lúa.

Bảng 4.12: Giá lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014

Đv tính: đồng/kg

Vụ Đông Xuân 2013-2014 Hè Thu 2014 Nhóm hộ CĐL NCĐL CĐL NCĐL Lớn nhất 5.600,0 6.200,0 5.100,0 4.900,0 Nhỏ nhất 4.700,0 4.250,0 4.500,0 3.900,0 Trung bình 5,010,0 4.654,0 4.882,5 4.344,0 Độ lệch chuẩn 108,5 311,9 202,5 155,5 Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

Qua bảng 4.12 ta thấy, nhìn chung giá lúa vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu và giá lúa của nhóm hộ trong mô hình CĐL bán được cao hơn so với nhóm hộ ngoài mô hình. Nếu xét về cùng một loại giống lúa thì thông

38

thường chất lượng hạt vụ Đông Xuân luôn cao hơn so với vụ Hè Thu. Bên cạnh đó, đối với nhóm hộ trong mô hình CĐL, đơn giá bán lúa trung bình vụ Đông Xuân là 5.010đồng/kg, cao hơn 127,5đồng/kg so với vụ Hè Thu và cao hơn 356đồng/kg so với nhóm hộ ngoài mô hình là do giá lúa Jecmine 85 cao hơn so với các loại giống lúa khác. Đối với nhóm nông hộ ngoài mô hình, đơn giá bán lúa bình quân vụ Hè Thu là 4.344đồng/kg, thấp hơn 310đồng/kg so với vụ Đông Xuân và thấp hơn 538,5đồng/kg so với nhóm hộ trong mô hình. Sự chênh lệch lớn nhất là 538,5đồng/kg lúa nói lên sự đánh đổi khi người nông dân lựa chọn sản xuất giống lúa IR50404 cho năng suất cao nhưng phải chịu mức giá bán thấp.

4.4.3 Doanh thu

Doanh thu là số tiền hộ nhận lại được sau cùng trong quá trình sản xuất lúa mỗi vụ trên một đơn vị diện tích.

Trước đây khi KH-KT còn chưa phát triển, nông dân chưa được tập huấn kỹ thuật và tự sản xuất theo kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó việc sử dụng những loại máy móc thô sơ trong sản xuất và thu hoạch bằng hình thức cắt tay làm cho tỷ lệ hạt rơi vãi rất cao, khi bơm nước vào ruộng, những hạt lúa này sẽ nảy mần sinh trưởng như lúa bình thường được người dân gọi là lúa Chéc. Những doanh trại chăn nuôi vịt chạy đồng thường đưa vịt đến những cánh đồng lúa Chéc để mua lại cho vịt ăn. Hơn nữa, thu hoạch bằng hình thức cắt tay thì phải thu gom lúa về một nơi và sử dụng máy tuốt lúa tuốt ra hạt, phần còn lại chất thành đống rơm. Từ các hoạt động trên, doanh thu của nông hộ ngoài việc bán lúa ra còn được phụ thêm từ các khoản bán đồng và bán rơm.

Tuy nhiên, kể từ khi ngành nông nghiệp được Nhà nước ta đặc biệt chú trọng và có nhiều chính sách hỗ trợ thì nông dân được nhiều thuận lợi hơn so với trước đó. Nhờ kỹ thuật canh tác tiến bộ và các công ty thuốc BVTV đã nghiên cứu ra các loại phân thuốc dưỡng cứng cây giúp hạn chế đổ ngã. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng, nổi bật nhất là thu hoạch bằng máy GĐLN đã gói gọn được 3 khâu là cắt lúa, cộ lúa và tuốt lúa, vừa tiết kiệm được chi phí vừa tiết kiệm được thời gian. Điều quan trọng nhất là thu hoạch bằng máy GĐLH thì tỷ lệ thất thoát, rơi vãi hạt chỉ là 3%, trong khi đó thu hoạch bằng hình thức cắt tay từ khâu cắt lúa cho tới khâu tuốt ra hạt thất thoát lên đến 5%. Chính vì vậy, doanh thu của nông hộ hiện nay chỉ còn từ việc bán lúa.

39

Bảng 4.13: Doanh thu vụ Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014

Đv tính: đồng/1000m2

Vụ Đông Xuân 2013-2014 Hè Thu 2014 Nhóm hộ CĐL NCĐL CĐL NCĐL Lớn nhất 5.036.538 5.246.154 4.410.769 3.505.385 Nhỏ nhất 3.969.754 3.128.654 2.238.077 2.381.539 Trung bình 4.424.818 3.827.934 2.984.333 2.833.333 Độ lệch chuẩn 238.263 392.922 220.155 234.659 Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

Từ bảng 4.13 ta rút ra nhận xét: doanh thu trung bình vụ Đông Xuân của nhóm hộ trong mô hình CĐL là 4.424.818đồng/công, cao hơn 1.440.485đồng/công so với vụ Hè Thu và cao hơn 596.884đồng/công so với nhóm hộ ngoài mô hình. Doanh thu trung bình vụ Hè Thu của nhóm hộ ngoài mô hình là 2.833.333đồng/công, thấp hơn 994.601đồng/công so với vụ Đông Xuân và thấp hơn 151.000đồng/công so với nhóm hộ trong mô hình. Lý do có sự chênh lệch này chủ yếu là do năng suất và giá bán lúa. Đối vụ Đông Xuân, năng suất bình quân và giá bán lúa trung bình của nhóm hộ trong mô hình cao hơn so với nhóm ngoài mô hình nên doanh trung bình giữa 2 nhóm nông hộ này có sự chênh lệch lớn. Đối với vụ Hè Thu, năng suất lúa trung bình của nhóm hộ ngoài mô hình có cao hơn so với nhóm hộ trong mô hình, tuy nhiên do sự chênh lệch lớn về giá bán lúa nên doanh thu của nhóm hộ trong mô hình vẫn cao hơn so với nhóm ngoài mô hình.

