tuyên truyền các giá trị văn hóa vật thể
Làng VHDL các DTVN đƣợc xây dựng với mục tiêu để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình. Phƣơng thức tuyên truyền các giá trị văn hóa ở đây cũng đặc biệt bởi các giá trị văn hoá chủ yếu đƣợc tuyên truyền thông qua các hoạt động đƣợc tổ chức tại Làng VHDL các DTVN. Các giá trị văn hóa ở đây không chỉ để trong tủ kính trƣng bày mà đƣợc mô phỏng, phục dựng, bảo tồn , phát huy, tái hiện lại hết sức phong phú, sống động mà vẫn đảm bảo tính nguyên mẫu.
2.2.1.1. Vai trò của Làng trong tuyên truyền các giá trị văn hóa vật thể thông qua hệ thống các quần thể kiến trúc
Làng VHDL các DTVN là một điểm tham quan văn hóa hết sức thú vị. Khu các Làng dân tộc, linh hồn của toàn bộ dự án, đƣợc Chính phủ ƣu tiên đầu tƣ với nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc nhằm thực hiện mục tiêu là nơi tập trung tuyên truyền các giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam; tăng cƣờng tinh thần đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, giáo dục lòng tự hào và tình yêu quê hƣơng đất nƣớc của công dân Việt Nam, phục vụ nhu cầu tham quan du lịch, nghiên cứu của nhân trong nƣớc và du khách quốc tế. Tính đến nay, các dự án đầu tƣ xây dựng Khu các làng dân tộc đã cơ bản hoàn
thành không gian văn hóa vật thể của 54 dân tộc Việt Nam. Hầu hết các công trình này đều đƣợc bà con các dân tộc về tham gia hoạt động đánh giá cao về tính nguyên bản và truyền thống. Tại đây tái hiện nguyên mẫu 02 khu tín ngƣỡng tâm linh là Quần thể Tháp Chăm (theo mẫu tháp Poklongarai - Ninh Thuận) và Quần thể chùa Khmer (chùa KhơLeng - Sóc Trăng và tổng hợp các ngôi chùa thuộc phái Nam Tông) đƣợc khánh thành vào cuối năm 2012 và 2013 đã thực sự thu hút đƣợc sự quan tâm của du khách. Các công trình này đã đƣa vào khai thác và đƣợc duy tu bảo dƣỡng thƣờng xuyên nhằm đảm bảo tốt cho công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa vật thể của Việt Nam cho khách tham quan.
Kiến trúc nhà ở, nhà sinh hoạt chung, khu tín ngƣỡng tâm linh đã đƣợc Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN khảo sát, điền dã tại nhiều địa phƣơng và lập thành hồ sơ cụ thể. Đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến các nghệ nhân, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sau đó mới cho xây dựng theo mẫu đã đƣợc Hội đồng khoa học đồng ý. Trong suốt quá trình xây dựng đều có sự tham gia, giám sát của chính nghệ nhân đồng bào dân tộc đó nhằm đảm bảo tính chính xác khi phục dựng lại. Khi tiến hành phục dựng lại không gian văn hóa làng dân tộc Gia Rai đã mời Tổng công ty xây lắp Gia Lai, tỉnh Gia Lai về phục dựng cũng nhƣ mời một số nghệ nhân giám sát quá trình phục dựng, hoặc khi phục dựng quần thể Tháp Chăm theo mẫu Tháp Poklongarai (Ninh Thuận) đã mời nghệ nhân Sử Văn Ngọc - ngƣời có nhiều nghiên cứu đóng góp về bảo tồn văn hóa Chăm về tham gia quá trình giám sát xây dựng.
