PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát quyết toán vốn đầu tư dự án tại sở tài chính tỉnh bình định (Trang 120 - 136)

IV Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng

PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015

của Chính phủ)

TTT Loại dự án đầu tƣ xây dựng công trình

I Dự án quan trọng quốc gia

1. Theo tổng mức đầu tƣ:

Dự án sử dụng vốn đầu tƣ công

2. Theo mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng, bao gồm:

a) Nhà máy điện hạt nhân;

b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 hec ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 hec ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trƣờng từ 500 hec ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 hec ta trở lên;

c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nƣớc từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 hec ta trở lên;

d) Di dân tái định cƣ từ 20.000 ngƣời trở lên ở miền núi, từ 50.000 ngƣời trở lên ở các vùng khác;

e) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần đƣợc Quốc hội quyết định.

II Nhóm A

1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt. 2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia

về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh.

II.1

3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia.

4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ.

5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. 1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân

bay, đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ.

2. Công nghiệp điện.

3. Khai thác dầu khí

II.2

4. Hóa chất, phân bón, xi măng.

5. Chế tạo máy, luyện kim.

6. Khai thác, chế biến khoáng sản.

7. Xây dựng khu nhà ở

1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại 1 Mục II.2.

2. Thủy lợi.

II.3

3. Cấp thoát nƣớc và công trình hạ tầng kỹ thuật.

4. Kỹ thuật điện.

6. Hóa dƣợc.

7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2.

8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2

9. Bƣu chính, viễn thông

II.4 1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy

sản.

2. Vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới

4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3

II.5 1. Y tế, văn hóa, giáo dục;

2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

3. Kho tàng;

4. Du lịch, thể dục thể thao;

5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2.

III Nhóm B

III.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2

TTT Loại dự án đầu tƣ xây dựng công trình

III.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4

III.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5

IV NHÓM C

IV.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2

IV.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3

IV.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4

Phụ lục số 3

Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Tài chính tỉnh Bình Định

1. Môi trƣờng kiểm soát

* Sự liêm chính và giá trị đạo đức

Sự liêm chính, giá trị đạo đức và chuyên môn của cán bộ lãnh đạo trong Ban Giám đốc, Đảng ủy đƣợc thể hiện nhƣ sau: Ban Giám đốc đều là những cán bộ có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, luôn tâm huyết với ngành, với đơn vị, sống chan hòa, giản dị, gần gũi với mọi ngƣời xung quanh, đƣợc mọi ngƣời trong cơ quan kính trọng và quý mến.

Hàng năm, cơ quan đều thực hiện công tác công khai tài sản của cán bộ lãnh đạo trong Ban Giám đốc, Trƣởng, Phó phòng phụ trách chuyên môn và Đảng viên trong cơ quan

* Năng lực nhân viên

Năng lực và trình độ chuyên môn của CBCC ở Sở Tài chính tỉnh Bình Định nhìn chung đã đáp ứng vị trí công tác chuyên môn, cho đến cuối năm 2019, tổng số CBCC của Sở Tài chính là: 64 ngƣời, trong đó trình độ thạc sĩ là 17 ngƣời, trình độ đại học là 46 ngƣời, trình độ trung cấp là 01 ngƣời. Tuy nhiên, cần phải bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ cán bộ mới tuyển dụng để có thể đáp ứng nhu cầu công việc và thay thế các CBCC sắp nghỉ hƣu theo chế độ. Đội ngũ CBCC có năng lực chuyên môn và năng lực công tác tốt sẽ là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả công việc của cơ quan.

* Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo

Lãnh đạo cơ quan rất quan tâm đến việc thực hiện các chỉ tiêu đƣợc giao, thông qua việc phối hợp với cán bộ chủ chốt trong cơ quan cùng nhau bàn bạc mục tiêu, định hƣớng và các giải pháp thực hiện tại đơn vị nhằm tìm ra giải pháp thực hiện tối ƣu nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát hiện những vấn đề không phù hợp thì sẵn sàng điều chỉnh để đạt đƣợc mục tiêu.

