Đvt: hộ Thông tin Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 70 87,50 Nữ 10 12,50 Dân Tộc Kinh 71 88,75 Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014
Từ bảng 4.1, ta thấy có đến 87,5% chủ hộ là nam, còn lại chỉ khoảng 12,5 % chủ hộ là nữ. Có 88,75% số hộ là dân tộc kinh, còn lại đa phần là người dân tộc Khơ-me.
Bảng 4.2: Độ tuổi, trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm của chủ hộ
Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi chủ hộ 71 21 48 7,99
Trình độ học vấn
(số năm đi học) 16 1 8 2,62
Số năm kinh nghiệm 45 4 25 8,30
Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014
Qua bảng 4.2, nhìn chung độ tuổi của chủ hộ thuộc vùng này đa phần là đã thâm niên, trung bình là 48 tuổi, lớn nhất là 71 tuổi, nhỏ nhất là 21 tuổi. Những chủ hộ trong độ tuổi về hưu vẫn tham gia sản xuất, chủ yếu là giám sát đồng ruộng. Về trình độ học vấn, trung bình chủ hộ có trình độ 8/12, cao nhất là trình độ đại học (16/12) và thấp nhất là 1/12. Những hộ có trình độ học vấn cao thường có việc làm ổn định như giáo viên, cán bộ nhà nước,… và có ruộng đất nên sản xuất lúa là nghề thứ hai mang lại thu nhập cho hộ. Đối với số năm kinh nghiệm của chủ hộ, đa số các hộ thâm niên đều làm ruộng kể từ
24
năm 1975 nên có hộ đã có 45 năm tuổi kinh nghiệm, hộ có số năm kinh nghiệm ít nhất là 4 năm, trung bình là 25 năm.
Bảng 4.3: Diện tích sản xuất và nguồn nhân lực tham gia sản xuất
Chỉ tiêu Đơn vị Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Số nhân khẩu Người/hộ 5,04 8 1
Số lao động tham gia sản xuất lúa
Người/hộ 2,03 5 1
Diện tích trồng lúa 1000m2 25,22 84,5 2,6
Nguồn: Khảo sát 80 hộ, 2014
Qua bảng 4.3, ta thấy trung bình mỗi hộ có khoảng 25 công đất canh tác lúa và lực lượng lao động gia đình là 2 trên trung bình mỗi hộ có 5 nhân khẩu. Như vậy ta thấy được lực LĐGĐ là rất ít. Theo khảo sát cho thấy, các hộ gia đình đa phần con cái đi học và đi làm xa, lực lượng lao động tham gia vào sản xuất lúa chính là chủ hộ, ngoài ra chủ yếu là thuê mướn.