- Xây dựng Nhà vệ sinh trƣờng học cho 3 các trƣờng tiểu học trong thành phố Quy
4 Gói thầu 3: Cung cấp thiết bị xử lý rác thả
2.2.3. Thực trạng kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ dự án tại Sở Tài chính tỉnh Bình Định
tỉnh Bình Định
Theo quy định tại Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 20/5/2016 của UBND tỉnh Bình Định thì chỉ thực hiện lựa chọn nhà thầu kiểm toán để kiểm toán báo cáo quyết toán vốn trƣớc khi trình kiểm soát phê duyệt quyết toán đối với các gói thầu có giá trị xây dựng từ 120 tỷ đồng trở lên; không thực hiện kiểm toán đối với chi phí đền bù giải tỏa và các gói thầu thiết bị thuộc các công trình trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế các dự án có gói thầu xây dựng từ 120 tỷ đồng trở lên là rất ít và từ khi Quyết định này có hiệu lực thì Sở Tài chính cũng chƣa có trƣờng hợp kiểm soát quyết toán đối với dự án đã kiểm toán. Hơn nữa, công tác kiểm soát đối với các dự án đã kiểm toán cũng đƣợc thực hiện theo các bƣớc giống nhƣ kiểm soát đối với dự án không kiểm toán, chỉ có một điểm khác là kiểm soát dựa trên kết quả báo cáo kiểm toán. Do đó, trong đề tài này, tác giả sẽ lồng ghép để trình bày chung vào trong nội dung thực hiện công tác kiểm soát quyết toán.
Trong giai đoạn thực hiện công tác kiểm soát, việc áp dụng kỹ thuật kiểm toán tính tuân thủ là một đặc trƣng trong kiểm soát Báo cáo quyết toán, các cán bộ kiểm soát căn cứ vào các cơ sở pháp lý, các văn bản pháp quy về xây dựng cơ bản để thực hiện kiểm soát. Các phƣơng pháp kiểm soát chủ yếu đƣợc thực hiện là phƣơng pháp chọn mẫu, tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh để kiểm tra xác định tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu quyết toán chi đầu tƣ xây dựng cơ bản. Nội dung kiểm soát quyết toán đƣợc thể hiện rõ trong kiểm soát Báo cáo quyết toán các công trình mà tác giả chọn dƣới đây
* Kiểm soát hồ sơ pháp lý
Khi tiến hành kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án, cán bộ kiểm soát kiểm tra trình tự lập và duyệt văn bản, thẩm quyền phê duyệt dự án có theo đúng quy định tại Quyết định 15/2016/QĐ-UBND ngày 20/5/2016 của UBND tỉnh Bình Định không, trình tự lựa chọn nhà thầu của các gói thầu theo quy định của pháp
luật về đấu thầu và việc thƣơng thảo và ký kết các hợp đồng giữa chủ đầu tƣ với các nhà thầu so với các quy định của pháp luật về hợp đồng và quyết định trúng thầu; hình thức giá hợp đồng có tuân thủ đúng quyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền không?
Mục đích của việc kiểm soát hồ sơ pháp lý của dự án nhằm để đƣa ra những nhận xét, đánh giá về việc chấp hành các quy định của Nhà nƣớc trong quá trình đầu tƣ xây dựng dự án nhƣ: Quyết định đầu tƣ, các thủ tục thực hiện dự án, hình thức quản lý dự án, phƣơng thức xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị, nghiệm thu bàn giao cho đơn vị sử dụng. Đồng thời đƣa ra nhận xét về việc chấp hành các quy định, thực hiện chức năng của các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý đầu tƣ xây dựng (chủ đầu tƣ, Ban Quản lý dự án, đơn vị tƣ vấn, nhà thầu, cơ quan thanh toán, cho vay vốn) theo cơ chế quản lý đầu tƣ, xây dựng và quy định của pháp luật.
* Kiểm soát nguồn vốn đầu tư
- Kiểm tra, đối chiếu cơ cấu vốn và số vốn đầu tƣ thực hiện, đã thanh toán theo từng nguồn vốn qua các năm so với số đƣợc phê duyệt.
