hóa dân tộc của Làng Văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam
Để làm tốt vai trò tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, Làng VHDL các DTVN đã tiến hành khảo cứu một cách đầy đủ và có hệ thống nguồn tài nguyên văn hóa của các địa phƣơng trên toàn quốc, chú trọng đến các di sản văn hoá có giá trị lịch sử, tồn tại trong trạng thái tĩnh, đồng thời chú ý đến các giá trị văn hóa phi vật thể đang tồn tại sống động trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc. Trên cơ sở đó, các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc gìn giữ và khai thác một cách khoa học, hợp lý, làm cho mỗi một giá trị luôn chú trọng thực hiện vai trò văn hóa không chỉ tồn tại bền vững mà còn đƣợc làm giàu đẹp hơn, phong phú hơn, không chỉ phổ biến ở địa phƣơng mình, cộng đồng dân tộc mình mà còn đƣợc tuyên truyền quảng bá rộng rãi tới nhân dân cả nƣớc và bạn bè quốc tế. Làng VHDL các DTVN mỗi năm đón hàng vạn lƣợt khách đến tham quan. Những phiên chợ vùng cao phía Bắc là để lại dấu ấn sâu sắc nhất với nhiều ngƣời khi đến với Làng. Nhiều du khách đƣa cả gia đình đến đây để mọi ngƣời đƣợc biết thêm về văn hóa của các dân tộc, mua những đặc sản, món ăn, bài thuốc do chính bà con mình làm, một cơ hội để tiếp cận với thực tế, những hình ảnh chân thực về văn hóa các dân tộc mà không chỉ là trong sách vở hay qua truyền hình nữa. Sau 5 ngày diễn ra các hoạt động tại chợ vùng cao vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2017, đã có hơn 2 vạn
lƣợt du khách tham dự trong đó có khoảng 500 lƣợt khách quốc tế. Bên cạnh đó, dịch vụ xe điện tham quan theo tuyến điểm (Chợ vùng cao - Làng Bana - Quảng trƣờng làng II - Quần thể Tháp Chăm) đã thực sự hấp dẫn du khách, thu hút hàng ngàn lƣợt khách. Niềm vui của khách tham quan cũng là thành công của Ban Tổ chức khi khách đón nhận, hòa mình vào các điệu múa, điệu hát của ngƣời Mông, ngƣời Tày và nhất là múa sạp của ngƣời Thái… Tất cả đã tạo nên nét đặc sắc, lý thú của phiên chợ vùng cao trong Làng VHDL các DTVN. Dƣới góc độ tổ chức, vận hành và chuyển tải thông điệp văn hóa - một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thƣơng hiệu cho mỗi sản phẩm văn hóa du lịch, Làng VHDL các DTVN có cách làm sáng tạo và hiệu quả. Theo đó, cùng với tính chuyên nghiệp ngày càng cao, phong cách phục vụ ấn tƣợng, chu đáo, tận tình, đặc biệt phù hợp với chủ thể văn hóa trực tiếp hƣớng dẫn, giới thiệu và cùng du khách trải nghiệm những sản phẩm văn hóa của dân tộc mình, tạo nên sự gần gũi, chân thật, lý thú cho du khách đến tham quan mà không phải qua bất cứ một khâu trung gian hay một kênh thông tin gián tiếp nào. Đây là một trong những khác biệt hấp dẫn du khách. Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN đã xây dựng những sản phẩm văn hóa du lịch phù hợp và hiệu quả, có tính bền vững, đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt văn hóa - tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng nhƣ phục vụ nhu cầu nghiên cứu, khám phá du lịch của du khách, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lƣợng khách tới Làng VHDL các DTVN đã có sự tăng đột biến. Trung bình số lƣợng khách đến tham quan Làng VHDL các DTVN những năm trƣớc chỉ đạt từ 150.000 - 200.000 lƣợt/năm. Năm 2015 đạt khoảng 250.000 lƣợt khách thì năm 2016 lƣợng khách tới đây đạt tới con số 450.000 lƣợt. Lý giải về sự tăng trƣởng này, theo ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc BQL Khu các làng dân tộc, sự hiện hữu của 8 cộng đồng dân tộc (Mƣờng, Thái, Ê Đê, Khơ
