nhóm nông hộ tham gia mô hình Cánh đồng lớn
Việc được tham gia vào mô hình Cánh đồng lớn hiện đang là khát khao của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang vì họ không thuộc vùng có đủ điều kiện để áp dụng. Chính vì vậy, nhóm nông hộ trong mô hình Cánh đồng lớn bản thân đã có được những lợi thể so sánh nhất định mà nhóm nông hộ ngoài mô hình chưa có được. Tuy nhiên họ vẫn còn có những điểm yếu cần phải khắc phục, kết hợp với những cơ hội và thách thức, tác giả sử dụng công cụ phân tích SWOT giúp đưa ra những nhóm giải pháp để nâng cao tính hiệu quả cho mô hình.
- Điểm mạnh:
+ Được tập huấn các tiến bộ KH-KT, áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất, giúp giảm được chi phí đầu vào, phòng tránh các dịch bệnh kịp thời và tăng năng suất lúa khi sau thu hoạch.
+ Sản phẩm đầu ra chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn VietGap.
+ Được hỗ trợ về một phần về chi phí giống và phân bón lá giúp tiết kiệm chi phí đầu vào.
- Điểm yếu:
+ Hạn chế lao động gia đình làm tăng chi phí thuê lao động.
+ Chưa có điều kiện mua sắm máy cơ giới tiên tiến trong sản xuất, chi phí thuê mướn cao.
+ Chưa được kí hợp đồng bao tiêu đầu ra trong khi thu hoạch ồ ạt, dễ bị thương lái ép giá.
- Cơ hội:
+ Có cơ hội được tiếp cận với những tiến bộ KH-KT
+ Hình thành vùng chuyên canh với sản lượng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP có cơ hội được kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản.
+ Có cơ hội được xuất khẩu, vươn ra thị trường quốc tế. - Thách thức:
55
+ Cần phải kiểm soát các loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro sản xuất do thời tiết và rủi ro tài chính cho các bên tham gia.
+ Thị trường sản phẩm lúa gạo đang cạnh tranh gay gắt trong và ngoài nước, đòi hỏi sản phẩm đầu ra phải đạt chất lượng cao, an toàn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và có nguồn gốc truy xuất rõ ràng.
5.3.2 Ma trận SWOT và những giải pháp đề ra giúp duy trì và phát triển mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang
Bảng 5.1 Ma trận SWOT
SWOT
Điểm mạnh (S)
-S1: Được tập huấn kỹ thuật. -S2: Tiết kiệm được các loại chi phí vật chất đầu vào. - S3: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Điểm yếu (W)
-W1: Chi phí thuê lao động và máy móc cao.
-W2: Giá cả đầu ra chưa ổn định.
Cơ hội (O)
-O1: Tiếp cận với tiến bộ KH-KT -O2: Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. -O3: Xuất khẩu Nhóm biện pháp SO -S1+O1: Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KH-KT. - S1, S2 + O1, O2: Củng cố và phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, tiếp cận với các nhà Doanh nghiệp tạo thị trường đầu ra ổn định. - S3 + O3: Tìm thị trường xuất khẩu ổn định cho sản phẩm gạo chất lượng.
Nhóm biện pháp WO
- W1 + O1: nâng cao trình độ cho lực lượng lao động và đẩy mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng.
-W2 + O2,O3: Cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành địa phương để nắm bắt thông tin, tiếp cận với các nhà Doanh nghiệp để thị trường đầu ra và giá cả ổn định. Thách thức (T) -T1: Nhiều rủi ro -T2: Cạnh tranh gay gắt về chất lượng Nhóm biện pháp ST
-S1+T1: Thường xuyên theo dõi thời tiết và các loại dịch bệnh, áp dụng những tiến bộ KH-KT để kịp thời phòng tránh.
-S2+T1: Tìm kiếm nguồn bao tiêu sản phẩm và kí hợp đồng để giảm rủi ro về giá. -S3+T2: Thắt chặt về chất lượng, đảm bảo được tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu.
