Phân tích những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận trồng lúa

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 59)

lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 của nông hộ tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang

4.6.1.1 Nhóm nông hộ tham gia mô hình Cánh đồng lớn

Bảng 4.17:Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhóm nông hộ trong mô hình Cánh đồng lớn vụ Đông Xuân 2013-2014

Yếu tố Hệ số Mức ý nghĩa Sai số chuẩn

Hằng số 3.884.386,000 0,000 358.651,900 CP giống 3,097 0,061* 1,595 CP phân -1,002 0,041** 0,472 CP thuốc BVTV -1,202 0,003*** 0,369 CP lao động 0,022 0,989ns 1,556 CP khác -1,458 0,000*** 0,532

Số năm kinh nghiệm 1.377,666 0,745ns 4.202,372 Hệ số R2

F

0,6981 12,72

Prob > F 0,000

Nguồn: Kết quả khảo sát 40 hộ, 2014

Chú thích: ***,**,* và ns: Các hệ số trong mô hình có mức ý nghĩa thống kê tương ứng với các mức ý nghĩa là 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa.

Qua bảng 4.17 ta thấy hệ số R2 bằng 0,6981 nghĩa là sự thay đổi của lợi nhuận thu được từ nhóm nông hộ trong mô hình CĐL vụ Đông Xuân là do ảnh hưởng bởi các yếu tố được xác định trong mô hình là ở mức độ 69,81%, còn lại 30,19% ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.

46

Với 6 biến được đưa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa. Ở mức ý nghĩa 1% có 2 biến là chi phí thuốc BVTV và chi phí khác, ở mức ý nghĩa 5% có 1 biến là chi phí phân bón, ở mức ý nghĩa 10% có 1 biến là chi phí lúa giống và 2 biến còn lại không có ý nghĩa là biến chi phí lao động và số năm kinh nghiệm. Đối với những biến có ý nghĩa, chúng mang một mức ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đầu tư khác nhau của từng nông hộ. Sự tác động cụ thể của từng biến được giải thích như sau:

- Hệ số ước lượng của biến chi phí giống ở mức ý nghĩa 10% và mang giá trị dương cho thấy chi phí giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhóm nông hộ trong mô hình Cánh đồng lớn. Đối với nhóm nông hộ này, họ được tập huấn kỹ thuật và giám sát xuống cùng 1 loại giống nhất định và quy định số lượng cụ thể. Tuy nhiên, do nguồn cung cấp lúa giống của các hộ là khác nhau, đa số các hộ mua giống từ trung tâm giống hoặc tự nhân giống nguyên chủng từ vụ trước thành giống xác nhận nên chi phí giống càng cao tức là loại giống càng có chất lượng, cho năng suất và giá bán cao.

- Hệ số ước lượng của biến chi phí phân bón ở mức ý nghĩa 5% và mang giá trị âm cho thấy chi phí phân bón có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. Thực tế cho thấy,nhóm nông hộ này ở cùng địa phương nên đa số mua phân bón tại một vài cửa hàng VTNN lân cận và kinh nghiệm sản xuất lâu năm nên họ sử dụng các loại phân cũng giống nhau nên giá phân của từng hộ là như nhau. Tuy nhiên, do một số hộ vẫn theo phương thức canh tác truyền thống cho rằng càng bón nhiều phân thì lúa càng cho năng suất cao nên họ sử dụng lượng phân bón nhiều hơn những hộ có tiếp thu tiến bộ KH-KT. Bón quá lượng phân cho phép sẽ làm cho lúa bị đổ ngã, phát sinh các loại bệnh như lem lép hạt, thối cổ bông nên cho năng suất thấp cũng như phẩm chất hạt lúa kém nên làm giảm đi lợi nhuận.

- Hệ số ước lượng của biến chi phí thuốc ở mức ý nghĩa 1% và mang giá trị âm cho thấy chi phí thuốc BVTV có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của nông hộ. Nông dân chủ yếu sử dụng 4 loại thuốc là thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng. Có những hộ sử dụng những loại thuốc với mức giá cao trên thị trường làm giảm đi lợi nhuận sau khi thu hoạch. Mặt khác, có những hộ sử dụng quá nhiều lượng thuốc BVTV hoặc sử dụng không hợp lý, trộn những loại thuốc không phù hợp với nhau làm mất tác dụng thuốc, giảm năng suất lúa và giá bán không cao dẫn đến lợi nhuận giảm.