Mú, Khmer, Tày, Dao, Ba Na) trong chính không gian văn hóa của cộng đồng đã mang tới những trải nghiệm văn hóa đặc sắc cho khách tham quan. Đồng bào các dân tộc đều ý thức giữ nếp sinh hoạt hằng ngày để giới thiệu tới du khách về đặc trƣng của dân tộc mình. Ông Uông Văn Hòa, đại diện nhóm cộng đồng dân tộc Tày cho biết, các hoạt động sinh hoạt thƣờng nhật của bà con, giới thiệu nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, các sản phẩm nông sản, thủ công nghiệp đặc trƣng của địa phƣơng đều đƣợc tổ chức tại các không gian làng truyền thống. Vào mỗi dịp cuối tuần, các nghệ nhân trình diễn, giao lƣu dân ca, dân vũ, giới thiệu trò chơi dân tộc đặc trƣng…cho du khách. Tại đây, đồng bào và các nghệ nhân trồng chè để đãi khách đến nhà bát nƣớc chè xanh, trồng rau xanh phục vụ cho khách đặt ăn cơm tại nhà sàn, thêu thùa, dệt vải để giới thiệu nghề, để bán sản phẩm thủ công…
* Những kết quả về vai trò tuyên truyền các giá trị văn hóa của Làng VHDL các DTVN xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Ngay từ đầu Làng VHDL các DTVN đã nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn sâu sát của các cơ quan chức năng, các địa phƣơng, các cộng đồng dân tộc trong quá trình khảo sát, điền dã và xây dựng. Sự nỗ lực của Ban quản lý trong xây dựng cơ chế phối hợp với các địa phƣơng, các đơn vị tổ chức sự kiện... đã góp phần tạo nên những thành công nhất định trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Ban quản lý Làng VHDL các DTVN bao gồm các đơn vị sự nghiệp, đơn vị tham mƣu có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ năng lực trong hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa. Đây cũng là nhân tố quan trọng góp phần cho Làng VHDL các DTVN có đƣợc những thành công. Sự góp mặt nhiệt tình của hàng trăm lƣợt cộng đồng dân tộc của hơn 40 tỉnh thành trong cả nƣớc đã của các nghệ nhân về đây trình diễn, tái hiện những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình tới du khách trong nƣớc và quốc tế đã tạo ra một sự khác biệt cho Làng VHDL các DTVN. Nhận thức rõ mối quan
hệ biện chứng giữa du lịch và văn hóa để hƣớng tới sự phát triển bền vững, Làng VHDL các DTVN đã thông qua các hoạt động của mình để tuyên truyền các giá trị văn hóa.Với mục tiêu để chính chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình, Làng VHDL các DTVN đã tạo cơ chế phối hợp với các địa phƣơng mời cƣ dân địa phƣơng là những nghệ nhân, trí thức, già làng, trƣởng bản và những ngƣời có tâm huyết gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình về làng tái hiện lại những phong tục, tập quán lễ hội, trò chơi dân gian... trong chính ngôi nhà của mình. Đến đây du khách có thể đƣợc chiêm ngƣỡng, cùng tham gia vào những hoạt động đó để hiểu đƣợc nét văn hóa của dân tộc ấy. Làng VHDL các DTVN còn có đội ngũ thuyết minh viên đƣợc xem nhƣ là đại sứ du lịch, truyền bá văn hóa của các dân tộc tới nhân dân trong nƣớc và khách quốc tế.
