Những mặt đã đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát quyết toán vốn đầu tư dự án tại sở tài chính tỉnh bình định (Trang 81 - 91)

IV Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng

6 Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

2.3.1. Những mặt đã đạt đƣợc

-Hệ thống các văn bản pháp luật về ngân sách nhà nƣớc quy định khá đầy đủ, chi tiết, rõ ràng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện các công việc trong kiểm soát quyết toán dự án hoàn thành.

- Các quy định của pháp luật thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thay đổi trong cơ chế quản lý, thực trạng kinh tế, xã hội và yêu cầu mới trong công tác kiểm soát quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc tại Sở Tài chính tỉnh Bình Định

- Công tác kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong giai đoạn kết thúc dự án đầu tƣ, là công tác kiểm soát toàn bộ trình tự thủ tục thực hiện các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc phù hợp với từng thời kỳ thực hiện của dự án nhƣ hồ sơ pháp lý, nguồn vốn đầu tƣ của dự án, chi phí đầu tƣ của dự án, tình hình thanh toán vốn và công nợ của dự án,..vì vậy hồ sơ dự án cơ bản đầy đủ theo quy định.

- Các quy định về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình đã đƣợc Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, các cơ quan, ban, ngành tại địa phƣơng,... ban hành đầy đủ, tƣơng đối chặt chẽ và phần lớn các chủ đầu tƣ, nhà thầu xây dựng, đơn vị tƣ vấn trong lĩnh vực xây dựng đều tuân thủ theo các quy định của Nhà nƣớc.

- Công tác kiểm soát quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc tại Sở Tài chính tỉnh Bình Định đã tiếp tục đƣợc củng cố, nâng cao vị trí, vai trò trong công tác quản lý ngân sách tài chính và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong công tác kiểm soát quyết toán.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, công tác quản lý và kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ dự án tại Sở Tài chính tỉnh Bình cũng không tránh khỏi những hạn chế, cụ thể là:

* Về bộ máy kiểm soát:

Năng lực cán bộ qua thực tiễn công tác kiểm soát quyết toán vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:

Với đội ngũ làm công tác kiểm soát quyết toán dự án hoàn thành mỏng, số lƣợng ít kèm theo một số chính sách về luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác cũng ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng kiểm soát quyết toán. Một số cán bộ mới kịp tiếp cận công việc đƣợc 3-5 năm đã chuyển đổi công tác, cán bộ mới về tiếp nhận công tác phải học việc từ đầu, trong khi thời hạn kiểm soát quyết toán dự án hoàn thành rất ngắn (đối với dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và nhóm C là 01 tháng, dự án nhóm B 2 tháng và nhóm A 4 tháng) dẫn đến có những nội dung trong kiểm soát không đƣợc cán bộ kiểm soát xem xét kỹ lƣỡng.

Năng lực của cán bộ nhận hồ sơ qua bộ phận một cửa còn nhiều hạn chế, khối lƣợng hồ sơ đi kèm theo dự án rất lớn. Nhiều dự án kéo dài qua nhiều năm gây khó khăn rất lớn trong việc soát xét, kiểm tra hồ sơ nên không tránh khỏi việc hồ sơ đã nhận, bàn giao cho cán bộ kiểm soát nhƣng không đủ, phải chờ bổ sung gây ảnh hƣởng đến tiến độ kiểm soát theo quy định về thời hạn kiểm soát quyết toán tại Thông tƣ số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính và đƣợc thay thế bởi Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính.

Trình độ nhận thức của cán bộ kiểm soát không đồng đều, khả năng phát hiện những những sai sót còn hạn chế. Chính sách chế độ về đầu tƣ XDCB cũng còn nhiều bất cập, chồng chéo nên cách hiểu của mỗi ngƣời một khác.

Kỹ năng sử dụng máy vi tính của nhiều cán bộ kiểm soát hạn chế, chƣa có đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin; việc lƣu trữ, khai thác thông tin, số liệu và tổng hợp, phân tích, báo cáo… vẫn cơ bản thực hiện theo phƣơng pháp thủ công, tốn nhiều thời gian, công sức nhƣng hiệu quả chƣa cao.

Hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm phát hiện sai phạm mà chƣa nâng lên thành nhận định đánh giá để dự báo chính xác tình hình; kiến nghị đề ra các phƣơng án tối ƣu về quản lý chƣa nhiều; hạn chế về ngoại ngữ, chƣa tiếp cận, sử dụng thành thạo đƣợc các thiết bị kỹ thuật hiện đại trong các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Công tác tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ kiểm soát không đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, cán bộ kiểm soát cập nhật các kiến thức chuyên môn mới nhất về lĩnh vực của mình chủ yếu qua mạng thông tin, ít đƣợc tập huấn trực tiếp dẫn đến những hạn chế về chất lƣợng, hiệu quả trong công tác kiểm soát những dự án có quy mô lớn, phức tạp

* Về nội dung kiểm soát:

Hồ sơ pháp lý một số dự án chƣa đầy đủ do quá trình sáp nhập, giải thể, chuyển chủ đầu tƣ, thay đổi cán bộ kế toán, kỹ thuật. Hiện nay, các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã và đang bắt đầu hoàn thành để bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng việc tập hợp hồ sơ để quyết toán cũng gặp rất nhiều khó khăn do dự án kéo dài nhiều năm, nhiều hợp phần, đặc biệt là các dự án lớn có hợp phần bồi thƣờng, GPMB giao cho các huyện làm chủ đầu tƣ

Công tác đấu thầu vẫn còn những tồn tại hạn chế. Việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng chƣa đƣợc đáp ứng tỷ lệ theo lộ trình theo

quy định tại Thông tƣ liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - Bộ Tài chính; một số hồ sơ thiết kế, dự toán còn thiếu sót, chất lƣợng chƣa cao, trong quá trình triển khai thực hiện còn phải tổ chức điều chỉnh, bổ sung khối lƣợng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng, làm ảnh hƣởng đến tiến độ dự án; một số chủ đầu tƣ chƣa làm hết trách nhiệm mà thƣờng giao phó cho tƣ vấn đấu thầu; đội ngũ chuyên gia về đấu thầu của các đơn vị tƣ vấn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm do vậy chất lƣợng một số cuộc thầu chƣa cao;

Một số dự án, gói thầu còn chậm tiến độ do các nguyên nhân khách quan nhƣ: thời tiết không thuận lợi, điều kiện huy động nguồn vốn khó khăn… và do nguyên nhân chủ quan: vƣớng mắc trong công tác bồi thƣờng GPMB để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu; năng lực, kinh nghiệm thi công của nhà thầu, năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành của chủ đầu tƣ còn những hạn chế nhất định dẫn đến tiến độ ở một số gói thầu còn chậm so với yêu cầu, phải gia hạn, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Cơ cấu vốn đầu tƣ thực hiện chƣa phù hợp với cơ cấu vốn đầu tƣ đƣợc duyệt do chƣa bố trí đủ nguồn vốn đáp ứng tiến độ khối lƣợng thực hiện của dự án dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài.

Chất lƣợng công tác khảo sát, lập thiết kế BVTC của đơn vị tƣ vấn còn hạn chế, chƣa khảo sát đúng thực trạng hiện trƣờng nên quá trình thực hiện phải điều chỉnh thiết kế, dự toán nhiều lần, một số khối lƣợng, định mức, đơn giá đƣa vào lập dự toán chƣa chính xác, còn tính trùng, tính thừa làm tăng giá gói thầu.

Công tác chỉ đạo điều hành thi công chƣa tốt nên phải điều chỉnh tiến độ thi công so với đƣợc duyệt ban đầu làm tăng chi phí đầu tƣ do yếu tố trƣợt giá, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Công tác quản lý chi phí đầu tƣ của chủ đầu tƣ chƣa phát hiện đƣợc các sai sót để loại bỏ khỏi giá trị nghiệm thu thanh toán nên cơ quan kiểm toán

nhà nƣớc, kiểm toán độc lập và cơ quan kiểm soát đã giảm trừ giá trị quyết toán. Năng lực và cách hiểu khác nhau nên mỗi chủ đầu tƣ, nhà thầu xây dựng, đơn vị tƣ vấn có cách tính từng loại chi phí đầu tƣ xây dựng cũng khác nhau không đúng quy định các văn bản Nhà nƣớc đã ban hành. Chính vì vậy trong quá trình kiểm soát, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành cho thấy có những sai phạm thƣờng gặp về cách tính các chi phí nhƣ chi phí xây dựng, tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, chi phí khác không đúng quy định. Theo báo cáo kết quả kiểm soát các dự án hoàn thành thì một số đơn vị tƣ vấn tính sai các chi phí lập tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, trong đó chi phí lập Báo cáo kinh kế kỹ thuật, chi phí lập dự án không đúng quy định về loại và cấp công trình đã đƣợc cấp quyết định đầu tƣ phê duyệt tại quyết định đầu tƣ. Theo quy định hƣớng dẫn về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và đầu tƣ xây dựng công trình quy định chi phí lập dự án, lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xác định theo định mức tỉ lệ phần trăm và nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chƣa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tƣ của dự án, trong Báo cáo kinh tế kỹ thuật đƣợc duyệt. Tuy nhiên, một số đơn vị tƣ vấn khi tính chi phí này đã tách riêng từng loại công trình trong dự án là không đúng quy định đã nêu trên. Mặt khác, chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng thuộc chi phí khác theo quy định thì chủ đầu tƣ khi tính chi phí kiểm toán quyết toán, chi phí kiểm soát quyết toán không cộng chi phí lãi vay vào tổng mức đầu tƣ do đó làm cho tỉ lệ định mức chi phí kiểm soát, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán nhân với tỉ lệ định mức tăng, từ đó làm cho hai chi phí này tăng cao (chi phí lãi vay đối với các dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ: 2BOT, 3BTO, 4BT,.. hoặc dự án đầu tƣ từ nguồn vốn vay nƣớc ngoài).

