Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 25)

2.4.1 Số liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ có tham gia sản xuất lúa tại xã Thạnh Đông A và xã Tân Hội thuộc huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang. Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng thuận tiện dựa trên tiêu chí diện tích sản xuất lúa. Trong bảng câu hỏi sẽ thu thập những thông tin cần thiết: thông tin về hộ sản xuất, tình hình sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014, lượng các yếu tố đầu vào, các loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận và những thuận lợi cũng như khó khăn mà nông dân con gặp phải trong quá trình sản xuất.

Bảng 2.1: Cơ cấu quan sát mẫu

Trong mô hình CĐL Ngoài mô hình CĐL Tổng Thạnh Đông A 24 24 48 Tân Hội 16 16 32 Tổng 40 40 80 2.4.2 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản xuất lúa của nông dân: Số liệu về dân số, kinh tế, xã hội được thu thập từ Niên giám thống kê của huyện Tân Hiệp trong 3 năm (2010 – 2012); số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng được thu thập từ phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang năm 2014, còn lại các số liệu diễn biến có

12

liên quan thì được thu thập từ tổng cục thống kê, báo đài, internet và một số bài báo cáo có liên quan.

2.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa và nhập vào phần mềm Excel sau đó được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0 và StataSE v11. Kết quả sau khi xử lí sẽ kết luận những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất lúa trong và ngoài mô hình Cánh đồng lớn. Các phương pháp phân tích số liệu được tác giả sử dụng cụ thể với từng mục tiêu như sau:

2.5.1 Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả khái quát tình hình sản xuất lúa của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu cụ thể là các phương pháp sau:

- Tính giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, tỷ lệ.

- Phương pháp so sánh dùng để so sánh diện tích, sản lượng, năng suất sản xuất lúa qua các năm và các khu vực. Tính tốc độ tăng trưởng của của các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng… qua các năm và qua các khu vực. Các công cụ trong phương pháp so sánh như phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối.

Phương pháp so sánh số tương đối: để phân tích tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế qua các năm, so sánh giữa các chi tiêu khác. Được tính bằng cách lấy số tương đối năm sau trừ số tương đối năm trước. Thể hiện qua công thức:

Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối dùng để phân tích sự biến động của giá trị của các chỉ tiêu kinh tế qua các năm. Phương pháp so sánh số tuyệt đối được tính bằng cách lấy giá trị năm trước trừ giá trị năm sau trong cùng một chỉ tiêu được thể hiện qua công thức

ΔY = Y1-Y0

13 Y1 : Chỉ tiêu năm sau

ΔY : là sự chênh lệch của các chỉ tiêu kinh tế

2.5.2 Đối với mục tiêu 2

- Từ số liệu sơ cấp thu thập được, tiến hành tổng hợp và phân tích các yếu tố về đặc điểm nông hộ. Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để phân tích những đặc điểm chung và so sánh giữa hai nhóm nông hộ.

-Tính các chỉ tiêu tài chính và kiểm định sự khác biệt giữa trung bình của các chỉ tiêu này, từ đó so sánh hiệu quả tài chính giữa 2 nhóm nông hộ. Trong khi phân tích số liệu, sử dụng phần mêm SPSS với công cụ kiểm định T-Test để kiểm định sự khác biệt về các chỉ tiêu tài chính giữa hai nhóm nông hộ.

2.5.3 Đối với mục tiêu 3

Với mục tiêu này tác giả sử dụng phương pháp hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ. Trong phương pháp này đề tài sử dụng các yếu tố để xây dựng phương trình hồi quy tương quan trên cơ sở hàm lợi nhuận để đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu.

Xây dựng mối quan hệ của lợi nhuận phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào và từ đó thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào, mô hình hồi quy tương quan có dạng như sau:

πi = β0 + β1X1i + β2X2i + β3X3i + β4X4i + β5X5i + β6X6i

Trong đó: πi là lợi nhuận trung bình trên 1 công của nông hộ thứ i, được tính bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí biến đổi như chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược và giống, tất cả được chia cho tổng diện tích sản xuất của nông hộ ( tổng số công 1000m2), βk là các hệ số cần ước lượng trong mô hình. Các biến độc lập được giải thích trong bảng như sau:

-X1 : Chi phí giống là tổng số tiền mua giống.

-X2: Chi phí phân là số tiền hộ chi ra để mua phân bón cho lúa.

-X3: Chi phí thuốc là số tiền hộ chi ra để mua thuốc diệt cỏ, trừ sâu, trị bệnh, thuốc dưỡng,…cho lúa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-X4: Chi phí thuê lao động là số tiền hộ chi ra để thuê lao động trong các khâu sản xuất.

