So sánh các chỉ số tài chính giữa hai nhóm nông hộ trong và ngoà

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 54 - 58)

ngoài mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang

Việc phân tích các chỉ số tài chính giúp ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu, lợi nhuận, thu nhập, tổng chi phí, chi phí chưa có chi phí cơ hội LĐGĐ với nhau. Các chỉ tiêu tài chính của 2 nhóm nông hộ trong và ngoài mô hình CĐL được thể hiện như sau:

41

Bảng 4.15: Phân tích các chỉ số tài chính của 2 nhóm nông hộ vụ Đông Xuân 2013-2014

Chỉ tiêu Trong CĐL Ngoài CĐL Chênh lệch

Mức ý nghĩa (Sig.2 Tailed) Thu nhập (đồng/1000m2) 2.902.757 2.106.758 795.999 0.000 Tổng chi phí (đồng/1000m2) 1.544.961 1.747.812 -202.851 0.002 Doanh thu (đồng/1000m2) 4.424.818 3.827.934 596.884 0.000 Lợi nhuận (đồng/1000m2) 2.879.856 2.080.122 799.734 0.000 Tổng chi phí* (đồng/1000m2) 1.522.061 1.721.186 -199.125 0.002 Doanh thu/chi phí (lần) 2,96 2,24 0,70 0.000 Doanh thu/chi phí* (lần) 3,00 2,28 0,72 0.000 Lợi nhuận/chi phí (lần) 1,96 1,24 0,72 0.000 Lợi nhuận/chi phí* (lần) 1,99 1,26 0,73 0.000 Thu nhập/chi phí* (lần) 2,00 1,28 0,72 0.000

Lợi nhuận/doanh thu (lần) 0,65 0,53 0,12 0.000

Thu nhập/doanh thu (lần) 0,65 0,54 0,11 0.000

Nguồn: Kết quả khảo sát 80 hộ, 2014 Ghi chú: Tổng chi phí*: giá LĐGĐ bằng 0.

42

Bảng 4.16: Phân tích các chỉ số tài chính của 2 nhóm nông hộ vụ Hè Thu 2014

Chỉ tiêu Trong CĐL Ngoài CĐL Chênh lệch

Mức ý nghĩa (Sig.2 Tailed) Thu nhập (đồng/1000m2) 1.881.770 1.079.101 732.669 0.000 Tổng chi phí (đồng/1000m2) 1.553.518 1.782.115 -228.597 0.000 Doanh thu (đồng/1000m2) 2.984.333 2.833.333 151.000 0.033 Lợi nhuận (đồng/1000m2) 1.857.262 1.051.219 806.043 0.000 Tổng chi phí* (đồng/1000m2) 1.529.010 1.754.233 -225.223 0.000 Doanh thu/chi phí (lần) 1,95 1,60 0,35 0.000 Doanh thu/chi phí* (lần) 1,98 1,63 0,35 0.000 Lợi nhuận/chi phí (lần) 1,23 0,60 0,63 0.000 Lợi nhuận/chi phí* (lần) 1,25 0,61 0,64 0.000 Thu nhập/chi phí* (lần) 1,26 0,63 0,63 0.000

Lợi nhuận/doanh thu (lần) 0,62 0,36 0,26 0.000

Thu nhập/doanh thu (lần) 0,63 0,37 0,26 0.000

Nguồn: Kết quả khảo sát 80 hộ, 2014 Ghi chú: Tổng chi phí*: giá LĐGĐ bằng 0.

Tổng chi phí: giá LĐGĐ bằng giá LĐ thuê phổ biến tại địa phương.

Qua bảng 4.15 và bảng 4.16 ta thấy, tất cả các giá trị P đều nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 10%, nên ta kết luận có sự khác nhau giữa những chỉ số tài chính của hai nhóm nông hộ trong và ngoài mô hình CĐL.

Xét về doanh thu thì chênh lệch giữa hai nhóm hộ vụ Đông Xuân 2013- 2014 là 596.884đồng/công và vụ Hè Thu 2014 chỉ là 151.000đồng/công. Tuy nhiên, tổng chi phí và tổng chi phí chưa có chi phí LĐGĐ của nhóm hộ ngoài mô hình cao hơn so với nhóm hộ trong mô hình (cao hơn từ 190.000 – 230.000đồng/công) nên các chỉ số thu nhập và lợi nhuận của nhóm hộ trong mô hình sẽ cao hơn so với nhóm hộ ngoài mô hình. Cụ thể, thu nhập bình quân của nhóm hộ trong mô hình cao hơn 795.999đồng/công (vụ Đông Xuân) và 732.669đồng/công (vụ Hè Thu) so với nhóm hộ ngoài mô hình, lợi nhuận bình quân cao hơn 799.734đồng/công (vụ Đông Xuân) và 806.034đồng/công

(vụ Hè Thu) so với nhóm hộ ngoài mô hình.

So sánh giữa thu nhập với luận nhuận thì thu nhập luôn lớn hơn hoặc bằng lợi nhuận vì chỉ số thu nhập bao gồm lợi nhuận cộng với chi phí LĐGĐ. Tuy nhiên, qua 2 bảng trên thì ta thấy sự chênh lệch giữa hai chỉ số này của

43

từng nhóm nông hộ là không quá lớn, chỉ từ 22.000 – 28.000đồng/công. Giải thích cho sự chênh lệch này, ta theo dõi lại bảng 4.3, trung bình mỗi hộ chỉ có khoảng 2 lao động tham gia vào việc sản xuất lúa và lao động này đa phần là chủ hộ, các chủ hộ đều có tuổi thâm niên nên chủ yếu là quản lý và giám sát đồng ruộng, mọi công việc còn lại đều thuê mướn lao động nên chi phí LĐGĐ bỏ ra là rất ít.