- Hệ số ước lượng của biến chi phí khác với mức ý nghĩa 1% và mang giá trị âm cho thấy, nếu tăng chi phí khác lên 1 đồng thì lợi nhuận sẽ bị giảm

47

xuống 1,458 đồng. Biến chi phí khác bao gồm chi phí lam đất, chi phí bơm nước và chi phí thu hoạch. Các loại chi phí này có đơn giá càng cao thì lợi nhuận càng giảm.

- Biến chi phí lao động và biến số năm kinh nghiệm không có ý nghĩa được giải thích như sau: Thời tiết vụ Đông Xuân thuận lợi rất nhiều so với vụ Hè Thu nên số ngày công lao động có thể được xem như cố định. Mặt khác, đối với nhóm nông hộ này được tập huấn và theo dõi rất chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật nên yếu tố số năm kinh nghiệm không có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

4.6.1.2 Nhóm nông hộ ngoài mô hình Cánh đồng lớn

Bảng 4.18:Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhóm nông hộ ngoài mô hình Cánh đồng lớn vụ Đông Xuân 2013-2014

Yếu tố Hệ số Mức ý nghĩa Sai số chuẩn

Hằng số 6.404.183,000 0,000 942.729,600 CP giống -0,366 0,782ns 1,314 CP phân -2,294 0,022** 0,956 CP thuốc BVTV -1,680 0,007*** 0,583 CP lao động -5,314 0,010** 1,950 CP khác -3,610 0,032** 1,613

Số năm kinh nghiệm 5.626,572 0,454ns 7.426,638 Hệ số R2

F

0,6347 9,56

Prob > F 0,000

Nguồn: Kết quả khảo sát 40 hộ, 2014

Chú thích: ***,** và ns: Các hệ số trong mô hình có mức ý nghĩa thống kê tương ứng với các mức ý nghĩa là 1%, 5% và không có ý nghĩa.

Qua bảng 4.18 ta thấy hệ số R2 bằng 0,6347 nghĩa là sự thay đổi của lợi nhuận thu được từ nhóm nông hộ ngoài mô hình CĐL vụ Đông Xuân là do ảnh hưởng bởi các yếu tố được xác định trong mô hình là ở mức độ 63,47%, còn lại 36,53% ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Có 4 trong 6 biến đưa vào mô hình có nghĩa. Ở mức ý nghĩa 1% có 1 biến là chi phí thuốc BVTV, ở mức ý nghĩa 5% có 3 biến là biến chi phí phân, chi phí lao động và chi phí khác. Còn lại biến chi phí giống và số năm kinh nghiệm là không có ý nghĩa. Giải thích tương tự như mô hình của nhóm hộ trong CĐL, chi phí phân, chi phí thuốc và chi phí khác càng tăng sẽ càng làm giảm đi lợi nhuận cho nông hộ, số năm

48

kinh nghiệm không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Tuy nhiên đối với nhóm nông hộ này có những điểm khác biệt như sau:

- Biến chi phí giống là không có ý nghĩa, nhưng nói chính xác là không thể dựa vào chi phí giống để đánh giá đến sự tăng giảm lợi nhuận của nông hộ. Lý do là nhóm nông hộ này canh tác tự do, họ sử dụng nhiều loại lúa giống khác nhau và nguồn gốc, chất lượng cũng khác nhau. Điều quan trọng ảnh hưởng đến chi phí giống nữa là mật độ gieo sạ lúa giống, có những hộ sạ rất dày, số lượng giống có thể gấp đôi những hộ trong mô hình CĐL.

- Hệ số ước lượng của biến chi phí lao động ở mức ý nghĩa 5% và mang giá trị âm cho thấy, chi phí lao động càng tăng sẽ càng làm giảm lợi nhuận. Đa số các hộ đều thiếu LĐGĐ và chi phí thuê lao động ở địa phương rất cao. Nhiều hộ sử dụng loại lúa giống kém chất lượng hoặc sạ quá dày làm nên lúa thường bị thất, phải thuê nhiều lao động đi dặm lúa, thuê nhiều lao động vào các việc như bón phân, phun thuốc BVTV cũng làm giảm đi lợi nhuận.