2.2.1.2. Vai trò của Làng trong tuyên truyền các giá trị văn hóa vật thể thông qua các đồ dùng sinh hoạt, công cụ dụng cụ, đồ thủ công mỹ nghệ, các loại nhạc cụ...,
Làng VHDL các DTVN đã tổ chức chƣơng trình cộng đồng các dân tộc tham gia hiến tặng hiện vật có giá trị về mặt văn hóa vật thể. Làng đã nhận
đƣợc rất nhiều hiện vật quý do các địa phƣơng và các nghệ nhân hiến tặng và đƣợc trƣng bày, bảo quản tại các phòng trƣng bày và ở chính làng dân tộc đƣợc hiến tặng nhƣ Cồng Chiêng, đàn Tơ rƣng, đàn Cha Pi, gùi, trang phục... Mỗi dân tộc của Việt Nam đều có một loại nhạc cụ đặc trƣng cho vùng miền của mình. Nếu ngƣời Ba Na và một số dân tộc khác tại Việt Nam có một loại nhạc cụ hơi có lƣỡi gà rung tự do gọi là Alal thì ngƣời Bâhnar và Giơ Rai lại có Aráp - một bộ chiêng quý truyền thống. Bộ chiêng này có nhiều tên gọi khác nhau, ngƣời Ca dong gọi là h'leng goong, ngƣời Rơ măm gọi là guông t'gạt, ngƣời Stră gọi là guông chiêng... Ngoài ra, nhiều dân tộc vùng Tây Bắc có loại nhạc cụ mang tên Bẳng bu. Đây là loại nhạc cụ hơi, đƣợc làm bằng tre. Cái tên của nó xuất phát từ tiếng Thái. Nhạc cụ này dành riêng cho nữ giới, thƣờng đƣợc dùng trong các nghi lễ mang đậm tính phồn thực, cầu mong cuộc sống bình yên và mùa màng bội thu. Một số nhạc cụ của dân tộc Tây Nguyên nhƣ: Chênh Kial là nhạc cụ tự thân vang khi va đập; Chul là loại sáo phổ biến trong vài cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên, nhất là ngƣời Ba Na và Giơ Rai; Cồng, chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, đƣợc làm bằng đồng thau, hình tròn nhƣ chiếc nón quai thao, đƣờng kính từ 20 cm (loại nhỏ) cho đến 60 cm (loại to), ở giữa có hoặc không có núm. Ngƣời Gia Rai, Ê Đê và Hrê gọi cả cồng lẫn chiêng là “chinh”, còn ngƣời Triêng gọi cồng là “chênh goong” (loại có núm), gọi chiêng là “chênh hân” (không núm). Đàn môi phổ biến hầu hết trong các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau. Trên thế giới nhiều nƣớc cũng có đàn môi với tên gọi khác và chất liệu làm đàn cũng khác so với loại đàn môi ở Việt Nam. Bên cạnh các nhạc cụ nổi bật, còn phải kể đến: kèn lá, khèn bè, K’long Pút, đàn môi, pí đôi, pí lè, ta lƣ, sáo H’mông, vang, T’rƣng,…
Các đồ dùng trong sinh hoạt gia đình của các dân tộc có những nét tiêu biểu khác nhau để nhìn vào đó ta có thể phân biệt đƣợc nét đặc trƣng của 54
dân tộc. Cụ thể trong sinh hoạt gia đình của ngƣời Mƣờng thƣờng sử dụng các đồ dùng nhƣ: trỏ ổ (bồ), troi (sọt), quốp (đồ rau, đồ xôi), ớp (đựng rau, để đồ khô), màm (giỏ đựng tôm, cua), cạp (rá), tấu (bơ đong gạo),… Cùng với đó nghề thủ công cũng phát triển, đặc biệt là nghề dệt gắn với sự tinh tế, khéo léo của phụ nữ Mƣờng, nghề đan lát lại thể hiện sự tài hoa của ngƣời đàn ông Mƣờng. Họ làm ra hầu hết các đồ dùng trong gia đình bằng kỹ thuật đan lát, đẽo gọt của mình, không những thế sản phẩm của họ còn trở thành hàng hoá đƣợc các dân tộc khác rất ƣa thích. Nếu những đồ dùng sinh hoạt gắn liền với nhu cầu ăn, ở của các gia đình ngƣời Mƣờng thì các đồ dùng sinh hoạt của ngƣời Thái có những nét khác biệt. Từ bao đời nay nghề thủ công ở các gia đình ngƣời Tày rất phong phú, đa dạng, nam nữ đều biết đan các đồ dùng bằng cót, bồ, sọt, rổ, nơm, đó… Nghề làm gạch, ngói, nung vôi có ở nhiều nơi. Nghề kéo dầu thực vật để ăn và thắp cũng khá phổ biến. Lạng Sơn có nghề chƣng cất dầu hồi đã có truyền thống từ lâu. Ngƣời Tày tự túc đƣợc các loại vải để may váy áo, làm màn, khăn mặt, chăn… Nhiều vùng dệt thổ cẩm rất đẹp, nuôi tằm kéo tơ dệt lụa. Nghề rèn đã có mặt ở nhiều nơi để làm ra nông cụ nhƣ: Lƣỡi cày, cuốc, xẻng, hái, các loại dao… Đến với vùng văn hóa Tây Nguyên là sự khác biệt nổi bật của ngƣời Ê Đê với ngƣời Tày, Mƣờng ở vùng Tây Bắc, Việt Bắc. Ngƣời Ê Đê rất cần cù, khéo léo, thể hiện rõ trong nhiều sản phẩm thủ công nhƣ vải vóc, mây tre, gốm và rèn, chỉ với một số ống nứa, thanh tre, gỗ và dây, một khung cửi đã có thể thành hình. Đây gọi là khung dệt buộc lƣng, thảm sợi đƣợc căng nhờ một đầu buộc vào lƣng ngƣời ngồi dệt, đầu kia buộc chếch lên cột nhà. Khổ vải hẹp, tối đa chỉ chừng một mét, có con thoi luồn chỉ màu tạo hoa văn. Sợi đƣợc nhuộm từ vỏ cây, gần đây ngƣời dân dùng màu công nghiệp và sản phẩm dệt chủ yếu phục vụ du lịch. Nghề thủ công truyền thống của ngƣời Ê Đê chủ yếu là trồng bông dệt vải. Nghề rèn không phát triển lắm. Tuy nhiên, một số công cụ lao động và vũ
khí của ngƣời Ê Đê vẫn đƣợc tìm thấy, chứng tỏ ngƣời Ê Đê rất khéo léo khi chế tạo các sản phẩm phục vụ đời sống, sinh hoạt.
