Yếu tố tác động đến tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho khách tham quan

Một phần của tài liệu Vai trò của làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam trong tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan (Trang 29 - 34)

cho khách tham quan

- Môi trường văn hóa xã hội là yếu tố quan trọng. Sự phát triển của

khoa học - công nghệ tiếp tục làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế và xã hội, dẫn đến những thay đổi khác nhiều so với thời đại kinh tế công nghiệp hàng trăm năm qua. Lực lƣợng sản xuất phát triển có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dẫn đến những thay đổi trong phƣơng thức sản xuất và tổ chức đời sống xã hội của các dân tộc. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền nói chung, trong đó có công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc. Đặc biệt các phƣơng tiện thông tin đại chúng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng là điều kiện phát triển công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc hiện nay. Hệ thống báo chí truyền thông phát triển mạnh, các thiết chế văn hóa đƣợc xây dựng... góp phần quan trọng nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc trên cơ sở kế thừa và giao lƣu tiếp biến văn hóa. Môi trƣờng văn hóa xã hội đang tạo ra những cơ hội và điều kiện để mở rộng và phát triển mạnh mẽ công tác tuyên truyền của Đảng về cả sự rộng lớn, phong phú của các thông tin, về phƣơng thức và phƣơng tiện tuyên truyền, về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

- Điều kiện cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tuyên truyền nói chung và tuyên truyền giá trị văn hoá dân tộc nói riêng. Cùng với việc chú trọng xây dựng nguồn lực cho các hoạt động văn hóa, cần đầu tƣ ngân sách xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa: xây dựng nhà văn hóa, sân vận động,

thƣ viện, bảo tàng, các trang thiết bị, phƣơng tiện (loa, đài, bổ sung sách, báo, dụng cụ thể thao...), phát huy vai trò xung kích của đội thông tin lƣu động, các đội văn nghệ của địa phƣơng, cơ sở. Đây là cơ sở quan trọng, tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết để thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động văn hóa. Đặc biệt, để phục vụ cho công tác tuyên truyền giá trị văn hoá, các chủ thể tuyên truyền cần phối hợp biên soạn và ban hành tài liệu tuyên truyền thống nhất cho từng đối tƣợng, nhằm tạo thuận lợi cho các cơ sở, đơn vị trong công tác tuyên truyền, vận động. Có tài liệu, chƣơng trình tập huấn cho các đối tƣợng trực tiếp lãnh đạo, điều hành, quản lý, tham gia thực hiện tuyên truyền. Có tài liệu hỏi - đáp tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên các đoàn thể và nhân dân. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền giá trị văn hoá cho cán bộ giúp khắc phục sự lúng túng khi đi vào những công việc cụ thể. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật công tác tƣ tƣởng là điều kiện quan trọng để đổi mới phƣơng pháp tuyên truyền. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với các lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi mỗi một lĩnh vực phải đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. Máy vi tính, máy chiếu, màn hình, tủ sách chuyên đề phục vụ công tác tuyên truyền; máy ghi âm, máy quay phim, hệ thống loa phát thanh, tăng âm phù hợp, đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng nhằm giúp đội ngũ cán bộ có những điều kiện tốt nhất để xử lý nhanh nhất nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

- Chủ thể tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc hiện nay là vấn đề

quan trọng. Trình độ, năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ phải đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là khả năng phân tích, tổng hợp, dự báo, nắm bắt, phát hiện và giải quyết vấn đề phức tạp, ảnh hƣởng tới hiệu quả công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc. Ngƣời làm công tác tuyên

truyền các giá trị văn hóa dân tộc không thể làm tốt nhiệm vụ của mình nếu không nắm vững lý luận và thực tiễn của công tác tuyên truyền, không nắm đƣợc các giá trị văn hóa dân tộc, vì đây là tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan. Giỏi lý luận là yêu cầu phải nắm vững và vận dụng lý luận vào công tác tuyên truyền của mình một cách có hiệu quả, tránh lối trình bày lý luận một cách sách vở, nhiều lời ít ý, gây phản cảm cho ngƣời nghe. Không thể đổi mới phƣơng thức tuyên truyền nếu không có đƣợc đội ngũ cán bộ tuyên truyền có năng lực và phẩm chất. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc giỏi cả lý luận và thực tiễn phải đƣợc coi là một vấn đề cần đƣợc quan tâm hiện nay.

Chủ thể tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc ở Làng VHDL các DTVN cho khách tham quan không chỉ có đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa, cán bộ của Làng mà còn các đội văn nghệ, các đại biểu của các cộng đồng dân tộc đến đây trực tiếp tuyên truyền văn hoá dân tộc mình thông qua các điệu hát, điệu múa, trò chơi và các hoạt động văn hoá.

