Tình hình sản xuất lúa của nông hộ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 38)

4.2.1 Công tác chọn giống và phương pháp gieo sạ

Bảng 4.4: Chất lượng giống được nông hộ lựa chọn

Đv tính: hộ

Đông Xuân 2013-2014 Hè Thu 2014

CĐL NCĐL CĐL NCĐL Nguyên chủng 1 5 0 1 Xác nhận 1 39 12 40 5 Tự sản xuất 0 24 0 34 Tổng 40 40 40 40 Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

Qua bảng trên ta thấy, nhóm hộ trong mô hình CĐL đồng loạt sử dụng loại giống Xác nhận 1 đưa vào sản xuất. Đây là loại giống chất lượng cao, được hỗ trợ giá từ Trung tâm Giống Kiên Giang. Đối với nhóm hộ ngoài mô hình, đa số các hộ tự dự trữ giống từ các vụ trước hoặc mua lại của các hộ khác. Các loại giống chất lượng cao giá rất cao, thường gấp 3 lần lúa tự sản xuất nên nông dân lo ngại về mặt chi phí cao sẽ không có lợi nhuận vì diện tích lớn nên yêu cầu mua lúa giống với số lượng nhiều. Mặt khác, việc mua giống chất lượng cao cũng gặp nhiều khó khăn vì các trung tâm và cơ sở lúa giống ở xa, mà nông dân thì mua số lượng nhiều nên hạn chế phương tiện vận

25

chuyển về nhà. Một số hộ đã lựa chọn bằng cách dành ra 1 hoặc vài công ruộng để sạ lúa Nguyên chủng, suốt vụ chăm sóc đặc biệt để nhân thành giống Xác nhận 1 phục vụ cho những vụ sau.

Việc cho năng suất cao hay thấp còn tùy thuốc vào loại lúa giống mà nông hộ lựa chọn. Mặt khác, giống lúa cần phải phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết theo từng mùa vụ

58% 38% 1% 3% Jecmine 85 IR50404 OM5451 Nàng hoa 9 Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

Hình 4.1: Cơ cấu giống lúa gieo sạ vụ Đông Xuân 2013-2014

Qua hình 4.1, ta thấy các giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu, thời tiết vụ Đông Xuân đa phần là giống Jecmin 85 chiếm 47% và IR50404 chiếm 30%. Còn lại có 2% số hộ cấy giống Nàng hoa 9 và 1% giống OM5451. Lý do chọn giống Jecmine 85 và giống Nàng hoa 9 là do đây là loại lúa thơm, có phẩm chất tốt nên giá bán sẽ cao hơn so với các giống khác. Mặt khác, hộ có ý định để lại lúa thơm để ăn. Đối với những hộ chọn giống IR50404 đa phần vì đây là loại giống cải tiến chất lượng trung bình, giống dễ trồng, cứng cây và cho năng suất rất cao, dễ bán nhưng giá bán được cho là thấp nhất so với các loại lúa khác. Loại gạo 504 là loại hạt dài, trong, khi nấu cơm thì tỷ lệ nở hạt rất cao nhưng hơi khô nên một số hộ sau khi thu hoạch thường dự trữ lại một phần để phục vụ cho chăn nuôi.

26 47% 26% 25% 1% 1% IR50404 OM5451 OM7347 OM6976 AP2010 Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

Hình 4.2: Cơ cấu gieo sạ giống lúa vụ Hè Thu 2014

Qua hình 4.2, ta thấy cơ cấu giống lúa thích hợp với khi hậu thời tiết vụ Hè Thu chủ yếu là giống IR50404, giống OM5451 và OM7347. Lúa OM5451 và OM7347 là loại lúa cho gạo hạt dài, trong, mềm cơm và thơm ngon. Về phẩm chất cây lúa, đây là các loại giống chịu phèn ở mức độ khá, kháng sâu rầy và bệnh trung bình nhưng ít đổ ngã, phù hợp với thời tiết không thuận lợi ở vụ Hè Thu