2.2.1.3. Vai trò của Làng trong tuyên truyền các giá trị văn hóa vật thể thông qua trang phục dân tộc
Trang phục là biểu tƣợng độc đáo có giá trị giúp Làng VHDL các DTVN Việt Nam thực hiện tốt vai trò của Làng trong tuyên truyền các giá trị văn hóa vật thể cho khách tham quan. Tiêu biểu cho hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc là buổi Trình diễn Trang phục các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất đƣợc tổ chức vào tối ngày 28/11/2011, tại Quảng trƣờng
khu làng dân tộc II. Tham dự cuộc trình diễn có các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, các đồng chí lãnh đạo Ban, Bộ, ngành, đoàn thể trung ƣơng và địa phƣơng; các nhân sỹ, trí thức, già làng, nghệ nhân, trƣởng bản đại diện cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Chƣơng trình có sự tham gia của 255 thí sinh, đại diện cho 54 dân tộc thuộc 63 tỉnh, thành trong cả nƣớc. Các thí sinh đã trình diễn khoảng hơn 100 loại trang phục truyền thống của dân tộc mình nhƣ trang phục sinh hoạt, đám cƣới, lễ hội truyền thống, đi kèm đồ trang sức nhƣ vòng cổ, vòng chân, tay, hoa tai... theo đúng truyền thống, không đƣợc cách tân, lai tạp. Ngoài khả năng trình diễn, các thí sinh phải thể hiện đƣợc khả năng ứng xử cũng nhƣ sự hiểu biết về văn hóa dân tộc mình. Trong lần trình diễn này, Ban Tổ chức đã thành lập hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia ở Làng VHDL các DTVN Việt Nam, Viện Dân tộc học và một số cơ quan liên quan để kiểm tra toàn bộ các trang phục gốc trƣớc khi trình diễn ở cấp quốc gia. Đây là lần đầu tiên những trang phục nguyên bản với chất liệu, họa tiết hoa văn thêu, dệt đặc trƣng trong trang phục của các dân tộc đƣợc trình diễn trên sân khấu; từ trang phục của ngƣời Mông, Dao, Pà Thẻn, Lô Lô, Thái, Mƣờng, Tày, Nùng ở vùng núi phía Bắc, trang phục của ngƣời Ơ Đu, Bru-Vân Kiều, Tà Ôi, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai ở miền Trung-Tây Nguyên đến trang phục của
ngƣời Hoa, Chăm, Khơ Me ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây thực sự là ngày hội của sắc màu văn hóa trang phục các dân tộc Việt Nam. Tỉnh Bắc Giang góp mặt cùng lễ hội là 02 đại diện dân tộc Sán Dìu đến từ huyện Lục Ngạn, thực sự là một nét riêng độc đáo đối với 53 dân tộc còn lại. Bên cạnh những trang phục đã trở nên quen thuộc nhƣ trang phục ngƣời Thái, ngƣời Mƣờng, ngƣời Khmer, ngƣời Chăm… là những bộ trang phục lần đầu tiên ra mắt nhƣ trang phục của ngƣời Ơ Đu, Chứt, RagLai... Đây là những dân tộc mà trang phục truyền thống đã gần nhƣ biến mất khỏi đời sống cộng đồng, nay đƣợc ngƣời dân tìm tòi, khôi phục lại để tham gia chƣơng trình Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chƣơng trình đã góp phần vào việc khích lệ đồng bào các dân tộc khôi phục và gìn giữ các trang phục truyền thống, tuyên truyền các giá trị văn hóa Việt Nam. Phần lớn các trang phục mang đến chƣơng trình đều đƣợc Hội đồng thẩm định đánh giá cao về sự chính xác, gần gũi với trang phục gốc. Trang phục dân tộc chính là dấu hiệu phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, giữ đƣợc trang phục truyền thống chính là giữ đƣợc hồn cốt, bản sắc của cả một tộc ngƣời. Màu sắc rực rỡ cùng những họa tiết thêu thùa, trang trí độc đáo và kiểu dáng vô cùng đa dạng của các bộ trang phục cho thấy khả năng thẩm mỹ và một đời sống tinh thần phong phú của các dân tộc. Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam là cơ hội cho các dân tộc trực tiếp giao lƣu, tìm hiểu và phát huy thế mạnh văn hóa tốt đẹp của nhau, tạo điều kiện để cộng đồng các dân tộc tuyên truyền, quảng bá và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của mình, đƣa Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đi vào cuộc sống. Sự kiện này đƣợc Làng VHDL các DTVN tiếp tục tổ chức thành công trong những năm sau cho thấy đây là phƣơng thức tuyên truyền hiệu quả các giá trị văn hóa
Việt Nam cho khách tham quan của Làng VHDL các DTVN với tƣ cách là chủ thể tuyên truyền.