Công tác lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của chủ đầu tƣ thƣờng chậm so với quy định tại điều 19 Thông tƣ số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 và điều 22 Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính do hiện nay một số công trình xây dựng chậm tiến độ thi công gây

chậm trễ trong công tác bàn giao công trình đƣa vào sử dụng và đã ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn đầu tƣ, gây nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài, không tất toán đƣợc tài khoản của dự án, không hạch toán tăng tài sản kịp thời cũng nhƣ việc theo dõi, quản lý tài sản sau đầu tƣ.

Bên cạnh đó, việc chậm trễ tiến độ thi công đã dẫn đến giảm hiệu quả đầu tƣ, làm tăng chi phí đầu tƣ bổ sung phát sinh do kéo dài thời gian thi công ảnh hƣởng đến thời gian quyết toán dự án hoàn thành. Đối với những công trình chậm tiến độ thi công khi kiểm soát chi phí xây dựng đặc biệt cần lƣu ý việc tính bù chênh lệch giá nhân công, ca máy, giá nhiên, vật liệu không đƣợc tính phần khối lƣợng chậm trễ tiến độ do lỗi nhà thầu gây ra. Đồng thời, kiểm tra rà soát tiến độ chi tiết toàn bộ công trình theo từng phần công việc phải phù hợp với tiến độ thi công của hợp đồng, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trƣờng hợp tiến độ công trình chậm trễ do thực hiện các chủ trƣơng của cấp quyết định đầu tƣ hoặc do nguyên nhân khách quan thì chủ đầu tƣ phải có báo cáo giải trình xác định rõ phần công việc đƣợc gia hạn tiến độ thực hiện nhƣ do công tác đền bù giải phóng mặt bằng, do thời tiết, hỏa hoạn,...

Công tác kiểm tra, giám sát việc xử lý nợ đọng và tất toán tài khoản sau quyết toán dự án hoàn thành chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Công tác thanh tra xử lý triệt để các vi phạm trong công tác quyết toán vốn đầu tƣ các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nƣớc chƣa đƣợc thực hiện, đặc biệt là đối với các khoản thu hồi nộp trả ngân sách theo quy định, cụ thể:

+ Chƣa xử lý vi phạm đối với các Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi kiểm soát quyết toán sai quy định gây lãng phí vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

+ Chƣa xử lý vi phạm đối với Chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án có hành vi

Điều 18 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà ở và công sở;

+ Chƣa xử lý vi phạm đối với Nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Điều 31 Nghị định số

121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà ở và công sở;

+ Chƣa tham mƣu cho cấp trên của chủ đầu tƣ không giao dự án đầu tƣ mới cho chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên theo quy định tại Điều 22 Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC. + Chƣa chủ động trong việc đôn đốc các chủ đầu tƣ rà soát lại các dự án đã hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa lập, nộp báo cáo quyết toán dự án theo quy định để xác định rõ nguyên nhân chậm quyết toán, những khó khăn vƣớng mắc cụ thể của từng trƣờng hợp, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn báo cáo ngƣời quyết định đầu tƣ để khẩn trƣơng xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán, đặc biệt đối với các dự án hoàn thành chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên phải tham mƣu cho UBND tỉnh công bố công khai danh sách các chủ đầu tƣ, đơn vị còn dự án vi phạm quy định thời gian lập, kiểm soát, phê duyệt quyết toán; làm rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành.

Các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên theo quy định về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành quy định tại Điều 6 Thông tƣ số 19/2016/TT-BTC vẫn đƣợc giao dự án

các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên.

Các nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán hợp đồng hoặc sau 06 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán, nhà thầu không hoàn trả kịp thời số vốn giảm trừ những vẫn đƣợc tham gia các gói thầu mới.

* Về công cụ kiểm soát

Hệ thống văn bản, hƣớng dẫn thực hiện kiểm soát quyết toán dự án hoàn thành cơ bản đầy đủ, tuy nhiên các chế tài để ràng buộc trách nhiệm của những ngƣời trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát chƣa chặt chẽ, đặc biệt về trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại xảy ra do việc kiểm soát để xảy ra sai sót.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát quyết toán vốn đầu tư dự án tại sở tài chính tỉnh bình định (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w