Về việc gieo sạ, có 2 phương pháp gieo sạ phổ biến nhất là sạ hàng và sạ tay. Đa phần nông dân sử dụng phương pháp sạ tay do điều kiện không phù hợp. Đối với phương pháp sạ hàng, chỉ cần khoảng 120kg/ha là đủ, thời gian kéo rất nhanh, mật độ lúa thưa nên lúa đẻ nhánh rất tốt, dễ quản lý sâu bệnh, giảm lượng phân bón và thuốc BVTV. Tuy nhiên, nông dân tham gia mô hình CĐL rất khó thực hiện phương pháp này vì diện tích cánh đồng quá lớn.Muốn sử dụng loại máy kéo tay thì cần phải có ít nhất 3 đến 4 máy và gấp đôi số người lên vì mỗi máy cần 1 người kéo máy và 1 người chuyển giống. Trong khi đó, cánh đồng ấp Phú Hòa xã Tân Hội có diện tích 100ha và cánh đồng ấp Kênh 7B xã Thạnh Đông A diện tích lên đến 170ha yêu cầu phải xuống giống đồng loạt nên khó có thể thực hiện được. Bên cạnh đó đối với những hộ ngoài mô hình, một phần là do chưa được tập huấn tiến bộ KH-KT, một phần là do theo tập quán sản xuất lúa truyền thống nên phương pháp sạ tay vẫn còn được áp dụng phổ biến.

27 Bảng 4.5: Lượng lúa giống gieo sạ

Đv tính: kg/1000m2 Mùa vụ CĐL NCĐL Cao nhất Thấp nhất Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình ĐX 2013-2014 24 8 13 32 12 23 HT 2014 32 8 15 32 12 23 Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

Từ bảng 4.5 ta thấy, lượng giống gieo sạ có sự khác nhau giữa 2 vụ và chênh lệch rất lớn giữa 2 nhóm nông hộ trong và ngoài mô hình.

Đối với vụ Đông Xuân 2013-2014, những hộ trong mô hình trung bình gieo sạ 13kg/1000m2, những hộ ngoài mô hình trung bình gieo sạ 23kg/1000m2 dầy gấp khoảng 1,77 lần. Vụ Hè Thu, do thời tiết không ổn định nên nông dân thường sợ lúa thất thoát nên lượng giống gieo sạ dày hơn so với vụ Đông Xuân, cụ thể những hộ trong mô hình trung bình gieo sạ 15kg/1000m2, hộ ngoài mô hình trung bình sạ 23kg/1000m2 dầy gấp khoảng 1,53 lần. Ngoài lý do thời vụ thì đa số các hộ nông dân có tham gia tập huấn kĩ thuật mới sẽ sử dụng lượng giống gieo sạ thấp hơn so với trước khi được tập huấn cũng như so với những hộ không được tập huấn. Bên cạnh đó, số lượng giống gieo trồng trên công còn tùy thuộc vào phẩm chất của giống. Những hộ sử dụng giống Nguyên chủng và Xác nhận 1 sạ hàng thì khoảng 12kg/ công và sạ tay khoảng 16kg/công. Còn nhóm hộ sử dụng lúa tự dự trữ và mua lại của hộ khác thường là sạ rất dày vì lý do sợ lúa thất. Trung bình sạ 23kg/công. Có hộ sạ tới 32kg/công tương đương với 2 dạ lúa giống trên 1 công tầm lớn.

4.2.2 Công tác tập huấn kỹ thuật và áp dụng tiến bộ KH-KT

Đối với những hộ có tham gia vào mô hình Cánh đồng lớn, cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống giám sát đồng ruộng và tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật và sinh hoạt tổ nhóm theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa, vụ Đông Xuân tập huấn 5 lần/vụ, vụ Hè Thu 6 lần/ vụ và sau khi thi hoạch tiến hành tổng kết đánh giá lại mô hình. Chủ nhiệm HTX và tổ trưởng các tổ luôn đốc thúc các hộ trong tổ tham dự và ghi chép đầy đủ vào sổ nhật kí theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Mặt khác, các hộ trong HTX thường xuyên trao đổi kinh nghiệm sản xuất lúa với nhau.

