Định hƣớng nâng cao vai trò của Làng Văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc

Một phần của tài liệu Vai trò của làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam trong tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan (Trang 81 - 86)

dân tộc Việt Nam trong tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc

Ngày 30 tháng 12 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau đây:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài.

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng các vùng, miền trong cả nƣớc; tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch.

Mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Ngày 06 tháng 02 năm 2012, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành chỉ thị về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là định hƣớng phát triển du lịch mang tính chiến lƣợc, tác động lớn đến sự phát triển của Làng VHDL các DTVN. Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn Ngành tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:

1. Các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung của “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; đặc biệt chú trọng quan điểm phát triển; bám sát mục tiêu và nắm vững nội dung các giải pháp và chƣơng trình hành động. Giao Tổng cục Du lịch chủ trì có trách nhiệm tổ chức việc phổ biến triển khai Chiến lƣợc này.

2. Các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng căn cứ Chƣơng trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lƣợc đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt để khẩn trƣơng xây dựng kế hoạch hành động, đề xuất các đề án, dự án cụ thể hóa chƣơng trình hành động của Chiến lƣợc phù hợp với các giai đoạn đến năm 2020 để đƣa vào kế hoạch công tác hàng năm, 5 năm của đơn vị.

3. Các Tổng cục, Cục, Vụ trực thuộc Bộ chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thƣơng, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan truyền thông, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các hội nghề nghiệp du lịch xây dựng các chƣơng trình, đề án theo phân công của Thủ tƣớng Chính phủ về các nội dung:

a) Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về du lịch. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy định của Luật Du lịch và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, trong đó hình thành tổ chức liên kết phát triển du lịch cấp vùng. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành du lịch. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về du lịch.

b) Hoạch định chiến lƣợc phát triển du lịch trên các lĩnh vực: chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu du lịch Việt Nam, chiến lƣợc marketing du lịch, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực du lịch.

c) Triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch và đầu tƣ phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đếm năm 2030. Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch và đầu tƣ phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cấp tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chƣơng trình liên kết phát triển du lịch liên tỉnh, theo vùng và trong khu vực.

Ngày 11/1/2017 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện định hƣớng phát triển du lịch trên, đã tổ chức Hội nghị Tổng kết mô hình Làng VHDL các DTVN cho thấy vai trò quan trọng của Làng trong tuyên truyền các giá trị văn hoá Việt Nam. Hội nghị đã chỉ rõ những vấn đề về sự cần thiết tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động mô hình Làng VHDL các DTVN, kết quả đầu tƣ phát triển Làng VHDL các DTVN giai đoạn 1997- 2016 và kế hoạch đầu tƣ phát triển giai đoạn 5 năm (2017-2021). Theo đó, Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN đã thực hiện dự án đúng mục tiêu đầu tƣ, bƣớc đầu khai thác, vận hành có hiệu quả. Các hoạt động đều hƣớng đến việc hình thành một “trung tâm hoạt động văn hoá mang tính quốc gia, tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em, giới thiệu với nhân dân trong nƣớc và khách quốc tế; đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, hoạt động thể thao, dƣỡng sinh, văn nghệ. Thông qua các hoạt động văn hoá, nghệ thuật có nội dung, hình thức phong phú, năng động, đa dạng, hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc, tiến hành việc giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời, nâng cao dân trí và hoàn thiện con ngƣời theo hƣớng chân, thiện, mỹ... “ nhƣ trong Quyết định 667/QĐ-TTg ngày 21/8/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể Làng VHDL các DTVN. Ban Quản lý đã phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành liên quan tổ chức hàng loạt các sự kiện văn hóa có ý nghĩa chính trị - xã hôi sâu sắc, góp phần tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, thu hút sự quan tâm của du khách trong nƣớc và quốc tế. Thông qua các sự kiện này, Làng VHDL các DTVN đã giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc tới đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc. Ban Quản lý đã huy động đồng bào các dân tộc về tham gia các hoạt động nhằm góp phần bảo tồn, tuyên truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Thực hiện chủ

trƣơng “để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, hàng năm Ban Quản lý đã phối hợp với các địa phƣơng trong cả nƣớc huy động theo hình thức luân phiên, đón hàng nghìn lƣợt đồng bào các dân tộc về tham gia hoạt động tại đây. Đồng bào các dân tộc đã tổ chức hoạt động đời sống, tái hiện các lễ hội, trình diễn các nghề thủ công truyền thống... thu hút đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm. Đặc biệt, từ năm 2015, các cộng đồng dân tộc đã về hoạt động thƣờng xuyên tại đây và đã đem lại sức sống và là linh hồn của Khu các Làng dân tộc. Lƣợng khách tham quan ngày càng tăng, Làng VHDL các DTVN từng bƣớc trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nƣớc và quốc tế. Ngày 25/12/2016 chính thức thu phí tham quan Làng là bƣớc ngoặt lớn, mở ra một hƣớng mới trong sự phát triển và là động lực thúc đẩy hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa hoạt động, từng bƣớc hƣớng tới sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động của Ban Quản lý. Hiện nay đã có khoảng 20 công ty lữ hành xây dựng sản phẩm du lịch đến Làng, nhƣ các công ty: IDP Travel, Newstarlight Travel, Tre Việt, Đông Nam Á, Du lịch đẳng cấp Việt, Du lịch trung tâm Việt, Du lịch Thiên đƣờng nhiệt đới, Du lịch Tân Việt…

Kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2020: Làng VHDL các DTVN vận hành khai khác ổn định Khu các Làng dân tộc, thu hút các dự án đầu tƣ vào 2 khu chức năng (Trung tâm hoạt động văn hóa và vui chơi giải trí; Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp). Thực hiện đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ (PPP) bao gồm cả hình thức đầu tƣ BOT, BT, BTO, BTL, O& M. Đến năm 2020, phấn đấu đƣa Làng VHDL các DTVN trở thành điểm đến du lịch thu hút đông đảo khách tham quan với 0,8-1,0 triệu khách tham quan/năm. Hội nghị kết luận: Làng VHDL các DTVN là mô hình khu kinh tế - văn hóa đặc thù, chƣa có tiền lệ, trong đó văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu. Vì vậy trong quá trình xây dựng, hoạt động, cần nghiên cứu kỹ và tổng kết, đúc rút

kinh nghiệm để hoàn thiện và phát triển. Làng VHDL các DTVN là nơi kết nối cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, vừa thúc đẩy tình đoàn kết dân tộc, vừa tuyên truyền và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Mô hình Làng VHDL các DTVN cần đƣợc tiếp tục đƣợc duy trì để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan. Làng VHDL các DTVN là mô hình khu kinh tế - văn hóa đặc thù, chƣa có tiền lệ, trong đó văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu. Vì vậy trong quá trình xây dựng, hoạt động, cần nghiên cứu kỹ và tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện và phát triển. Làng VHDL các DTVN là nơi kết nối cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, vừa thúc đẩy tình đoàn kết dân tộc, vừa tuyên truyền và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Mô hình Làng VHDL các DTVN cần đƣợc tiếp tục đƣợc duy trì để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan.

Một phần của tài liệu Vai trò của làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam trong tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)