Bên cạnh thành công đáng ghi nhận, Làng VHDL các DTVN vẫn còn
hạn chế trong vai trò tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho khách tham
quan. Ngay từ khi xây dựng Làng VHDL các DTVN, Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch có quan điểm: cố gắng để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình. Theo sáng kiến của tỉnh Kon Tum, các cộng đồng dân tộc trong tỉnh là Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Ba Na, Rơ Măm... đƣợc bố trí tổ chức cƣ trú luân phiên trong năm tại làng văn hóa. Mỗi dân tộc này đƣợc tạo điều kiện nhận 1 nhà rông và 2 nhà ở, cƣ trú dƣới hình thức 2 hộ gia đình. Đời sống văn hóa bản địa đƣợc nghiên cứu khá kĩ để phục vụ khách tham quan cũng nhƣ giới chuyên môn: phụ nữ giã gạo, cõng nƣớc nấu ăn, ủ rƣợu làm vƣờn, còn đàn ông đi đơm cá, đi câu ở hồ Đồng Mô hoặc đan lát, trồng cây, làm mộc truyền thống... Cách làm này đã phục vụ tốt mục đích tuyên truyền các giá trị văn hóa cho du khách nhƣng chƣa đủ. Những vấn đề nhƣ động viên đồng bào yêu tiếng dân tộc, yêu nghệ thuật ẩm thực, yêu sử thi của cộng đồng... đều cần có biện pháp hợp lý, Làng VHDL các DTVN mới thực sự có sức sống, mới thực sự trở thành mái nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Làng VHDL các DTVN với cƣơng vị là một
đơn vị vừa tuyên truyền các giá trị văn hóa vừa phát triển du lịch với quy mô quốc gia thì cách làm cần phải tính toán để đảm bảo hài hòa giữa hai yếu tố trên. Từ thực tế hoạt động của Làng VHDL các DTVN cho thấy thực sự hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa chƣa xứng tầm với tiềm năng hiện có. Các công trình không gian kiến trúc, cảnh quan có nhiều hiện tƣợng xuống cấp, đồng bào các dân tộc về hoạt động chƣa thƣờng xuyên, chủ yếu vào dịp Tết Nguyên Đán, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 hàng năm. Trong khi Làng VHDL các DTVN có rất nhiều lợi thế phát triển du lịch để tuyên truyền các giá trị văn hoá nhƣng cho đến nay hoạt động quảng bá chƣa nhiều, du khách chƣa thực sự hài lòng về cảnh quan, kiến trúc, các loại hình tổ chức hoạt động văn hóa, dịch vụ phục vụ tại Làng VHDL các DTVN. Hoạt động khai thác du lịch nhằm phát huy các giá trị văn hóa thực sự chƣa xứng với tiềm năng vốn có, việc đƣa đón đồng bào về hoạt động tại Làng mang tính chất hình thức, mục đích phục vụ chính trị, nhiều hoạt động mang tính sân khấu hóa, các sản vật địa phƣơng còn hạn chế, ngoài những đợt sự kiện du khách tới đây chỉ thấy những ngôi nhà vắng ngƣời, cái nắng nóng kinh khủng của vùng đất đá ong Sơn Tây. Khách tham quan muốn đƣợc thƣởng thức những món ngon của chính các dân tộc, đƣợc mua những món quà lƣu niệm do chính bàn tay nghệ nhân dân tộc đó làm ra, nhƣng hầu hết chỉ gặp những hƣớng dẫn viên nhƣ là những tuyên truyền viên văn hoá. Điều này khiến họ không hài lòng.
Để vai trò của Làng VHDL các DTVN trong tuyên truyền các giá trị văn hoá được nâng cao hơn nữa, cần giải quyết một số vấn đề đặt ra:
- Cần xây dựng chiến lược phát triển du lịch với tổ chức hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc một cách khoa học và đồng bộ. Làng VHDL các DTVN phải là mảnh đất vàng để tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhƣng trong thực tiễn, nhìn nhận một cách khách quan, hoạt
động tuyên truyền các giá trị văn hóa còn nhiều hạn chế. Hàng năm, Làng VHDL các DTVN huy động cộng đồng các dân tộc về tham gia sinh hoạt. Nhƣng các hoạt động này chỉ tập trung chủ yếu vào ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 và vào các dịp lễ, Tết, các chƣơng trình sự kiện văn hóa du lịch do Làng VHDL các DTVN tổ chức và tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Do đó, nếu nhƣ khách tham quan tình cờ đến Làng VHDL các DTVN không vào trong những dịp này thì chỉ thấy những ngôi nhà vắng lặng tại Khu các Làng dân tộc mà không thấy bóng dáng của chủ thể văn hóa. Đây quả thực là một điều lãng phí vì một công trình tầm cỡ quy mô quốc gia, Nhà nƣớc cùng nhân dân đầu tƣ vào đây bao nhiêu tiền của, công sức và tâm huyết, vậy mà chỉ khai thác đƣợc thời gian 3 tháng trong một năm, trung bình một năm có gần 30 lƣợt sinh hoạt luân phiên của đồng bào, mỗi đợt kéo dài khoảng 5 ngày. Điều này làm ảnh hƣởng đến hình ảnh, diện mạo cũng nhƣ hiệu quả khai thác trong hoạt động du lịch, tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc tại Làng VHDL các DTVN. Do cơ sở hạ tầng chƣa hoàn thiện đồng bộ, nhiều khu chỉ bàn giao nhà cửa, không bàn giao hạ tầng cảnh quan. Khu các Làng dân tộc đƣợc xây dựng chỉ nhằm mục đích bảo tồn và tham quan văn hóa chƣa thực sự hấp dẫn khách, các khu chức năng khác nhƣ khu vui chơi giải trí... chƣa đƣợc hoàn chỉnh, các dịch vụ du lịch, mua sắm khác còn thiếu, đây là những nguyên nhân khiến du khách đến với Làng VHDL các DTVN chƣa nhiều, hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc chƣa hiệu quả.