4.4.4 Lợi nhuận

Lợi nhuận là sự mong muốn cuối cùng của nông hộ, lợi nhuận cao sẽ là động lực để hộ tiếp tục và mở rộng đầu tư vào sản xuất. Để có lợi nhuận cao, hộ cần phải tiết kiệm chi phí đầu vào một cách hợp lý để không bị giảm năng suất. Với những kĩ thuật canh tác khác nhau, mỗi hộ có một mức đầu tư chi phí khác nhau, nếu hộ đầu tư quá mức thì lợi nhuận sẽ giảm, thậm chí làm giảm cả năng suất và chất lượng lúa làm cho mức lợi nhuận đã thấp lại thấp hơn.

40

Bảng 4.14: Lợi nhuận vụ Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014

Đv tính: đồng/1000m2

Vụ Đông Xuân 2013-2014 Hè Thu 2014 Nhóm hộ CĐL NCĐL CĐL NCĐL Lớn nhất 3.764.336 3.611.657 3.315.846 1.828.808 Nhỏ nhất 1.599.340 937.750 1.084.949 482.308 Trung bình 2.879.856 2.080.122 1.857.262 1.051.219 Độ lệch chuẩn 332.483 511.210 298.853 256.010 Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

Qua bảng 4.14 ta thấy, lợi nhuận trung bình vụ Đông Xuân của nhóm hộ trong mô hình CĐL là 2.879.856đồng/công, cao hơn 1.022.594đồng/công so với vụ Hè Thu và cao hơn 799.734đồng/công so với nhóm hộ ngoài mô hình. Lợi nhuận trung bình vụ Hè Thu của nhóm hộ ngoài mô hình là 1.051.219đồng/công, thấp hơn 1.028.903đồng/công so với vụ Đông Xuân và

thấp hơn 806.043đồng/công so với nhóm hộ trong mô hình CĐL. Bên cạnh đó, có hộ chỉ đạt lợi nhuận 482.308đồng/công. Những hộ có lợi nhuận thấp thường là do đầu tư chi phí quá cao nhưng năng suất lúa thấp hoặc kém chất lượng nên giá bán không được cao.

4.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH GIỮA HAI NHÓM NÔNG HỘ TRONG VÀ NGOÀI MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI HUYỆN TÂN TRONG VÀ NGOÀI MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG

4.5.1 So sánh các chỉ số tài chính giữa hai nhóm nông hộ trong và ngoài mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang ngoài mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang

Việc phân tích các chỉ số tài chính giúp ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu, lợi nhuận, thu nhập, tổng chi phí, chi phí chưa có chi phí cơ hội LĐGĐ với nhau. Các chỉ tiêu tài chính của 2 nhóm nông hộ trong và ngoài mô hình CĐL được thể hiện như sau:

41

Bảng 4.15: Phân tích các chỉ số tài chính của 2 nhóm nông hộ vụ Đông Xuân 2013-2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Trong CĐL Ngoài CĐL Chênh lệch

Mức ý nghĩa (Sig.2 Tailed) Thu nhập (đồng/1000m2) 2.902.757 2.106.758 795.999 0.000 Tổng chi phí (đồng/1000m2) 1.544.961 1.747.812 -202.851 0.002 Doanh thu (đồng/1000m2) 4.424.818 3.827.934 596.884 0.000 Lợi nhuận (đồng/1000m2) 2.879.856 2.080.122 799.734 0.000 Tổng chi phí* (đồng/1000m2) 1.522.061 1.721.186 -199.125 0.002 Doanh thu/chi phí (lần) 2,96 2,24 0,70 0.000 Doanh thu/chi phí* (lần) 3,00 2,28 0,72 0.000 Lợi nhuận/chi phí (lần) 1,96 1,24 0,72 0.000 Lợi nhuận/chi phí* (lần) 1,99 1,26 0,73 0.000 Thu nhập/chi phí* (lần) 2,00 1,28 0,72 0.000

Lợi nhuận/doanh thu (lần) 0,65 0,53 0,12 0.000

Thu nhập/doanh thu (lần) 0,65 0,54 0,11 0.000

Nguồn: Kết quả khảo sát 80 hộ, 2014 Ghi chú: Tổng chi phí*: giá LĐGĐ bằng 0.

42

Bảng 4.16: Phân tích các chỉ số tài chính của 2 nhóm nông hộ vụ Hè Thu 2014

Chỉ tiêu Trong CĐL Ngoài CĐL Chênh lệch

Mức ý nghĩa (Sig.2 Tailed) Thu nhập (đồng/1000m2) 1.881.770 1.079.101 732.669 0.000 Tổng chi phí (đồng/1000m2) 1.553.518 1.782.115 -228.597 0.000 Doanh thu (đồng/1000m2) 2.984.333 2.833.333 151.000 0.033 Lợi nhuận (đồng/1000m2) 1.857.262 1.051.219 806.043 0.000 Tổng chi phí* (đồng/1000m2) 1.529.010 1.754.233 -225.223 0.000 Doanh thu/chi phí (lần) 1,95 1,60 0,35 0.000 Doanh thu/chi phí* (lần) 1,98 1,63 0,35 0.000

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 48)