Tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho khách tham quan

Một phần của tài liệu Vai trò của làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam trong tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan (Trang 26 - 29)

Khách tham quan là ngƣời tham gia hoạt động tham quan, du lịch tới

thăm nơi có tài nguyên văn hoá với mục đích tìm hiểu, thƣởng thức những giá trị tài nguyên đó, là đối tượng tuyên truyền các giá trị văn hoá. Tham quan là đi xem tận nơi, tận mắt, để mở rộng hiểu biết hoặc để học tập kinh nghiệm thông qua các hoạt động du lịch. Chủ thể của hoạt động tham quan, du lịch là khách tham quan, địa điểm tham quan là viện bảo tàng, là di tích lịch sử... Có thể giải nghĩa nôm na khách tham quan là ngƣời tham gia quan sát một địa danh hoặc thắng cảnh nào đó; cũng có thể hiểu là thăm một khu di tích để đáp ứng nhu cầu hiểu biết, giải trí, tích luỹ tri thức hoặc kinh nghiệm. Tham quan là hình thức quan sát trực tiếp những di tích, danh lam, phong tục, cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ nơi họ đến du lịch, từ đó cảm nhận, hình thành những kiến thức hoặc bổ sung kiến thức cho bản thân mình. Tham quan không chỉ thoả mãn nhu cầu tìm hiểu thông qua tiếp xúc trực tiếp các giác quan mà nó còn thông qua việc tiếp xúc ấy để thƣởng ngoạn các giá trị của nơi đến tham quan. Tham quan không những giúp cho ta cảm nhận trực tiếp các đối tƣợng tham quan và giúp ta kiểm nghiệm, bổ sƣng trí tƣởng tƣợng phong phú của con ngƣời về các đối tƣợng mà ta có đƣợc thông qua các hình thức khác nhƣ văn học, hội hoạ, truyền thống... Việc hình thành kiến thức, bổ sung kiến thức thông qua tham quan mang tính khác biệt với các hình thức

khác, bởi kiến thức đƣợc hình thành bổ sung một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không bắt buộc. Từ những quan sát tinh tế, trực tiếp, kiến thức dần dần đọng lại trong khách du lịch một cách tự nguyện, sâu lắng, bởi vậy những kiến thức đọng lại thuộc về nhu cầu và tƣơng đối bền vững với ngƣời tiếp nhận nó.

Khách tham quan tại các địa danh văn hóa của Việt Nam đa dạng và phong phú bao gồm cả khách du lịch nội địa (khách trong nƣớc và khách nƣớc ngoài định cƣ ở Việt Nam) và khách du lịch nƣớc ngoài. Khách du lịch nội địa là nguồn khách đông đảo nhất, chiếm tỉ lệ cao trong tổng số khách du lịch đến với các điểm du lịch văn hóa ở Việt Nam. Họ là công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, hoặc có thể hiểu khách du lịch nội địa là những ngƣời đi ra khỏi môi trƣờng sống thƣờng xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong nƣớc với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng. Khách du lịch định cƣ tại Việt Nam đến du lịch với mục đích chính là tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khách du lịch trong nƣớc biết đến ngôn ngữ, phong tục, luật pháp, khí hậu, bối cảnh văn hóa của nơi họ đến chính vì vậy họ đang đòi hỏi nhiều hơn, đặc biệt là khi nói đến chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ du lịch nơi họ tham quan. Đa phần mục đích xuyên suốt của khách tham quan là khám phá, gặp gỡ những ngƣời khác, trải qua một cái gì đó độc đáo, đồng thời là để nghỉ ngơi, thƣ giãn. Họ tìm kiếm một sự đa dạng của các loại điểm đến mới lạ, khác với nơi họ sinh sống lâu dài. Phƣơng tiện giao thông dƣới đất đƣợc sử dụng nhiều hơn so với khách quốc tế. Điểm đến gần hơn nên chi phí di chuyển của chuyến đi thấp hơn. Khách tham quan trong nƣớc thuộc đến tất cả các tầng lớp xã hội, từ ngƣời thu nhập cao cho đến ngƣời có thu nhập khiêm tốn. Khách tham quan tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ du lịch. Trong một chừng mực nhất định, khách tham quan đã trở thành nội dung của

quá trình sản xuất. Sự tác động tƣơng tác giữa khách hàng và ngƣời cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào mức độ lành nghề, khả năng và ý nguyện của cả hai bên. Vì vậy, cảm giác, sự tin tƣởng, tình thân thiện về cá nhân, mối liên kết và những mối quan hệ trong dịch vụ đƣợc coi trọng hơn khi mua bán những hàng hoá khác. Mức độ hài lòng của khách tham quan phụ thuộc vào sự sẵn sàng và khả năng phục vụ của nhân viên, thái độ và sự giao tiếp với khách hàng còn quan trọng hơn cả những tiêu chí kỹ thuật. Trong quá trình cung cấp dịch vụ đòi hỏi phải tăng cƣờng sự liên hệ của ngƣời sản xuất với khách tham quan.

Mục đích và nội dung tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho khách tham quan quyết định phương thức và phương pháp tuyên truyền. Biện pháp và phƣơng thức tuyên truyền tác động ngƣợc lại mục đích và nội dung tuyên truyền. Phƣơng thức và phƣơng pháp không tốt thì không truyền tải đƣợc mục đích và nội dung tuyên truyền mà có khi còn làm phƣơng hại, từ tuyên truyền thành phản tuyên truyền.

Nội dung tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan gồm tuyên truyền các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, hình thức tuyên truyền được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể:

Một là, tuyên truyền nhận thức về giá trị văn hóa dân tộc, từ đó xây

dựng niềm tin, lòng tự hào về những giá trị văn hóa dân tộc, để khách tham quan không chỉ là đối tƣợng tuyên truyền mà còn trở thành tuyên truyền viên các giá trị văn hóa dân tộc một cách hiệu quả cho chính mình và mọi ngƣời.

Hai là, tuyên truyền về nội dung các giá trị văn hóa dân tộc biểu hiện

cụ thể qua ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống, tín ngƣỡng dân gian, lễ hội dân gian, trò chơi dân gian, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, các yếu tố văn hóa sinh hoạt vật chất nhƣ ẩm thực, trang phục, kiến trúc nhà ở…

Ba là, tuyên truyền lối sống văn hóa bởi trong lối sống văn hóa có nội

văn hóa phải biết kế thừa có chọn lọc những giá trị văn hóa đặc trƣng của dân tộc mình, đảm bảo giá trị văn hóa dân tộc không bị mất đi.

Một phần của tài liệu Vai trò của làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam trong tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)