định của pháp luật trong việc thực hiện công tác chuyên môn cũng nhƣ quản lý tài chính. Vì vậy, lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Bình Định luôn có thái độ và hành động đúng đắn trong quá trình thực hiện các quy định của nhà nƣớc thông qua việc Sở Tài chính tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 142/QĐ-STC ngày 15/5/2013 về quy chế chi tiêu nội bộ của Sở để minh bạch hóa vấn đề chi tiêu trong cơ quan.

Lãnh đạo Sở Tài chính thƣờng xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp công việc hàng tuần, khi cần thiết có thể hàng ngày để nắm bắt tiến độ thực hiện công việc. Kịp thời động viên, nhắc nhở và trao đổi tại các cuộc họp để tiếp nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi, đề xuất từ các trƣởng, phó phòng phụ trách để thấy đƣợc những bất cập trong công tác quản lý, điều hành đơn vị

*Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức hợp lý là yếu tố quan trọng giúp Ban Giám đốc thực hiện tốt chức năng điều hành đơn vị. Trong cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Bình Định, không có Ban Kiểm soát mà chỉ có Ban Thanh tra nhân dân trong đó, nhân sự Ban hầu hết đều làm kiêm nhiệm. Hiện cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính đƣợc thể hiện theo Hình 2.1 (đã trình bày ở trên). Việc quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều hành và xử lý kết quả công việc, tránh tình trạng đùn đẩy công việc giữa các bộ phận và là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc, xét thi đua khen thƣởng cuối năm.

* Chính sách nhân sự

Cơ quan luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dƣỡng lại đội ngũ, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để động viên, khuyết khích cán bộ trao dồi kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng công việc.

Chính sách bổ nhiệm của Sở Tài chính nhìn chung khá tốt, bổ nhiệm dựa vào các tiêu chí năng lực chuyên môn, khả năng quản lý, đạo đức tác phong…

do đó đã tạo động lực để cán bộ phấn đấu để trở thành cán bộ quản lý có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt góp phần làm môi trƣờng kiểm soát đƣợc tốt hơn.

Riêng chính sách tuyển dụng khá chi tiết. Cụ thể: Căn cứ vào biên chế đƣợc giao, số lƣợng, chức danh, tiêu chuẩn CBCC cần tuyển dụng hằng năm, Văn phòng Sở tham mƣu cho Ban Giám đốc lập kế hoạch và thông báo việc tuyển dụng công khai trên phƣơng tiện thông tin đại chúng và thông qua hội đồng sơ tuyển của Sở Tài chính đồng thời gửi hồ sơ về Sở Nội vụ để thi tuyển công chức, những cá nhân đƣợc tuyển dụng có đủ trình độ, tiêu chuẩn theo yêu cầu và đƣợc bố trí công tác phù hợp với chuyên môn đƣợc đào tạo. Ngƣời mới đƣợc tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời gian tập sự, xét kết quả công việc của ngƣời đó; nếu đạt yêu cầu thì ra quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch CBCC.

2. Đánh giá rủi ro

Nhận thức đƣợc những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, cơ quan đã ban hành văn bản hƣớng dẫn quy trình xử lý các nghiệp vụ. Các quy trình nghiệp vụ chính đƣợc chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, giúp cho cơ quan và CBCC tránh đƣợc những rủi ro về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro, thời gian qua, Sở Tài chính tỉnh Bình Định đã thực hiện những biện pháp sau:

- Để bảo vệ tài sản; hạn chế rủi ro mất mát, Sở Tài chính đã mua bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm cháy nổ và hệ thống phòng chống chữa cháy đầy đủ, đảm bảo an toàn cho hoạt động của cơ quan.