2.2.1.4. Vai trò của Làng trong tuyên truyền các giá trị văn hóa vật thể thông qua các sự kiện văn hoá
Chƣơng trình Hội chợ ẩm thực cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc
tổ chức vào dịp ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4/2014 cũng là một chƣơng trình đƣợc đánh giá cao trong việc tuyên truyền văn hóa ẩm thực các dân tộc. Khách tham quan đƣợc thƣởng thức, đƣợc nghe giới thiệu, đƣợc cùng chế biến các đặc sản của các cộng đồng dân tộc tới tham dự nhƣ: món thắng cố ngựa của đồng bào dân tộc Mông - tỉnh Sơn La, thắng cố bò của dân tộc Mông Hà Giang, mèn mén, rƣợu ngô hay món xôi ngũ sắc của ngƣời Thái - tỉnh Sơn La, món cá nƣớng của ngƣời Mƣờng - tỉnh Hòa Bình và sản phẩm cung cấp từ rừng núi nhƣ: mật ong hay các vị thuốc bắc… Làng VHDL các DTVN mời chính bà con dân tộc ở các địa phƣơng về phục dựng văn hóa ẩm thực. Du khách đƣợc nghe tiếng khèn của ngƣời Hmông, đƣợc xem cách ngƣời Hmông nấu rƣợu ngô, thắng cố, đƣợc thƣởng thức những bát thắng cố thơm ngon bên những chén rƣợu ngô cay nồng. Du khách đƣợc mua những sản vật nhƣ thảo quả, mật ong rừng, rau rừng, các loại thuốc quý. Du khách còn đến với không gian vùng sông nƣớc Nam bộ và thƣởng thức các món bánh ngon của ngƣời Cần Thơ: bánh in, bánh xèo, bánh củ đậu, bánh lá dứa, bánh khọt, các loại hoa quả, trái cây tạo nên một khung cảnh trên bến dƣới thuyền tấp nập ngƣời mua bán.
Sản phẩm văn hóa du lịch trƣớc hết là một sản phẩm văn hóa, cả trong lĩnh vực vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể, do con ngƣời sáng tạo ra trong tiến trình phát triển của lịch sử để phục vụ cuộc sống, thỏa mãn những mục đích và nhu cầu khác nhau của các cá nhân cũng nhƣ cộng đồng ngƣời. Khi nó đƣợc đƣa vào thị trƣờng du lịch phục vụ du khách, lập tức trở thành
một sản phẩm văn hóa du lịch - một dạng hàng hóa đặc biệt, có quá trình nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất, có “cung” và có “cầu”… nhƣ bao loại hàng hóa khác. Tuy nhiên, một sản phẩm văn hóa du lịch phải thỏa mãn đƣợc hai yêu cầu cơ bản - mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có tính kế thừa, phát triển đồng thời đáp ứng và làm thỏa mãn những nhu cầu văn hóa ngày càng đa dạng của du khách. Những sản phẩm văn hóa du lịch của Làng VHDL các DTVN đã và đang phục vụ du khách thời gian qua về cơ bản đáp ứng đƣợc hai yêu cầu đó. Trong mỗi sự kiện đƣợc tổ chức bao gồm chuỗi những hoạt động văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phản ánh những nét đặc thù tiêu biểu về vẻ đẹp văn hóa truyền thống của từng cộng đồng dân tộc, làm nổi bật bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất của văn hóa dân tộc. Điều này thỏa mãn đƣợc nhu cầu hàng đầu của những du khách khi đi du lịch văn hóa là cùng một lúc, họ vừa đƣợc trực tiếp trải nghiệm và khám phá một cách chân thật những nét văn hóa đặc sắc, mới lạ, phong phú