28

Bảng 4.6: Số hộ nông dân ngoài mô hình Cánh đồng lớn tham gia tập huấn kỹ thuật tại địa phương

Đông Xuân 2013-2014 Hè Thu 2014

Có tập huấn 22 23

Không tập huấn 18 17

Tổng 40 40

Nguồn: Khảo sát 40 hộ ngoài mô hình Cánh đồng lớn, 2014

Qua bảng 4.6 ta thấy, những hộ thuộc những vùng chưa được quy hoạch vào mô hình Cánh đồng lớn, tại địa phương vẫn thường xuyên cử cán bộ xuống trụ sở ấp để tổ chức tập huấn kĩ thuật và cập nhật những tiến bộ KH- KT. Tuy nhiên, số lượng nông dân tham gia còn chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu là do bận việc và chưa nắm bắt được thông tin.

4.2.3 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ lúa sau thu hoạch 4.2.3.1 Thu hoạch 4.2.3.1 Thu hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Tân Hiệp được chia thành các vùng dân cư sinh sống dọc theo cac con kênh nên diện tích đồng ruộng đa phần được phân chia thành từng ô thửa với kích thước 30x1000m, ruộng nằm ngay sau nhà. Đây là một đặc điểm thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng mà các vùng địa phương khác còn gặp khó khăn. Tất cả các hộ sản xuất lúa đều thu hoạch bằng hình thức cắt lúa bằng máy GĐLH. Đơn giá trung bình là 200.000 nghìn đồng/công 1000m2 vụ Đông Xuân và 210.000 nghìn đồng/công 1000m2 lúa đứng. Vụ Hè Thu, thường thì điều kiện thời tiết không được thuận lợi, mưa bão nhiều sẽ làm sập lúa trên diện rộng, đơn giá cắt lúa sẽ cao hơn tùy theo mức độ sập và lượng lúa thất thoát sau thu hoạch cũng rất lớn.

4.2.3.2 Tiêu thụ

Đa số các hộ đều bán lúa tươi ngay sau khi thu hoạch vì không có điều kiện phơi sấy bảo quản. Chính vì vậy, nông dân sau khi thu hoạch đều lo lắng bị thương lái ép giá thì thu hoạch đồng loạt với số lượng lớn, nếu không bán được ngay lúa sẽ bị xuống màu, nếu để 1 hoặc 2 ngày sẽ bị nảy mầm bán với giá rất thấp hoặc có thể không bán được.

Đối với Cánh đồng ấp 7B xã Thạnh Đông A thì được công ty CP Nông Lâm nghiệp Phan Minh nhận kí hợp đồng bao tiêu nhưng đa phần nông dân không thích hình thức này, họ thường bán ngay cho thương lái vì được cân lúa và giao tiền tại chỗ.

29

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHI PHÍ ĐẦU VÀO TRONG VIỆC SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG

Trong phần này, tác giả chủ yếu phân tích những loại chi phí sau: chi phí mua lúa giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động và một số loại chi phí khác. Để biết cụ thể từng khoản mục chi phí trên, chúng ta đi vào phân tích cụ thể từng khoản mục chi phí tham gia vào hoạt động sản xuất lúa.