- Đặc điểm đối tượng tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cũng cần đƣợc

đặc biệt quan tâm. Mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của ngƣời dân là yếu tố tác động đến nhận thức các giá trị văn hóa và hành xử văn hóa khi họ vừa là đối tƣợng của hoạt động tuyên truyền vừa là chủ thể tuyên truyền, bởi họ đƣợc tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc khi chính họ đang là khách tham quan và sẽ mang những giá trị văn hóa tuyên truyền cho ngƣời khác nhƣ một sự chia sẻ. Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là tiền đề vật chất để họ có thể tham quan du lịch. Đây là yếu tố quyết định nhu cầu có khả năng chi trả cho các hoạt động đáp ứng nhu cầu vật chất của khách tới tham quan, nghỉ dƣỡng. Mặt khác cũng là tiền đề để góp phần nâng cao chất lƣợng các hoạt động du lịch. Bởi vậy, hầu hết các nơi có nền kinh tế phát triển, dân có thu nhập cao thƣờng có vị trí quan trọng trong phát triển du lịch. Trình độ văn hoá của nhân

dân là ý thức, nhận thức, hành vi trong hoạt động du lịch quảng bá các giá trị văn hóa. Nó đƣợc biểu hiện thông qua hệ thống và chất lƣợng giáo dục đào tạo, phản ánh qua số sách báo xuất bản, chất lƣợng của các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Trình độ nhận thức của nhân dân ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tuyên truyền các giá trị văn hoá cho khách tham quan. Thông thƣờng, nếu trình độ dân trí càng cao thì nhu cầu tham quan càng tăng và trình độ phát triển càng cao để đảm bảo phục vụ khách tham quan một cách văn minh, lịch sự. - Điều kiện vật chất nhƣ giao thông vận tải là yếu tố đƣợc quan tâm

hàng đầu. Nó quyết định từ số lƣợng khách tham quan đến chất lƣợng, hiệu quả của quán trình phát triển du lịch. Nếu trƣớc đây, giao thông vận tải còn là một phần trở ngại cho sự phát triển du lịch thì ngày nay, giao thông vận tải lại là nhân tố đầu tiên đƣợc quan tâm trong mỗi chuyến tham quan. Sự phát triển mạnh mẽ, hiện đại của hệ thống giao thông vận tải đã khẳng định vị trí của nó đối với sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Những điều kiện về

sự sẵn sàng phục vụ khách cũng tham gia vào hiệu quả tuyên truyền các giá trị

văn hóa cho khách tham quan. Đó là điều kiện về tổ chức: sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch; hệ thống các thể chế quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý cũng nhƣ các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch. Điều kiện về hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội: hệ thống đƣờng sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đƣờng sắt, công viện, mạng lƣới thƣơng nghiệp, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống điện. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch về ăn, ở, đi lại,... nhƣ khách sạn, nhà hàng, hệ thống phƣơng tiện vận chuyển, các khu giải trí, cửa hàng, công viên, đƣờng sá, hệ thống cấp thoát nƣớc, mạng lƣới điện,... trong khu vực cơ sở du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các tài nguyên du lịch, giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du

lịch. Điều kiện về kinh tế: việc đảm bảo nguồn vốn để duy trì và phát triển du lịch cũng nhƣ thiết lập các mối quan hệ kinh tế với bạn hàng: trong việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ đủ về số lƣợng đảm bảo về chất lƣợng. Từ đó mà tạo điều kiện tăng thu ngoại tệ cho các tổ chức du lịch và cho đất nƣớc. Các cuộc đại hội, các hội nghị, các cuộc hội đàm dân tộc hoặc quốc tế, các sự kiện liên quan đến tín ngƣỡng hoặc chính trị, các dạ hội liên hoan,... cũng đóng vai trò lớn vì đây là điều kiện để tuyên truyền, quảng cáo cho các giá trị văn hoá và lịch sử của đất nƣớc đón khách đồng thời khắc phục tính thời vụ trong du lịch.

- Điều kiện về tài nguyên cũng tác động đến tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc khi đối tƣợng tuyên truyền là khách tham quan. Dựa vào nguồn tài nguyên khác nhau mà việc xây dựng, quảng bá các khu du lịch đến với khách tham quan cũng sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào từng vùng miền, từng địa điểm sẽ dẫn đến hiệu quả của phát triển du lịch. Tài nguyên nhân văn là các giá trị lịch sử, đối tƣợng quan tâm của khách tham quan có hứng thú hiểu biết. Giá trị lịch sử đƣợc chia thành 2 nhóm: nhóm những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của loài ngƣời và nhóm những giá trị lịch sử đặc biệt. Các giá trị văn hoá cũng thu hút khách tham quan với mục đích tham quan nghiên cứu nhƣ các các trung tâm nghiên cứu, các viện khoa học, thƣ viện, trƣờng đại học nổi tiếng, các trung tâm tổ chức các hoạt động văn hoá, những công trình kiến trúc độc đáo,... Các phong tục tập quán cổ truyền, các thành tựu về kinh tế của đất nƣớc hay của vùng cũng có sức thu hút đối với khách tham quan.

Những điều kiện trên đều ảnh hƣởng vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa độc lập cũng vừa ràng buộc với nhau. Nó tác động đến hiệu quả của tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc, vì vậy, hoạt động tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan chỉ thực sự phát triển mạnh khi tất cả các điều kiện đó ngày càng đƣợc hoàn thiện và đƣợc sử dụng đạt hiệu quả tối đa.

Một phần của tài liệu Vai trò của làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam trong tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)