- Ban hành các quy định tất cả xe cộ của cơ quan đều có chỗ để xe theo quy định. Riêng xe ô tô có nhà để xe với cửa ra vào đều có khóa, tài sản của cơ quan đều có két, tủ có khóa để lƣu trữ cẩn thận. Đặc biệt còn quy định, ai không phận sự thì không đƣợc đến gần. Ở góc độ kiểm soát chung, Sở Tài chính bố trí tổ bảo vệ cơ quan trực 24/24. Do vậy, Sở Tài chính đã chủ động đƣợc việc kiểm soát rủi ro về mặt tài sản, hiện vật.

3. Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát tại Sở Tài chính tỉnh Bình Định đƣợc tóm lƣợc nhƣ

sau:

- Trong Ban Giám đốc có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, không có sự chồng chéo hoặc bỏ trống bất kỳ một lĩnh vực, nhiệm vụ công tác nào cả. - Tại các phòng ban trong Sở, đều có quy định chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, nhiệm vụ của từng nhân viên, quy trình kiểm soát công việc ở từng phòng và giữa các phòng ban có quan hệ với nhau. Trong đó, nguyên tắc bất kiêm nhiệm đƣợc tuân thủ triệt để, việc giải quyết xử lý về tài chính luôn tách bạch ra 3 khâu rõ ràng: phê duyệt xử lý, ghi sổ kế toán và bảo quản, giữ gìn tài sản.

Cơ quan có xây dựng quy chế hoạt động, quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ. Cơ quan có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Hệ thống máy tính buộc phải khai báo user và password trƣớc khi đăng nhập sử dụng. Cơ quan có phân quyền trong kiểm tra và tác nghiệp trên hệ thống phần mềm quản lý. Chứng từ kế toán đƣợc ghi chép trung thực và chính xác ngay từ khi phát sinh nghiệp vụ và đƣợc phê duyệt bởi nguời có trách nhiệm. Cơ quan thƣờng xuyên kiểm tra việc tuân thủ chính sách tiền lƣơng (về mức lƣơng cơ bản và các khoản trích theo lƣơng). Việc chi trả tiền lƣơng cho nhân viên hàng tháng đƣợc chuyển khoản qua ngân hàng.

* Quy trình tiền lương:

Hoạt động kiểm soát tiền lƣơng nhằm mục đích kiểm tra, đảm bảo sự công bằng trong sử dụng phân phối tiền lƣơng, tiền thƣởng, các chế độ của ngƣời lao

động trong cơ quan góp phần nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí, bảo đảm chế độ cho ngƣời lao động theo các quy định hiện hành.

Nội dung vận hành của quy trình: xác định cơ sở tính lƣơng (hệ số lƣơng, thâm niên công tác, phụ cấp chức vụ, các mức khoán chi nhƣ tiền cơm trƣa, xăng xe…), tính lƣơng, trả lƣơng cho ngƣời lao động và ghi nhận báo cáo.

- Tiền lƣơng và phụ cấp theo lƣơng: tính theo hệ số thang bảng lƣơng nhà nƣớc quy định, trả lƣơng theo thời gian, đều đƣợc thanh toán bằng danh sách và chuyển khoản vào tài khoản cá nhân trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 05 đầu tháng, nếu trùng vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật hoặc ngày lễ thì không quá ngày 10 đầu tháng.

- Các khoản khoán chi nhƣ xăng xe, văn phòng phẩm, tiền cơm trƣa, công tác phí đều đƣợc thanh toán bằng danh sách và chuyển khoản vào tài khoản cá nhân theo kỳ lƣơng mỗi tháng.

- Thu nhập tăng thêm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP: là khoản chi cho ngƣời lao động dựa vào nguồn kinh phí tiết kiệm, cân đối và đƣợc quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ và trả vào cuối mỗi tháng.

-Các khoản phúc lợi: chi vào các dịp lễ, tết, phân phối đều cho tất cả các

đối tƣợng trong cơ quan.