Do sự khác biệt rõ rệt về điều kiện khí hậu, thời tiết giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu, mặt khác cũng do kỹ thuật canh tác của mỗi hộ là khác nhau nên trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ phân tích dựa vào 2 yếu tố: yếu tố mùa vụ và yếu tố nhóm nông hộ. Kết quả phân tích được thể hiện qua bảng 4.7 và bảng 4.8 sau đây:

30

Bảng 4.7: Tổng hợp một số chi phí sản xuất lúa của nông hộ vụ Đông Xuân 2013-2014

Đv tính: đồng/1000m2 Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Nhóm hộ CĐL NCĐL CĐL NCĐL CĐL NCĐL CĐL NCĐL CP vật chất 1.724.600 1.564.000 652.478 742.867 893.927 1.111.696 - - CP giống 282.857 414.000 90.888 120.000 153.382 216.634 18.244,7 49.431,4 CP phân 936.000 623.077 322.115 226.426 450.428 453.682 67.070,0 60.060,0 CP thuốc BVTV 747.692 688.667 92.600 200.000 290.118 441.580 130.572,1 116.126,6 CP lao động 305.833 355.556 90.000 130.904 158.627 181.671 - - CP lao động gia đình 60.577 83.077 7.692 10.256 22.900 26.626 6.129,6 11.085,5 CP lao động thuê 279.833 322.222 69.231 101.923 135.727 155.045 25.105,0 23.933,7 CP khác 1.465.000 503.846 344.755 304.046 492.407 454.445 - - Tổng 3.495.433 2.423.402 1.087.233 1.177.817 1.544.961 1.747.812 - - Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

31

Bảng 4.8: Tổng hợp một số chi phí sản xuất lúa của nông hộ vụ Hè Thu 2014

Đv tính: đồng/1000m2 Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Nhóm hộ CĐL NCĐL CĐL NCĐL CĐL NCĐL CĐL NCĐL CP vật chất 1.524.286 1.407.692 655.652 873.141 906.661 1.143.309 - - CP giống 385.714 384.000 141.600 120.000 183.133 190.579 43.253,0 48.117,8 CP phân 774.286 604.895 227.163 317.949 426.447 441.468 75.241,9 55.712,8 CP thuốc BVTV 680.821 786.813 67.308 303.077 299.080 502.262 137.458,1 93.954,1 CP lao động 208.615 303.600 120.192 112.033 164.248 199.605 - - CP lao động gia đình 40.000 106.154 10.769 12.613 24.509 27.882 6.125,7 10.945,1 CP lao động thuê 197.538 289.800 82.692 86.033 139.740 171.723 19.157,2 30.551,8 CP khác 640.000 489.231 307.692 360.000 482.609 439.201 - - Tổng 2.372.901 2.200.523 776.151 1.345.174 1.553.518 1.782.115 - - Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

32

Nhìn chung, tổng chi phí trung bình vụ Hè Thu 2014 cao hơn so với vụ Đông Xuân 2013-2014. Đối với nhóm hộ trong mô hình CĐL, chi phí trung bình Hè Thu là 1.553.518đồng, cao hơn 8.557đồng/ công so với vụ Đông Xuân. Đối với nhóm hộ ngoài mô hình CĐL, chi phí trung bình Hè Thu là 1.782.115đồng, cao hơn 43.303đồng/ công so với vụ Đông Xuân. Xét về 2 nhóm nông hộ, chi phí trung bình vụ Đông Xuân của nhóm hộ trong mô hình CĐL là 1.544.961đồng, thấp hơn 20.2851đồng/ công so với nhóm hộ ngoài mô hình, vụ Hè Thu là 1.553.518đồng, thấp hơn 228.597đồng/công so với nhóm hộ ngoài mô hình.

4.3.1 Phân tích về chi phí giống

- Đối với vụ Đông Xuân, chi phí giống trung bình của nhóm hộ trong mô hình CĐL là 153.382đồng/công, thấp hơn 63.252đồng/công so với nhóm hộ ngoài mô hình. Đối với vụ Hè Thu, chi phí giống trung bình của nhóm hộ trong mô hình CĐL là 183.133đồng/công thấp hơn 7.446đồng/công so với nhóm hộ ngoài mô hình. Lý do có sự chênh lệch này chủ yếu là do số lượng giống gieo sạ của nhóm hộ trong CĐL ít hơn so với nhóm ngoài mô hình.

