Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền , xây dựng chính sách văn hoá du lịch phù hợp để Làng Văn hóa du lịch các

Một phần của tài liệu Vai trò của làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam trong tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan (Trang 86 - 90)

dựng chính sách văn hoá - du lịch phù hợp để Làng Văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam tuyên truyền sâu rộng các giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan

Vấn đề phát triển bền vững là phải gắn kết giữa phát triển văn hóa với kinh tế. Mô hình Làng VHDL các DTVN là một hƣớng đi đúng nhƣng để tổ chức thành công cần thiết phải xây dựng lộ trình phát triển hợp lý giữa văn hóa và du lịch nhằm nâng cao vai trò của Làng VHDL các DTVN trong tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc. Nhằm nâng cao vai trò to lớn của văn hóa cũng nhƣ hiện thực hóa các giá trị văn hóa trong đời sống thực tiễn thông qua hoạt động tuyên truyền, phải có chính sách văn hóa là công cụ quan trọng nhất và đặc biệt là chế độ đãi ngộ đối với các nhà làm văn hóa, những ngƣời

sáng tạo văn hóa. Chính sách văn hóa là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, cách làm thực tiễn và các phƣơng pháp quản lý hành chính hay ngân sách dùng làm cơ sở cho hoạt động văn hóa của nhà nƣớc. Chính sách văn hóa chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự tham gia của cả ba thành tố: cộng đồng văn hóa, giới chính trị và văn hóa và công chúng. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc tại LVHDL các DTVN là chế độ đãi ngộ đối với các cộng đồng dân tộc về hoạt động luân phiên tại Làng và cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại đây. Cần xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể về chƣơng trình hoạt động, chế độ đãi ngộ với các địa phƣơng mà Làng VHDL các DTVN mời về hoạt động luân phiên, đặc biệt là hoạt động của các làng nghề truyền thống tạo ra các sản phẩm đa dạng, đặc trƣng của các dân tộc, vùng miền tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú mang sắc thái văn hóa Việt Nam. Chính từ các sản phẩm này sẽ tạo ra nguồn thu và cơ chế xã hội hóa từ các hoạt động văn hóa mới thực sự tháo gỡ khó khăn để từ đó duy trì tốt các hoạt động này.

Cần tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa; công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tổ chức hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa và phát triển du lịch , phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án thuộc nguồn vốn ngân sách , để Làng VHDL các DTVN thực sự trở thành trung tâm hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch mang tầm cỡ quốc gia. Cần tạo cơ chế chính sách để các nghệ nhân phổ biến văn hóa vật thể và phi vật thể, truyền dạy nghề, nghệ thuật truyền thống khi du khách tới tham quan. Hoàn chỉnh chính sách phối hợp với các địa phƣơng đƣa đồng bào về hoạt động thƣờng xuyên phù hợp với lợi ích của ngƣời dân.

Cần xây dựng cơ chế điều tra, nghiên cứu, sƣu tầm các di sản văn hóa của từng dân tộc, đƣa ra những kết luận có cơ sở khoa học, thuyết phục làm luận cứ để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục rộng rãi cho các dân tộc hiểu nhau

hơn và ý thức về giá trị văn hóa của dân tộc mình. Nghiên cứu ban hành cơ chế ƣu tiên đầu tƣ điểm du lịch trọng điểm, chính sách hỗ trợ thuế đối với sản xuất hàng lƣu niệm, du lịch quốc tế, du lịch gắn với nông thôn và nông nghiệp, khuyến khích các thành phần tham gia đầu tƣ kinh doanh du lịch nhất là đầu tƣ phát triển các khu vui chơi giải trí, các công viên chuyên đề, xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính và xã hội hóa hoạt động văn hoá.

Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp quản lý phát triển du lịch giữa Hà Nội với các Bộ, Ngành trung ƣơng và với các địa phƣơng trong nƣớc, chủ động hợp tác quốc tế về văn hóa nhằm tiếp thu những kinh nghiệm quảng bá, tuyên truyền giá trị văn hóa của các nƣớc trên thế giới. Huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời đảm bảo nhu cầu đầu tƣ phát triển du lịch. Hàng năm trên cơ sở khả năng ngân sách đƣợc cấp ƣu tiên vốn ngân sách đầu tƣ, lập quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng tới các khu điểm du lịch quốc gia và địa phƣơng; đào tạo phát triển nguồn lực, xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nƣớc, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch. Thực hiện lồng ghép các chƣơng trình dự án mục tiêu quốc gia với phát triển du lịch. Đa dạng hóa các loại hình đầu tƣ; tạo cơ chế thuận lợi thông thoáng cho các dự án đầu tƣ hạ tầng, kỹ thuật du lịch cho các khu du lịch quốc gia, đẩy mạnh xúc tiến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, vốn của cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. Khai thác tốt các nguồn hỗ trợ quốc tế cho du lịch, kêu gọi các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nƣớc ngoài cho một số lĩnh vực nhƣ: quy hoạch, quảng bá sản phẩm xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tuyên truyền giá trị văn hóa.

Để nâng cao vai trò tuyên truyền các giá trị văn hoá cho khách tham quan nhiều hơn nữa trong tƣơng lai, Làng VHDL các DTVN cần làm phong phú hơn hệ thống các không gian bảo tồn, cảnh quan cây xanh, các hạng mục công trình phụ trợ và các hoàn thiện các khu chức năng khác. Phát triển du

lịch của Làng VHDL các DTVN phải đảm bảo sự hài hòa giữa con ngƣời, văn hóa với thiên nhiên; tôn trọng giá trị văn hóa bản địa và giá trị tự nhiên để tạo điểm nhấn và hình ảnh đặc trƣng cho điểm đến; đồng thời phải khai thác đƣợc những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để làm tốt vai trò tuyên truyền các giá trị văn hoá cho khách tham với chức năng thiết chế văn hoá đặc thù. Phải quy hoạch điểm đến có hạt nhân trung tâm và những vệ tinh đƣợc kết nối giao thoa với hoạt động của cộng đồng địa phƣơng, tạo lập đƣợc không gian chung cho khách có cơ hội giao lƣu với nhân dân địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi cho dân địa phƣơng đƣợc tham gia đón tiếp và phục vụ khách du lịch, tính đến chia sẻ lợi ích hài hòa giữa cộng đồng địa phƣơng và các đối tác.

Việc quy hoạch không gian du lịch của Làng VHDL các DTVN cũng cần hƣớng tới phát huy tính liên vùng, liên ngành, gắn với quy hoạch các ngành kinh tế - xã hội khác. Du khách khi chọn điểm đến luôn chú ý đến tiềm năng và sản phẩm du lịch hấp dẫn nơi đến, bảo đảm cho chuyến tham quan đạt đƣợc mục đích theo nhu cầu của họ, do vậy cần có những sản phẩm du lịch đặc trƣng. Tại Làng VHDL các DTVN lợi thế là sản phẩm du lịch văn hóa, do đó cần có kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch đặc trƣng hấp dẫn du khách mà chỉ Làng VHDL các DTVN mới có.

Làng VHDL các DTVN cần có chính sách ƣu đãi thu hút ngƣời tài, cán bộ có năng lực trình độ chuyên môn về công tác tại cơ quan. Xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế chọn lựa, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mƣu văn hóa, văn nghệ có đủ trình độ, năng lực trên lĩnh vực đƣợc phân công. Coi trọng việc đào tạo cán bộ văn hóa cấp chiến lƣợc. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý và hoạt động văn hóa theo hƣớng hiện đại, hội nhập. Tạo cơ chế thông thoáng thu hút các nhà đầu tƣ hoàn thiện các khu chức năng còn lại tạo ra sự đồng bộ trong phát triển văn hóa và kinh tế để Làng VHDL các DTVN thực sự trở thành điểm

đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nƣớc, nâng cao vai trò tuyên truyền các giá trị văn hoá cho khách tham quan.

Một phần của tài liệu Vai trò của làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam trong tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan (Trang 86 - 90)