Nhóm biện pháp WT
-W1+T1: Tận dụng những chính sách hỗ trợ của địa phương để đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến.
-W2+T1: Tìm kiếm đầu ra ổn định.
-W1,W2+T1,T2: Sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào. Kết hợp với các Viện nghiên cứu để đưa vào sản xuất những giống lúa có phẩm chất tốt.
56
Từ bảng 5.1, dựa vào những nhóm biện pháp, ta rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong sản xuất lúa theo mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang như sau:
- Từ nhóm biện pháp SO: Nông dân được tham gia vào mô hình Cánh đồng lớn nên tham gia đầy đủ và tiếp thu những tiến bộ KH-KT và ứng dụng vào trong sản xuất để. Sử dụng hợp lý lượng giống, phân và thuốc BVTV để giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất và đảm bảo tính an toàn, chất lượng cho sản phẩm hạt gạo đầu ra đạt tiêu chuẩn kí các hợp đồng bao tiêu với các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, để biện pháp này hiệu quả thì sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành tại địa phương là phần quan trọng không thể thiếu để hướng dẫn và nối kết nhà nông với nhà doanh nghiệp.
- Từ nhóm biện pháp WO: Bên cạnh sứ mạng kết nối nhà nông với nhà doanh nghiệp thì sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành địa phương đến người nông dân cần phải sâu và cụ thể hơn nữa. Hỗ trợ nông dân tiếp cận với những chính sách vay vốn để đầu tư trang thiết bị, máy móc tiên tiến vào trong sản xuất để giảm được chi phí đầu vào. Mở thêm nhiều lớp tập huấn kỹ thuật canh tác mới để nâng cao trình độ lao động nông thôn trong quá trình sản xuất lúa.
- Từ nhóm biện pháp ST: Bên cạnh sử dụng nguồn vật tư nông nghiệp phù hợp để tránh được dịch bệnh, nông dân nên thăm đồng thường xuyên, theo dõi tình hình bệnh dịch cũng như diễn biến thời tiết, kết hợp với nhữ kiến thức tập huấn và kinh nghiệm sản xuất để kịp thời ứng phó với rủi ro trong sản xuất. Tạo điều kiện để nông dân được tiếp cận với chính sách “Bảo hiểm nông nghiệp” để nông dân vững tâm sản xuất. Tận dụng thương hiệu là sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP để cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường chưa có được tiêu chuẩn này.
-Từ nhóm biện pháp WT: Từ những khó khăn mà nhà nông còn gặp phải cộng với những thach thức, đe dọa từ bên ngoài, đã đến lúc “4 nhà” cần phải nắm tay kết hợp tạo nên sức mạnh để cùng nhau vượt qua. Hiện tại trên địa bàn huyện Tân Hiệp đã có những Cánh đồng lớn bị bỏ ngang vì sự kết hợp này chưa thực sự hiệu quả. Phải tạo được niềm tin cũng như lợi ích cho tất cả các bên tham gia vào mô hình.
57
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Sản xuất lúa là một ngành nghề gia truyền và mang lại nguồn thu nhập chính cho đa số nông hộ tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang. Qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số nhận định:
Nhìn chung, việc sản xuất lúa mang lại thu nhập cho người nông dân nhưng lợi nhuận tương đối còn thấp. Lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào các loại chi phí đầu, năng suất lúa và giá bán. Các chi phí yếu tố đầu vào trong việc sản xuất ngày càng cao một phần làm giảm đi lợi nhuận của nông hộ. Năng suất lúa là kết quả cuối cùng trong suốt quá trình canh tác mà người nông dân mong đợi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và sự bảo thủ trong việc canh tác lúa làm cho năng suất lúa chưa đạt được mức tối đa. Giá bán lúa được dựa theo giá thị trường, tuy nhiên tùy theo chất lượng của hạt lúa cũng như các loại giống lúa khác nhau mà mỗi nông hộ có một giá bán khác nhau. Việc thu hoạch ồ ạt một vùng nguyên liệu lớn mà chưa có được doanh nghiệp bao tiêu làm cho nông dân bị thiệt thòi do thương lái thu mua ép giá.