4.6.2 Phân tích những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận trồng lúa vụ Hè Thu 2014 của nông hộ tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang lúa vụ Hè Thu 2014 của nông hộ tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang

4.6.2.1 Nhóm nông hộ tham gia mô hình Cánh đồng lớn

Bảng 4.19:Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhóm nông hộ trong mô hình Cánh đồng lớn vụ Hè Thu 2014

Yếu tố Hệ số Mức ý nghĩa Sai số chuẩn

Hằng số 2.256.634,000 0,004 720.267,900 CP giống -4,158 0,001*** 1,155 CP phân 0,695 0,170ns 0,496 CP thuốc BVTV -1,429 0,000*** 0,337 CP lao động 7,051 0,010*** 2,580 CP khác -1,686 0,037** 0,777

Số năm kinh nghiệm 5.760,312 0,141ns 3.815,045 Hệ số R2

F

0,6750 11,42

Prob > F 0,0000

Nguồn: Kết quả khảo sát 40 hộ, 2014

Chú thích: ***,** và ns: Các hệ số trong mô hình có mức ý nghĩa thống kê tương ứng với các mức ý nghĩa là 1%, 5% và không có ý nghĩa.

49

Qua bảng 4.19 ta rút ra nhận xét: hệ số R2 bằng 0,6750 nghĩa là sự thay đổi của lợi nhuận thu được từ nhóm nông hộ trong mô hình CĐL vụ Hè Thu là do ảnh hưởng bởi các yếu tố được xác định trong mô hình là ở mức độ 67,5%, còn lại 32,5% ảnh hưởng bởi các yếu tố khác chưa được đưa vào mô hình. Có 6 biến được đưa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa. Ở mức ý nghĩa 1% có 3 biến là chi phí giống, chi phí thuốc BVTV và chi phí lao động. Ở mức ý nghĩa 5% có 1 biến là chi phí khác. Còn lại 2 biến không có ý nghĩa là chi phí phân và số năm kinh nghiệm. Các biến với các mức ý nghĩa khác nhau được giải thích cụ thể như sau:

-Hệ số ước lượng của biến chi phí giống với mức ý nghĩa 1% và mang giá trị âm cho thấy chi phí giống ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và chi phí giống càng cao thì lợi nhuận càng giảm. Với nhóm nông hộ này thì được quy định sử dụng cùng một loại giống nhất định nên đơn giá không có sự chênh lệch. Tuy nhiên, do thời tiết vụ Hè Thu không được thuận lợi, nông dân thường lo lắng mưa bão sẽ làm trôi lúa giống nên họ tăng lượng lúa giống gieo sạ nhiều hơn so với khuyến cáo. Lượng lúa giống tăng làm cho chi phí giống tăng nên làm giảm lợi nhuận.

-Biến chi phí phân không có ý nghĩa cho ta thấy chi phí phân không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Do tham gia mô hình CĐL nên nông hộ bón phân đúng với lượng phân được khuyến cáo, các loại phân sử dụng cũng giống nhau và đơn gia như nhau, chính vì vậy không có sự khác biệt nhiều về chi phí phân bón giữa những hộ thuộc nhóm này nên chi phí phân không ảnh hưởng đến lợi nhuận.

-Biến chi phí thuốc BVTV, chi phí khác và biến số năm kinh nghiệm được giải thích tương tự như vụ Đông Xuân của nhóm hộ trong mô hình CĐL.

-Hệ số ước lượng của biến chi phí lao động với mức ý nghĩa là 1% và mang giá trị dương cho ta thấy, số ngày công lao động càng cao thì lợi nhuận càng tăng. Xét về thời tiết bất lợi của vụ Hè Thu, chi phí bỏ ra để thuê lao động càng tăng có thể làm cho lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, càng bỏ công ra chăm sóc thì năng suất lúa càng cao và chất lượng hạt lúa càng cao làm tăng doanh thu cho nông hộ.