- Xét về nhóm hộ trong mô hình CĐL, chi phí giống trung bình vụ Hè Thu là 183.133đồng/công cao hơn 29.751đồng/công so với vụ Đông Xuân. Nhóm nông hộ này được triển khai gieo sạ cùng 1 loại giống và cùng số lượng giống trên cả cánh đồng. Đối với cánh đồng ấp Kênh 7B xã Thạnh Đông A vụ Đông Xuân gieo sạ giống Jecmine 85 và vụ Hè Thu sạ giống OM5451, đơn giá lúa giống trung bình của cả 2 loại giống này ở mức Xác nhận 1 là 12.000đồng/kg. Tuy nhiên vụ Hè Thu nông dân sạ trung bình 15kg/công dày hơn so với vụ Đông Xuân (13kg/công) nên có sự chênh lệch về chi phí.

- Xét về nhóm hộ ngoài mô hình thì cơ cấu lúa giống rất đa dạng, nhưng phần lớn là hộ sử dụng giống lúa IR50404. Chi phí giống trung bình vụ Hè Thu là 190.579đồng/công thấp hơn 26.055đồng/công so với vụ Đông Xuân. Sự chênh lệch trên được giải thích từ phía nông dân có nhiều lý do nhưng chủ yếu là 2 lý do sau. Thứ nhất, đa số vụ Hè Thu nông dân sạ giống lúa IR50404 nên đơn giá lúa giống sẽ thấp hơn so với các loại lúa khác cùng mức Xác nhận 1. Thứ 2, do vụ Hè Thu điều kiện khí hậu thời tiết rất bất lợi nên theo kinh sản xuất lúa lâu năm cho thấy năng suất thấp hơn rất nhiều so với vụ Đông Xuân. Chính vì vậy vụ Hè Thu đa phần nhóm nông hộ này sử dụng loại lúa giống tự dự trữ từ các vụ trước hoặc mua lại của các hộ lân cận để tiết kiệm chi phí. Đơn giá lúa giống tự dự trữ và mua lại của các hộ lân cận trung bình từ 5.000 – 7.000đồng/kg

33

4.3.2 Phân tích về chi phí phân

Đối với vụ Đông Xuân, chi phí phân trung bình của nhóm hộ trong CĐL là 450.428đồng/công thấp hơn 3.254đồng/công so với nhóm hộ ngoài mô hình. Vụ Hè Thu, chi phí phân trung bình của nhóm hộ trong CĐL là 426.447đồng/công thấp hơn 15.021đồng/công so với nhóm hộ ngoài mô hình. Lý do có sự chênh lệch trên trước hết phải xét về lượng phân sử dụng được thể hiện sau đây:

Bảng 4.9: Lượng phân nguyên chất sử dụng giữa hai nhóm nông hộ.

Đv tính: kg/1000m2 Gốc N P K Nhóm nông hộ CĐL NCĐL CĐL NCĐL CĐL NCĐL ĐX 2013-2014 10,4 11,7 7,8 7,2 5,4 5,7 HT 2014 14,7 15,4 7,1 7,4 5,8 6,0 Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014

Từ bảng 4.9 ta thấy, lượng phân nguyên chất mà nhóm hộ ngoài mô hình sử luôn nhiều hơn nên chi phí phân cao hơn so với nhóm hộ trong mô hình CĐL cả vụ Đông Xuân lẫn vụ Hè Thu. Theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật giám sát cũng như kinh nghiệm sản xuất lâu năm của nông dân tích lũy được thì cả 2 vụ nên bón vừa đủ lượng N và P2O5 để tránh đổ lốp, lem lép hạt và bệnh đạ o ôn cổ bông. Đối với vụ Hè Thu nên tăng lượng KCl vừa đủ để giúp cây cứng nhánh giảm thiểu đổ ngã.

Bên cạnh sự khác nhau về liều lượng sử dụng phân bón, trên thị trường

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 38)