-Khấu trừ thuế TNCN theo quy định (nếu có).

Các hoạt động liên quan đến quy trình tiền lƣơng: thay đổi nhân sự trong kỳ (bổ nhiệm, điều chuyển, tuyển dụng, nghỉ việc, sa thải,…); tính lƣơng và các khoản thu nhập thƣờng xuyên của ngƣời lao động; kiểm soát và thanh toán lƣơng; ghi nhận và báo cáo tình hình thay đổi nhân sự, quỹ lƣơng trong kỳ.

Mô tả quy trình:

Hình 3.1PL Quy trình tiền lƣơng

(Nguồn: Sở Tài Chính tỉnh Bình Định, 2020)

+ Bƣớc 1: Khi có nhu cầu nhƣ nghỉ phép, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, nghỉ việc,… ngƣời lao động làm đơn đề xuất gửi trƣởng phòng quản lý trực tiếp xem xét, xác nhận. Các chứng từ liên quan nhƣ đơn xin nghỉ phép, giấy khám chữa bệnh, giấy ra viện…

+ Bƣớc 2: Trƣởng phòng quản lý trực tiếp ngƣời lao động ký duyệt đơn đề nghị từ các đề xuất của cá nhân và chuyển Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Tài chính ký giải quyết đơn đề nghị.

+ Bƣớc 3: Sau khi Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Tài chính ký giải quyết đơn đề nghị của ngƣời lao động,đơn đề nghị đƣợc chuyển cho Văn phòng Sở theo dõi, rà soát tình hình thay đổi nhân sự trong kỳ, sau đó thông báo cho kế toán làm cơ sở tính lƣơng và thu nhập vào trƣớc kỳ trả lƣơng.

+ Bƣớc 4: Kế toán căn cứ thông tin về thay đổi nhân sự trong kỳ tính bảng lƣơng hàng tháng và trình Giám đốc Sở Tài chính ký duyệt bảng lƣơng. + Bƣớc 5: Trên cơ sở có chữ ký duyệt của Giám đốc Sở, Kế toán tiến hành chuyển tiền thanh toán lƣơng qua ngân hàng (thông qua thẻ ATM).

Chứng từ liên quan đến quy trình: đơn đề nghị nghỉ phép, nghỉ ốm đau, thai sản…; giấy khám chữa bệnh, giấy ra viện…; bảng thanh toán tiền lƣơng; danh sách trả lƣơng; bảng kê thanh toán các khoản lƣơng và thanh toán cá nhân chuyển vào tài khoản ATM.

* Quy trình cấp phát kinh phí bằng lệnh chi tiền

Theo quy định của Luật NSNN (2015): Các nhiệm vụ chi đƣợc chi trả, theo hình thức lệnh chi tiền gồm: Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức KT- XH không có quan hệ thƣờng xuyên với ngân sách; chi trả nợ, viện trợ; chi lập quỹ dự trữ tài chính ngân sách tỉnh; chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới và một số khoản chi khác theo quyết định của Giám đốc Sở Tài chính.

Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nƣớc đƣợc giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Sở Tài chính xem xét, kiểm tra từng yêu cầu chi và nếu đảm bảo đủ các điều kiện thanh toán quy định thì ra lệnh chi trả cho tổ chức, cá nhân đƣợc hƣởng ngân sách. KBNN thực hiện xuất quỹ ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản hoặc cấp tiền mặt cho tổ chức, cá nhân đƣợc hƣởng ngân sách.

Quy trình cấp phát kinh phí bằng lệnh chi tiền là một chuỗi công việc nhƣ sau:

- Đối với các khoản chi có trong dự toán đƣợc giao: chuyên viên lập lệnh chi tiền bằng giấy trình Trƣởng phòng ký duyệt. Căn cứ chứng từ giấy đã đƣợc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát quyết toán vốn đầu tư dự án tại sở tài chính tỉnh bình định (Trang 120 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w