50

4.6.2.2 Nhóm nông hộ ngoài mô hình Cánh đồng lớn

Bảng 4.20:Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhóm nông hộ ngoài mô hình Cánh đồng lớn vụ Hè Thu 2014

Yếu tố Hệ số Mức ý nghĩa Sai số chuẩn

Hằng số 1.731.230,000 0,002 521.432,000 CP giống -1,558 0,017** 0,620 CP phân -0,951 0,060** 0,488 CP thuốc BVTV -0,325 0,000*** 0,280 CP lao động 4,544 0,000*** 0,912 CP khác -0,414 0,602ns 0,785

Số năm kinh nghiệm -370,911 0,917ns 3.545,000 Hệ số R2

F

0,6581 10,58

Prob > F 0,0000

Nguồn: Kết quả khảo sát 40 hộ, 2014

Chú thích: ***,**,* và ns: Các hệ số trong mô hình có mức ý nghĩa thống kê tương ứng với các mức ý nghĩa là 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa.

Theo kết quả phân tích từ bảng 4.20, ta thấy hệ số R2 bằng 0,6581 nghĩa là sự thay đổi của lợi nhuận thu được từ nhóm nông hộ ngoài mô hình CĐL vụ Hè Thu là do ảnh hưởng bởi các yếu tố được xác định trong mô hình là ở mức độ 65,81%, còn lại 34,19% là do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. ổng 6 biến đưa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa. Ở mức ý nghĩa 1% có 2 biến là chi phí lao động và chi phí thuốc BVTV. Ở mức ý nghĩa 5% có 2 biến là chi phí giống và chi phí phân. Còn lại 2 biến không có ý nghĩa là chi phí khác và số năm kinh nghiệm. Về biến chi phí giống, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động và biến số năm kinh nghiệm được giải thích tương tự như nhóm nông hộ trong mô hình CĐL vụ Hè Thu. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa 2 nhóm nông hộ này được thể hiện rõ nhất qua 2 biến là chi phí phân và chi phí khác.

-Hệ số ước lượng của biến chi phí phân ở mức ý nghĩa 5% và mang giá trị âm cho ta thấy đối với nhóm nông hộ này thì chi phí phân càng cao sẽ càng làm giảm lợi nhuận. Thực tế, việc sử dụng những loại phân không cần thiết và sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận giảm. Mặt khác, thói quen sử dụng nhiều lượng phân đạm của nông dân làm cho cây lúa dễ đổ ngã, kết hợp với thời tiết mưa bão nhiều sẽ sinh ra nhiều loại dịch bệnh, sâu hại làm giảm năng suất là chất lượng hạt lúa sau thu hoạch kéo theo lợi nhuận sữ giảm rất nhiều.

51

-Đối với vụ Hè Thu, chi phí khác thường là cố định, số lần bơm nước của các hộ là đồng loạt như nhau theo trạm bơm, đơn giá cho các khâu làm đất, bơm nước và thu hoạch cũng là như nhau nên biến này không đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

52

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN

TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG 5.1 THUẬN LỢI

5.1.1 Về điều kiện tự nhiên

Huyện Tân Hiệp có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ thông thương giữa thành phố Rạch Giá với các tỉnh ĐBSCL trong việc tiêu thụ lúa. Diện tích đất sản xuất lớn với lượng phù sa dồi dào thích hợp với việc canh tác lúa thành những vùng chuyên canh. Cơ cấu đồng ruộng phân hóa theo hình thức liền canh liền cư, vừa thuận lợi cho việc sản xuất lúa trên diện rộng, thuận lợi đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, vừa giúp người nông dân dễ dàng canh tác, theo dõi đồng ruộng và trao đổi kinh nghiệm sản xuất giúp đỡ nhau. Cánh đồng lớn ở huyện Tân Hiệp mang ý nghĩa chính là liên kết những nông dân nhỏ lại thành một cánh đồng lớn, tạo ra sức mạnh để cùng nhau phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống KT-XH huyện nhà nói riêng và đưa nền nông nghiệp cả nước lên một bước phát triển vượt bậc.

5.1.2 Phát huy thế mạnh liên kết

- Các đơn vị tham gia tổ chức triển khai và thực hiện chương trình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao và tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ bà con trong suốt quá trình sản xuất. Các cô chú, anh chị thuộc Phòng NN và PTNT kết hợp với cán bộ của TT.KNKN tỉnh Kiên Giang thường xuyên tổ chức hội thảo, sinh hoạt tổ nhóm, tập huấn tiến bộ KH-KT cho nông dân.

- Về phía HTX, nông dân được phân chia theo từng tổ dưới sự quản lý

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)