- Kiểm tra sự phù hợp giữa thực tế sử dụng nguồn vốn đầu tƣ so với cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ xác định trong quyết định đầu tƣ.
- Kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tƣ của dự án có chấp hành đúng chế độ và thẩm quyền quy định không.
Để thực hiện nội dung này, cán bộ kiểm soát thƣờng dùng kỹ thuật kiểm tra đối chiếu. Với kỹ thuật này, cán bộ kiểm soát thực hiện:
- Đối chiếu nguồn vốn đầu tƣ trên Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ XDCB với các quyết định phê duyệt ban đầu, Báo cáo Nguồn vốn đầu tƣ của dự án qua các năm, Báo cáo Chi tiết theo các nguồn vốn đầu tƣ.
- Kiểm tra chọn mẫu các chứng từ cấp phát vốn, nhận vốn, rút vốn qua các năm; đối chiếu báo cáo đề nghị quyết toán của đơn vị với bảng đối chiếu thanh toán, tạm ứng số liệu của Kho bạc nhà nƣớc.
Mục đích của việc kiểm soát nguồn vốn đầu tƣ là đƣa ra nhận xét về việc cấp phát, thanh toán, cho vay và sử dụng vốn đầu tƣ có tuân thủ theo các quyết định đƣợc phê duyệt và các quy định pháp lý có liên quan về nguồn vốn đã đầu tƣ, mục đích sử dụng, mức vốn đầu tƣ, thủ tục cấp phát thanh toán vốn. Các thủ tục này đảm bảo là nguồn vốn đã ghi nhận trên báo cáo đề nghị quyết toán của đơn vị là có đầy đủ chứng từ chứng minh và phù hợp với bảng đối chiếu tình hình thanh toán vốn đầu tƣ của Kho bạc Nhà nƣớc.
* Kiểm soát chi phí đầu tư
Đây là nội dung cơ bản nhất của công tác kiểm soát quyết toán dự án đầu tƣ XDCB bởi nó quyết định giá trị đầu tƣ đƣợc quyết toán của dự án. Do đặc thù của các loại chi phí này nên sẽ có sự phân công công việc nhƣ sau:
Các vấn đề liên quan đến kỹ thuật: chi phí xây dựng sẽ đƣợc xem xét phần khối lƣợng, đơn giá bởi những ngƣời có chuyên môn về xây lắp, chi phí thiết bị.
Các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán: việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, sự phù hợp giữa báo cáo và hóa đơn chứng từ (hóa đơn tài chính, hợp đồng, thanh lý hợp đồng) sẽ do những ngƣời có chuyên môn về tài chính, kế toán kiểm tra.
* Kiểm soát chi phí xây dựng
Đây là phần hành có thể nói là phức tạp nhất, tốn thời gian và công sức của các cán bộ trong quá trình kiểm soát dự án đầu tƣ XDCB. Nội dung kiểm soát chi phí xây dựng gồm:
- Kiểm soát giá trị khối lƣợng quyết toán so với dự toán đƣợc duyệt, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh.
-Kiểm soát việc tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc trong việc áp dụng
đơn giá, định mức, hệ số trƣợt giá, phụ phí (trong trƣờng hợp chỉ định thầu), áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trƣờng hợp đấu thầu).
- Kiểm soát việc tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu).
- Kiểm soát việc sử dụng chủng loại vật liệu phù hợp với thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu.
Mục đích của việc kiểm soát chi phí xây dựng là để xác minh giá trị chi phí xây dựng đã đƣợc báo cáo là hợp lý và phù hợp với thực tế và trong phạm vi đƣợc phê duyệt. Chi phí xây dựng đƣợc hình thành bởi hai yếu tố là khối lƣợng và đơn giá.
- Thứ nhất, Khối lƣợng xây lắp của công trình phải phù hợp với thiết kế kỹ thuật đã đƣợc phê duyệt, trong phạm vi dự toán đã đƣợc phê duyệt hoặc có phê duyệt phát sinh bổ sung, đã thực tế thi công đƣợc xác nhận bởi các bên liên quan (chủ đầu tƣ, tƣ vấn giám sát, nhà thầu), đảm bảo phù hợp với định mức, tiêu chuẩn đã đƣợc ban hành và đảm bảo về chất lƣợng.