-X5: Chi phí khác là số tiền hộ chi ra để trả tiền thuê làm đất, trạm bơm và thu hoạch

14

Tất cả các biến chi phí trên đều được tính trung bình trên công 1000m2. Một số thông số từ kết quả in ra từ phần mềm STATA:

- Hệ số xác định R2 ( R- Square): tỷ lệ biến động của biến phụ thuộc được giải thích từ các biến được đưa vào mô hình. R2 luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1 và càng tiến gần về giá trị 1 thì mô hình càng đáng tin cậy. Tuy nhiên, R2

luôn tăng khi đưa thêm biến vào mô hình ngay cả khi biến đó không có ý nghĩa.

- Ajusted R2 : Hệ số xác định đã điều chỉnh. Khi thêm một biến vào mô hình mà hệ số này tăng lên thì nên quyết định thêm biến này vào mô hình và ngược lại.

2.5.4 Đối với mục tiêu 4

Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đưa ra điểm mạnh, điểm yếu và nhận thức được những cơ hội cũng như thách thức của nhóm nông hộ trong mô hình CĐL. Dựa vào các kết hợp cũng như vận dụng kết quả đạt được tư 3 mục tiêu trên để đề xuất ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế còn gặp phải và tận dụng những thuận lợi để phát huy nhằm nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình Cánh đồng lớn tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang.

2.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Lê Thị Chi ( 2013), “Phân tích hiệu quả tài chính của cây hành tím

huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng”. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô

hình hồi quy đa biến để phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của việc sản xuất hành tím trên địa bàn huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, tác giả định nghĩa biến phụ thuộc là mức lợi nhuận bình quân trên 1000m2 đất sản xuất hành tím được tính bằng đồng/1000m2. Các yếu tố có tác động đến lợi nhuận: trình độ học vấn của chủ hộ, áp dụng tiến bộ KH-KT, số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, đơn giá bán hành tím ( đồng/kg), đơn giá bán hành giống, đơn giá lao động thuê, đơn giá phân DAP và đơn giá thuốc trừ sâu, tất cả tính bình quân trên 1000m2.

Đặng Thị Thanh ( 2012), ”Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình

Cánh đồng mẫu lớn ở huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ”. Nghiên cứu này

nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất của mô hình Cánh đồng mẫu lớn, tìm ra những thuận lợi và khó khăn mà nông hộ còn gặp phải trong quá trình tham gia sản xuất từ đó đề xuất ra giải pháp khắc phục. Trong bài viết, tác giả đưa ra 3 mục tiêu cụ thể và sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng mục tiêu đưa ra. Cụ thể:

15

- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng sản xuất lúa theo mô hình Cánh đồng mẫu lớn của nông hộ.

- Mục tiêu 2: sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình, so sánh hiệu quả giữa những hộ có và không tham gia mô hình. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy đa biến để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình.

- Mục tiêu 3: Dựa vào những phân tích từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình.

Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012), “ Giải pháp nâng

cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo – trường hợp Cánh đồng mẫu lớn tại An Giang”. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí (CBA) để phân tích thu nhập của nông hộ.Từ đó tính các chỉ tiêu tài chính để so sánh hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính giữa hai nhóm nông hộ có và chưa tham gia mô hình Cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh An Giang. Đối với mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình, tác giả sử dụng công cụ hồi quy tương quan để giải thích mối quan hệ giữa lợi nhuận với các yếu tố được đưa vào mô hình. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu quả của nhóm nông hộ có tham gia mô hình cao và ổn định hơn so với nhóm hộ chưa tham gia mô hình Cánh đồng mẫu lớn. Đây là cơ sở để tiếp tục phát triển mô hình canh tác lúa này trong tương lai.

16

CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG

3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG

3.1.1 Vị trí địa lý

Tân Hiệp là huyện của tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, phía Nam giáp huyện Giồng Riềng, phía Đông giáp huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp huyện Hòn Đất, thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.

Nguồn: Trung tâm KNKN huyện Tân Hiệp, 2004

17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Tân Hiệp và 9 xã. Bảng 3.1 Các xã, thị trấn thuộc huyện Tân Hiệp

Đv tính: ha

Tên xã - thị trấn Diện tích tự nhiên

- Thị Trấn Tân Hiệp - Xã Tân Hiệp A - Xã Tân Hiệp B - Xã Tân Hoà - Xã Thạnh Đông A - Xã Thạnh Đông B - Xã Thạnh Đông - Xã Thạnh Trị - Xã Tân Thành - Xã Tân Hội - Xã Tân An 113,07 4.011,35 3.374,18 3.524,87 4.604,05 5.543,07 5.445,54 4.117,90 3.343,89 4.393,93 3.461,96

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Tân Hiệp, 2014

Huyện Tân Hiệp nằm trải dài trên tuyến quốc lộ 80, là cửa ngõ thông thương giữa thành phố Rạch Giá với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là một trong số các huyện dẫn đầu tỉnh về mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, năng suất và trình độ sản xuất nông nghiệp đứng đầu trong tỉnh và là huyện có mô hình Hợp tác xã đạt hiệu quả cao.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

Với diện tích đất tự nhiên là 41.933.81 ha chiếm 6.7 % diện tích toàn tỉnh Kiên Giang; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 36.655 ha, chiếm 86.3% diện tích tự nhiên.