- Các hoạt động quảng bá, tuyên truyền cho Làng VHDL các DTVN
vẫn chưa phong phú. Trong tổng số 50 /54 làng đã cơ bản hoàn thiện, các tour
du lịch trong Làng VHDL các DTVN cũng mới chỉ dừng lại ở một số làng tiêu biểu. Trong khi đó, các biển chỉ dẫn, tờ gấp giới thiệu về các Làng dân tộc hiện vẫn chƣa đầy đủ khiến du khách cứ quẩn quanh và khó hiểu về địa điểm tham quan. Đây thực sự là những vấn đề cần giải quyết mang tính cấp
thiết nếu Làng VHDL các DTVN muốn tồn tại và cạnh tranh với các bảo tàng cũng nhƣ các điểm du lịch văn hóa khác trong hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo cân bằng giữa tuyên truyền giá trị văn hoá dân tộc với phát triển du lịch, vừa phải mang lại nguồn thu để đảm bảo mức sống tối thiểu cho bà con, và tái đầu tƣ cho Làng VHDL các DTVN để hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
- Trong công tác quản lý hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa,
các ban chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ các đơn vị sự nghiệp thực hiện phối hợp chƣa hài hòa với nhau, làm việc còn nhiều tầng bậc, sự chỉ đạo đôi khi còn chồng chéo. Chƣa tạo ra một cơ chế thoáng cho hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc. Nội dung và hình thức tuyên truyền các giá trị văn hóa vẫn còn vấn đề cần hoàn thiện. Chính những ngƣời làm văn hóa tại đây đôi khi chƣa quan tâm đến những tri thức bản địa về các tộc ngƣời do vậy việc phục dựng, tái hiện văn hóa còn mang tính áp đặt, sân khấu hóa, nặng về hình thức, chủ thể văn hóa bị động trƣớc những kịch bản định sẵn. Trong hoạt động tuyên truyền, mặc dù Làng VHDL các DTVN đã có website, báo điện tử, tạp chí song hoạt động quảng bá chƣa nhiều, các tờ gấp, tờ rơi giới thiệu về Làng VHDL các DTVN vẫn chƣa có, trong các đợt diễn ra sự kiện mới có hoạt động quảng bá cũng chỉ là ít ỏi. Lƣợng ngƣời truy cập và đặt mua tạp chí cũng chƣa nhiều. Tạp chí Làng Việt hoạt động chƣa hiệu quả.
- Chủ thể tuyên truyền các giá trị văn hoá chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Hiện nay chủ yếu đồng bào về sinh sống, hoạt động theo các sự kiện và
không ở thƣờng xuyên tại làng, thiếu nội dung họat động, việc giới thiệu và hƣớng dẫn du khách tham quan là lực lƣợng thuyết minh của phòng Nghiệp vụ Văn hoá dân tộc. Tuy nhiên địa bàn khá rộng, lực lƣợng thuyết minh viên còn thiếu và mỏng, chuyên môn còn hạn chế, các công trình nhà ở của đồng bào dân tộc, không gian cảnh quan chƣa hoàn thiện, vì vậy chƣa làm thỏa mãn
đƣợc nhu cầu tìm hiểu của khách tham quan. Việc quy hoạch các dân tộc vào cùng một nơi lại khiến khiến nhiều hướng dẫn viên khi đưa khách đến đây cũng chưa hiểu hết về từng làng và không giới thiệu hay nhắc nhở kịp thời cho du khách về các ứng xử văn hóa cần thiết. Chẳng hạn nhƣ ngƣời dân tộc