- Thứ hai, Đơn giá xây lắp của công trình là yếu tố khá phức tạp, chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, biến động thƣờng xuyên, mang tính thời điểm và phải tuân thủ những văn bản pháp quy của các cấp có thẩm quyền tại từng thời điểm. Ngoài ra, đơn giá cũng chịu tác động của phƣơng thức thực hiện các hợp đồng xây lắp: phƣơng thức đấu thầu hay chỉ định thầu, đấu thầu trong trƣờng hợp có điều chỉnh giá hay không điều chỉnh giá.
Để thực hiện kiểm soát, cán bộ kiểm soát cần áp dụng kết hợp một số thủ tục, kỹ thuật kiểm toán: kiểm tra hệ thống, kiểm tra chi tiết thông qua tính toán, đối chiếu, phỏng vấn, quan sát thực tế, kiểm kê để có thể thu thập đƣợc bằng chứng thuyết phục.
Kỹ thuật tính toán đƣợc các cán bộ kiểm soát sử dụng nhiều nhất trong quá trình kiểm soát chi phí xây lắp, cách làm chủ yếu là sẽ chọn mẫu có giá trị lớn hoặc hạng mục có khối lƣợng lớn ví dụ các công tác chính nhƣ bê tông, sắt, xây, trát, sơn, cửa,…
Về kiểm soát khối lƣợng, cán bộ kiểm soát thực hiện bóc tách lại khối lƣợng theo bản vẽ hoàn công, đối chiếu khối lƣợng theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu, từ đó xác định khối lƣợng thanh toán vƣợt
hoàn công, khối lƣợng tính trùng, khối lƣợng không đúng thiết kế. Trong phần kiểm tra này, cán bộ kiểm soát đặc biệt quan tâm đến các khối lƣợng phát sinh, bổ sung bởi các khối lƣợng này thƣờng xảy ra sai sót, việc kiểm tra dựa trên hồ sơ quyết toán chi tiết, hoàn công và đặc biệt là các cơ sở pháp lý để đƣợc thanh toán, phê duyệt.
Về kiểm tra đơn giá, cán bộ kiểm soát phải căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể, phụ thuộc vào hình thức lựa chọn nhà thầu và loại hợp đồng giao nhận thầu.
+ Đối với công trình chỉ định thầu: Cán bộ kiểm soát xem xét công trình có thuộc diện đƣợc chỉ định thầu hay không? Kiểm tra việc áp dụng đơn giá theo quy định, đúng thời điểm quyết toán. Đối với các công tác mới chƣa có trong đơn giá của địa phƣơng thì cần phải xem xét việc xây dựng đơn giá có hợp lý so với giá thực tế trên thị trƣờng tại thời điểm, có đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định không?
+ Đối với công trình đấu thầu trong trƣờng hợp hợp đồng điều chỉnh giá: Kiểm tra điều kiện dự án có thuộc diện đƣợc điều chỉnh giá theo quy định của Nhà nƣớc hay không? Việc áp dụng công thức điều chỉnh giá có đúng quy định và phù hợp với hồ sơ mời thầu đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không.
+ Đối với công trình đấu thầu trong trƣờng hợp hợp đồng không điều chỉnh giá, hợp đồng trọn gói: Kiểm tra việc xác định giá trúng thầu có đúng quy định không? So sánh đơn giá trong quyết toán với giá trúng thầu hợp lệ và các điều kiện của hợp đồng quy định. Đặc biệt lƣu ý đến trƣờng hợp có sự thay đổi chủng
*Công trình: Đập dâng suối Lâu và hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt làng Chồm, xã Canh Liên Chủ đầu tƣ: UBND huyện Vân Canh
Cấp quyết định đầu tƣ: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bình Định; Loại và cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp III
Bảng 2.5. Bảng tính chi tiết chênh lệch
STT Nội dung chi phí
Tổng cộng chi phí
I Bồi thƣờng, GPMB
1 Bồi thƣờng, GPMB