Đồng ruộng phần nhiều được phân chia thành từng ô thửa với kích thước 30 x 1000m, có hệ thống kênh rạch chằng chịt có lượng phù sa màu mỡ bồi đắp, đây là một điều thuận lợi cho việt sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng.

18

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.3.1 Kinh tế 3.1.3.1 Kinh tế

Đời sống kinh tế cư dân huyện Tân Hiệp đạt mức khá trong tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 12,57%.

3.1.3.2 Văn hóa- Xã hội- Giáo dục

Với dân số hiện nay là 144.596 người, huyện Tân Hiệp gồm 29.680 hộ, trong đó 78% số hộ có tham gia sản xuất nông nghiệp. Về mặt văn hóa, trên địa bàn huyện chủ yếu là người dân tộc kinh và một số ít dân tộc khác, bên cạnh đó, đây được xem là huyện có đông đồng bào theo đạo Công giáo nhiều nhất trong tỉnh, chiếm gần 40% dân số.

Về giáo dục: Với đội ngũ giáo viên 1624 người và 1137 phòng học đã đáp ứng đủ cho 37.060 học sinh của huyện.

Định hướng cho học sinh: những học sinh sau khi tốt nghiệp cấp III đã thi vào các trường Đại học, Cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp. Số còn lại là những học sinh đã nghỉ khi chưa tốt nghiệp cấp II, III, hoặc tốt nghiệp mà không đi học thêm thì được khuyến khích học nghề tại trường dạy nghề của huyện. Dần dần xây dựng được một đội ngũ tri thức, giải quyết được tình trạng thất nghiệp tại địa phương.

Trong những năm gần đây, đời sống vật chất của người dân ngày được cải thiện, cùng với đó là đời sống tinh thần của người dân cũng ngày được nâng lên, các chương trình khuyến nông, giới thiệu sản phẩm, các cuộc thi, hội chợ, ca nhạc,…đã về không chỉ ở Thị trấn mà còn lan xuốn các xã nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi đã góp phần xua tan sự hẻo lánh của vùng đồng quê, đồng thời nó cũng dần làm thay đổi diện mạo của huyện Tân Hiệp.

3.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp 3.1.4.1 Chăn nuôi 3.1.4.1 Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi được giữ vững và phát triển. Gắn với an toàn dịch bệnh, tổ chức tốt công tác tiêm phòng vaccin cho đàn gia súc, gia cầm kết hợp hướng dẫn cho bà con nông dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh; cấp 170 lít thuốc sát trùng cho 3500 hộ chăn nuôi, tổ chức phun xịt thuốc sát trùng, vệ sinh tiêu độc chuồng trại, ngăn chặn mầm bệnh.

19

3.1.4.2 Trồng trọt

Sản xuất lúa cao sản 02 vụ/năm ( Đông Xuân – Hè Thu), diện tích sản xuất: 72.372 ha, năng suất lúa bình quân 14,3tấn/ha/năm.

Ngoài ra, huyện còn tổ chức các chương trình phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại lúa, phát triển mô hình V-A-C, tổ chức sản xuất lúa chât lượng cao gắn với bao tiêu sản phẩm.

3.1.4.3 Thủy sản

Diện tích ao nuôi thuỷ sản trong toàn huyện: 761ha, (trong đó diện tích ao nuôi trên ruộng là 500ha, nuôi cá tra công nghiệp là 61 ha, diện tích ao – mương vườn là 200ha) sản lượng ước đạt 8.950 tấn/năm. Phong trào nuôi cá nước ngọt từng bước được nhân dân cải tạo ao đìa – mương vườn, các hộ nuôi cá theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp gia tăng, tập trung ở các xã Thạnh Đông, Thị trấn Tân Hiệp, Tân Hiệp A, Tân Hiệp B và Tân Thành.

3.2 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG ĐỒNG LỚN TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG

3.2.1 Tình hình triển khai thực hiện trong những năm qua

Nhằm phát huy tiềm lực nông nghiệp và phát triển theo xu hướng nông nghiệp xanh- sạch, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tăng giá trị nông

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện tân hiệp tỉnh kiên giang (bản chính) (Trang 25)