Định hƣớng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát quyết toán vốn đầu tư dự án tại sở tài chính tỉnh bình định (Trang 95 - 98)

IV Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT QUYẾT TOÁN VỐN

3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện

Hoàn thiện kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ dự án từ NSNN phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về đầu tƣ xây dựng và phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, cụ thể:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, triệt để Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tƣ các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nƣớc, Công văn số 4043/BTC-ĐT của Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, ngành, địa phƣơng quán triệt và khẩn trƣơng chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 12/8/2014 của UBND tỉnh về tăng cƣờng đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tƣ các dự án hoàn thành.

- Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ số: 1792/CT- TTg ngày 15/10/2011 về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn NSNN và vốn TPCP; Tăng cƣờng công tác quản lý nhằm giảm tối đa nợ đọng xây dựng cơ bản theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tƣ công.

- Chỉ đạo các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm về thời gian lập, thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015

của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng và Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nƣớc. Đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các chủ đầu tƣ, tổ chức tƣ vấn đầu tƣ và xây dựng, các nhà thầu trong việc chấp hành quy định về nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán khối lƣợng hoàn thành, lập hồ sơ quyết toán hợp đồng và quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành của Nhà nƣớc.

- Việc phân bổ nguồn lực còn phải bảo đảm cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hƣớng tiến bộ, bảo đảm hài hòa lợi ích các chủ thể Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động. Tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Một số hƣớng đổi mới kiểm soát chi đầu tƣ XDCB nhƣ sau:

+ Một là, hoàn thiện công tác kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ dự án phải đảm bảo tính đồng bộ và nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội. Trƣớc hết, phải có tính đồng bộ trong cơ chế chính sách, mọi thể chế, quy định phải minh bạch rõ ràng, dễ hiểu, công khai, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện thống nhất (tránh chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định), tham gia vào thị trƣờng và tiến hành hoạt động sản xuất, tiếp cận các yếu tố vốn, lao động, đất đai, công nghệ. Tiếp đó phải là đồng bộ giữa các khâu và các nội dung trong tổ chức thực hiện giữa các địa phƣơng, Bộ, ngành. Tránh tình trạng vận dụng khác nhau các cơ chế chính sách cả về nội dung lẫn thời gian, gây nên sự lộn xộn, tùy ý trong quản lý. Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội là một phƣơng hƣớng quan trọng trong hoàn thiện công tác kiểm soát, trong đó phải thể hiện qua các tiêu chí định tính và định lƣợng trong kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ dự án. Đó không chỉ là chống thất thoát lãng phí mà còn tận dụng nguồn lực để có sản phẩm đầu ra nhiều nhất, chất lƣợng nhất. Việt Nam là một nƣớc nghèo vì vậy việc quản lý, sử dụng nguồn lực này lại càng phải tiết kiệm,

không để vốn tồn đọng và nâng cao đƣợc chất lƣợng, công suất, quy mô các công trình, dự án cũng phải đƣợc quan tâm chú ý xem nhƣ một nguyên tắc trong lựa chọn và thực hiện đầu tƣ.

+ Hai là, Đổi mới công tác kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ dự án trong điều kiện hội nhập và mở cửa phải đảm bảo vừa phù hợp với điều kiện trong nƣớc, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế mà nƣớc ta đã cam kết, tạo cơ hội thu hút đƣợc nguồn lực bên trong và ngoài nƣớc cho sự phát triển kinh tế xã hội các dự án lớn. Đƣơng nhiên đó là một quá trình phải có bƣớc đi phù hợp, song phải đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế thị trƣờng chƣa hoàn chỉnh của thực tiễn để một mặt xây dựng thể chế phù hợp, mặt khác thuyết phục tuyên truyền, giáo dục để đƣa các chế độ chính sách vào thực tiễn.

+ Ba là, đổi mới công tác kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ dự án từ NSNN phải theo hƣớng hiện đại và góp phần thực hiện cải cách hành chính của Nhà nƣớc. Hiện đại hóa là việc đƣa nhiều thành tựu của công nghệ thông tin và các lý thuyết mô hình quản lý hiện đại vào quản lý. Đồng thời áp dụng các nguyên tắc, tiêu chí để thanh toán đánh giá quá trình kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ dự án, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhanh chính xác, hiệu quả và thuận tiện trong giải quyết các công việc với doanh nghiệp và nhân dân. Ngăn ngừa đƣợc các hiện tƣợng quan liêu tham nhũng, phát huy đƣợc vai trò của bộ máy quản lý Nhà nƣớc trong điều hành một cách chủ động, chính xác, kịp thời và hiệu quả.

+ Bốn là, Hoàn thiện công tác kiểm soát quyết toán vốn đầu tƣ dự án là quá trình hiện đại hóa quản lý thu chi NSNN theo hƣớng đơn giản về thủ tục hành chính. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình kiểm soát quyết toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát quyết toán vốn đầu tư dự án tại sở tài chính tỉnh bình định (Trang 95 - 98)