Xét về tính hiệu quả của mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang, nhóm nông hộ được tham gia vào mô hình đạt được hiệu quả tài chính cao hơn so với nhóm hộ ngoài mô hình. Tuy nhiên, do thời gian sản xuất lúa là quá dài, với chi phí đầu tư lớn nên cuối cùng trên thực tế, hiệu quả tài chính của nông hộ nói chung vẫn còn chưa cao.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ, cần quan tâm chú trọng đến các loại chi phí đầu tư một cách hợp lý để làm lợi nhuận được tối đa nhưng vẫn không làm giảm đi năng suất lúa.
Việc tham gia sản xuất lua theo mô hình Cánh đồng lớn của nông dân tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu và mang lại nhiều thuận lợi và nhiều cơ hội hơn so với trước khi tham gia. Tuy vậy, hộ tham gia vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn và những thách thức cần được khắc phục, có như vậy mô hình mới thực sự mang lại hiệu quả cho người nông dân.
58
6.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Đối với nông dân : không nên quá bảo thủ trong sản xuất, không nên vì lợi nhuận trước mắt mà không quan tâm đến những thiệt hại về sau này. Nên thường xuyên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, theo dõi những chương trình truyền hình, sách báo, internet,… để củng cố và trao dồi thêm kinh nghiệm sản xuất cũng như tiếp thu được những tiến bộ KH-KT.
- Đối với nhà doanh nghiệp: không được đặt nặng lợi nhuận lên trên hết mà cần phải cân bằng lợi nhuận để nhà nông có động lực tiếp tục sản xuất. Đối với cách doanh nghiệp sản xuất vật tư nông nghiệp, phải quan tâm đến vấn đề an toàn cho người sử dụng, đảm bảo vật tư có chất lượng và giá cả hợp lý cho người nông dân. Về phía các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nên tạo điều kiện kí hợp đồng ổn định với người nông dân để đảm bảo đầu ra cũng như giá cả hợp lý để nông dân không còn quá lo lắng vì bị thương lái ép giá.
- Đối với các nhà Khoa học : cần nghiên cứu ra những yếu tố đầu vào chất lượng giúp nông dân tiết kiệm được chi phí và tăng năng suất cây lúa. Viện Nghiên Cứu và Phát Triển ĐBSL của trường Đại học Cần Thơ cần lai tạo thêm những giống lúa có phẩm chất tốt, chống chịu với thời tiết và cho năng suất cũng như chất lượng hạt gạo cao để đầu ra của nông dân có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Nền Khoa Học của đất nước ta cần nghiên cứu thêm những loại máy móc cơ giới chất lượng tốt, đặc biệt là máy GĐLH giúp nông dân giảm được lượng tổn thất lúa sau khi thi hoạch và giảm được các chi phí thuê máy móc trong quá trình sản xuất.
- Đối với nhà nước: Cần thực hiện tốt các chính sách nông nghiệp để tạo điều kiện cho người nông dân sản xuất lúa hiệu quả, đặc biệt là chính sách tín dụng, chính sách cơ giới hóa giảm tổn thất sau thu hoạch, chính sách nông thôn mới và chính sách bảo hiểm nông nghiệp. Bên cạnh đó các cơ quan ban ngành tại địa phương cần tạo điều kiện giúp người nông dân tiếp cận được những chính sách của nhà nước một cách hiệu quả. Thực hiện tốt sứ mạng là cầu nối giúp “ 3 nhà” còn lại kết hợp với nhau có hiệu quả.
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục trồng trọt, 2012. “Báo cáo kết quả triển khai mô hình Cánh đồng mẫu
lớn trong sản xuất lúa cả nước trong vụ Hè Thu 2011- Đông Xuân 2011-2012 và định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo”. Hà Nội, ngày 18 tháng 7
năm 2012
2. Đặng Thị Thanh, 2012. ”Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình Cánh
đồng mẫu lớn ở huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ”. Luận văn Đại học. Đại
học Cần Thơ.
3. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Huỳnh Thị Đan Xuân, 2010. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế.
Đại học Cần Thơ.
5. Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng, 2012. “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo- trường hợp Cánh đồng mẫu lớn tại An Giang”. Kỷ yếu khoa học 2012: Chuyên đề 2: Lợi thế ngành và phát triển doanh nghiệp, trang 125-132. Đại học Cần Thơ.
6. Lê Thị Chi, 2013. “Phân tích hiệu quả tài chính của cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng”. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
7. Mai Văn Nam, 2008. Giáo Trình nguyên lý thống kê kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.
8. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Thành phố Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Thống Kê.
9. Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Giáo trình kinh tế sản xuất. Đại học Cần Thơ.
10. Nguyễn Phú Son, 2013. Giáo trình Marketing nông nghiệp. Đại học Cần Thơ.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. “Báo cáo tình hình liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo vụ Hè Thu 2014 và kế hoạch vụ Đông Xuân 2014-2015”. Kiên Giang, ngày 25 tháng 8 năm 2014.
12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. “Báo cáo sơ kết sản xuất
vụ Mùa và vụ Đông Xuân 2013-2014 và kế hoạch sản xuất vụ lúa Hè Thu và Thu Đông 2014”. Kiên Giang, ngày 29 tháng 5 năm 2014.
13. Thị Hoa, 2013. ”Phân tích hiệu quả tài chính của hợp tác xã nông nghiệp
Minh An, tỉnh Kiên Giang”. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
14. Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư, 2014. “Báo cáo kết quả thực hiện Cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng VietGAP xã Thạnh Đông A vụ Hè Thu 2014”. Thạnh Đông A, ngày 6 tháng 7 năm 2014.
15. Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư, 2014. “Báo cáo kết quả thực hiện Cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng VietGAP xã Tân Hội vụ Hè Thu 2014”. Tân Hiệp, ngày 9 tháng 8 năm 2014.
60
16. Trần Ngọc Trâm, 2013. ”So sánh hiệu quả tài chính mô hình chuyên canh
lúa và mô hình lúa khoai ở huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn Đại
học. Đại học Cần Thơ.
17. Trần Thị Ái Đông, 2008. Giáo trình kinh tế sản xuất. Đại học Cần Thơ.
18. Trần Quốc Khánh, 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội.
19. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, 2013. “Báo cáo kết quả thực hiện
chương trình Cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng VietGAP vụ Hè Thu 2013 và tiến độ vụ Đông Xuân 2013-2014”. Kiên Giang, ngày 10 tháng 12
năm 2013.
20. Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và
viết đề cương nghiên cứu. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
21. Đ.T.Chánh, 2014. “Máy sạ hàng đổ bộ”. <http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/133255/ky-thuat-nghe-
nong/may-sa-hang-do-bo.html>. [Ngày truy cập: 9 tháng 11 năm 2014].
22. Đ.T.Chánh và Lê Hoàng Vũ, 2014. “Băn khoăn lúa giống cho cánh đồng mẫu lớn”. <http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/114750/ky-thuat- nghe-nong/ban-khoan-lua-giong-cho-canh-dong-mau-lon.html>. [Ngày truy cập: 21 tháng 10 năm 2014].
23. Trường Sinh, 2014. “Liên kết 4 nhà – Xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại”. <http://baoninhbinh.org.vn/lien-ket-4-nha-xu-huong-tat-yeu- cua-nen-nong-nghiep-hien-dai-20140116085919812p2c20.htm>. [Ngày truy cập: 10 tháng 11 năm 2014].
61
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ
Kết quả chạy hồi quy và kiểm định vụ Đông Xuân nhóm hộ trong mô hình CĐL
62
Kết quả chạy hồi quy và kiểm định vụ Đông Xuân nhóm hộ ngoài mô hình CĐL
Kết quả chạy hồi quy và kiểm định vụ Hè Thu nhóm hộ trong mô hình