-Chỉ số doanh thu/chi phí: Đối với nhóm hộ trong mô hình: vụ Đông Xuân nếu hộ cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trên một công (chi phí LĐGĐ được tính theo giá lao động phổ biến tại địa phương) thì trung bình thu lại được 2,96 đồng doanh thu, cao hơn 0,7đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình. Vụ Hè Thu tương tự sẽ thu lại được trung bình 1,95 đồng doanh thu, cao hơn 0,35đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình.

-Chỉ số doanh thu/chi phí*: Nhóm hộ trong mô hình, vụ Đông Xuân bỏ ra 1 đồng chi phí (không tính chi phí LĐGĐ) thì trung bình thu lại được 3 đồng doanh thu, cao hơn 0,72 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình. Tương tự, vụ Hè Thu trung bình hộ sẽ thu lại được 1,95đồng doanh thu, cao hơn 0,35 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình.

Từ việc phân tích 2 chỉ số trên, ta thấy được nếu chi phí bỏ ra của nông hộ không tính phần chi phí LĐGĐ thì doanh thu sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, doanh thu của nông hộ vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu và doanh thu của nhóm nông hộ trong mô hình CĐL cao hơn so với nhóm nông hộ ngoài mô hình.

-Chỉ số lợi nhuận/chi phí: Xét nhóm nông hộ trong mô hình CĐL, nếu trung bình hộ cứ bỏ ra 1 đồng chi phí vụ Đông Xuân (có chi phí LĐGĐ) thì sẽ thu lại được 1,96 đồng lợi nhuận, cao hơn 0,72 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình. Vụ Hè Thu sẽ thu lại được 1,23 đồng lợi nhuận, cao hơn 0,63 đồng

so với nhóm hộ ngoài mô hình.

-Chỉ số lợi nhuận/ chi phí*: Xét nhóm hộ trong mô hình CĐL, nếu trung bình hộ cứ bỏ ra 1 đồng chi phí (không tính chi phí LĐGĐ) thì sẽ thu lại được 1,99 đồng lợi nhuận, cao hơn 0,73 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình ở vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu sẽ thu lại được 1,25 đồng lợi nhuận, cao hơn 0,64 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình.

Từ việc phân tích 2 chỉ số trên, ta cũng thấy được rằng, nếu chi phí bỏ ra của nông hộ không tính phần chi phí LĐGĐ thì lợi nhuận sẽ cao hơn. Mặt khác, lợi nhuận của nông hộ vụ Đông Xuân sẽ cao hơn so với vụ Hè Thu và lợi nhuận của nhóm nông hộ trong mô hình CĐL sẽ cao hơn so với nhóm nông hộ chưa tham gia mô hình. Điều đáng chú ý ở đây là nhóm nông hộ ngoài mô hình CĐL. Thực tế thì họ sản xuất lúa vẫn chưa thực sư hiệu quả. Với 1 đồng chi phí bỏ ra thì họ chỉ nhận lại được từ 0,6 đến 0,61 đồng lợi nhuận.

44

-Chỉ số thu nhập/chi phí*: Chỉ số này đã loại bỏ chi phí LĐGĐ nên chỉ số này đang phản ánh được quan niệm “ lấy công làm lời” của nông dân. Nếu trung bình nhóm hộ trong mô hình CĐL bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu lại được 2 đồng thu nhập vào vụ Đông Xuân, cao hơn 0,72 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình. Tương tự, vụ Hè Thu hộ sẽ thu lại được 1,26 đồng thu nhập, cao hơn 0,63 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình. Vụ Đông Xuân, trung bình nhóm hộ trong mô hình đầu tư chi phí lời được 100%, nhóm hộ ngoài mô hình chỉ lời được 28%. Vụ Hè Thu, nhóm hộ trong mô hình lời được 26% và nhóm hộ ngoài mô hình lời - 37%, điều này chứng tỏ nhóm hộ sản xuất theo truyền thống ngay cả việc lấy công làm lời vẫn chưa được hiệu quả, thậm chí là họ sẽ lỗ vì do đầu tư quá mức hợp lý.

-Chỉ số lợi nhuận/doanh thu: Nhóm hộ trong mô hình CĐL trung bình vụ Đông Xuân thu lại được 1 đồng doanh thu thì trong 1 đồng doanh thu đó, lợi nhuận chỉ được 0,65 đồng, cao hơn 0,12 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình. Tương tự, vụ Hè Thu hộ sẽ lời được 0,62 đồng, cao hơn 0,26 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình.

-Chỉ số thu nhập/doanh thu: Nhóm hộ trong mô hình CĐL trung bình vụ Đông Xuân trong 1 đồng doanh thu, thu nhập của hộ chỉ được 0,65 đồng, cao hơn 0,11 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình và vụ Hè Thu thu nhập được 0,63 đồng, cao hơn 0,26 đồng so với nhóm hộ ngoài mô hình.

Qua việc phân tích các chỉ số tài chính trong việc sản xuất lúa của 2 nhóm nông nông thì ta rút ra được kết luận: Đa phần nông hộ đã đạt được hiệu quả về mặt tài chính, đặc biệt là nhóm nông hộ trong mô hình CĐL. Tuy nhiên, mức thu nhập cũng như lợi nhuận của nông dân là quá thấp do chi phí các yếu tố đầu vào cao, năng suất thấp do chịu ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh và vấn đề nan giải nhất chính là giá bán bấp bênh.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)