thức, đa dạng hoá phương tiện tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc
Làng VHDL các DTVN cần tăng cƣờng mở rộng nội dung các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong chính những sự kiện du lịch vẫn đƣợc tổ chức thƣờng niên tại Làng. Chẳng hạn nhƣ tại Liên hoan văn hóa các dân tộc vào dịp 19/4 hay Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân (28/11) có thể thêm vào một số hoạt động nhƣ Thi ngƣời đẹp các dân tộc; tổ chức các Hội thảo về du lịch, xúc tiến đầu tƣ; kết hợp lồng các cuộc Thi hát Dân ca toàn quốc, Thi hát Then đàn tính hay Hội chợ ẩm thực... Tại Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc, có thể xem xét thực hiện các nghi lễ đón Tết của cộng đồng các dân tộc và giao lƣu các trò chơi, trò diễn dân gian... Trong các hoạt động diễn ra tại Làng VHDL các DTVN, Ban Quản lý Làng cần làm tốt các sự kiện “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” diễn ra vào dịp đầu năm mới với sự tham dự và chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam của Chủ tịch nƣớc; sự kiện chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam với điểm nhấn là Đêm nghệ thuật có tên là “Bản sắc văn hóa Việt” diễn ra vào 19/4 hàng năm; Tuần lễ Đại đoàn kết dân tộc nhân dịp ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Ngoài ba sự kiện thƣờng niên Làng VHDL các DTVN cần nghiên cứu cơ chế phối hợp với các địa phƣơng tổ chức các hoạt động tại không gian văn hóa của các cộng đồng dân tộc nhƣ: sản xuất, chăn nuôi, làm nghề truyền thống, dân ca, dân vũ, các hoạt động lễ hội…để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan. Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN cần tổ chức đa dạng, phong phú hoạt động dịch vụ và nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù mang thƣơng hiệu riêng của Làng VHDL các DTVN. Việc tăng cƣờng tổ chức các hoạt động du lịch, các sự kiện du lịch tại Làng VHDL các DTVN cần dựa trên nguyên tắc: tổ chức các sự kiện văn hóa
mang tính khuôn mẫu để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và giới thiệu kết hợp giữa văn hóa truyền thống và văn hóa đƣơng đại.
Để hấp dẫn và thu hút khách tham quan nhiều hơn nữa trong tƣơng lai, Làng VHDL các DTVN cần có những giải pháp làm phong phú hơn hệ thống trƣng bày các di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc, trƣớc mắt tập trung vào việc tăng cƣờng xây dựng các mô hình nhà ở, kiến trúc đặc sắc của các dân tộc, có lƣu ý đến đặc điểm văn hóa vùng miền. Khu kiến trúc nhà ở của các dân tộc là một phần không thể thiếu đƣợc của Làng VHDL các DTVN. Nhờ có những không gian này, việc giới thiệu về các dân tộc và văn hóa các dân tộc đƣợc tăng cƣờng và mở rộng đáng kể về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức bởi các kiến trúc đó chính là những không gian văn hóa của các dân tộc, vừa nhằm giới thiệu cái vỏ kiến trúc, vừa để giới thiệu về sinh hoạt văn hóa gắn với nó. Các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan cũng đƣợc giới thiệu tổng hợp bên trong mỗi ngôi nhà.
Ngoài ra, để các không gian khai thác này tăng thêm độ hấp dẫn với du khách, đồng thời đem lại cho du khách một cái nhìn tổng quan về giá trị văn hóa của từng dân tộc, Ban quản lý Làng VHDL các DTVN cần tổ chức nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tất cả các dân tộc, các nhóm địa phƣơng và các vùng trong cả nƣớc; trên cơ sở đó tổ chức các hoạt động trƣng bày giới thiệu những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tất cả các dân tộc và các nhóm địa phƣơng ở nƣớc ta. Cần xây dựng các bộ sƣu tập theo từng dân tộc và chuyên đề nhằm vừa ảo vệ các di sản văn hóa dân tộc, làm giàu cho vốn hiện vật của Làng VHDL các DTVN, phục vụ thiết thực cho các cuộc trƣng bày thƣờng xuyên và trƣng bày chuyên đề. Có chiến lƣợc thƣờng xuyên tổ chức trƣng bày chuyên đề và lƣu động; gắn các trƣng bày chuyên đề, cập nhật với những vấn đề cấp bách về văn hóa, xã hội, kinh tế hay môi trƣờng sinh thái mà cuộc sống đang đặt ra
từng ngày. Làng VHDL các DTVN cần đầu tƣ và đổi mới hệ thống tƣ liệu về nghe nhìn hiện đại, tiên tiến phản ánh toàn diện các khía cạnh sinh hoạt và đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc, các nhóm địa phƣơng và các khu vực trong cả nƣớc. Tổ chức quay phim, video, ghi âm, chụp ảnh lƣu trữ, dàn dựng và sản xuất phục vụ nghiên cứu và nhu cầu nhân dân. Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác Khu các Làng dân tộc với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Từng bƣớc hoàn thiện điều kiện hạ tầng, dịch vụ du lịch để phục vụ khách tham quan (Dịch vụ vận chuyển khách; dịch vụ ăn, nghỉ, bán đồ lƣu niệm, sản vật địa phƣơng, chợ phiên…). Phối hợp với các địa phƣơng đón đồng bào dân tộc tham gia hoạt động tại Làng VHDL các DTVN. Chuẩn bị tốt nội dung hoạt động của các cộng đồng dân tộc, góp phần tăng sức hấp dẫn thu hút khách tham quan. Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến đầu tƣ phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm văn hóa - du lịch tại Làng VHDL các DTVN, hoạt động xúc tiến đầu tƣ trong khuôn khổ Những ngày Văn hóa Việt Nam tại một số nƣớc.
Thực trạng tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc ở Làng VHDL các DTVN còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện về cả nội dung và hình thức. Thăm dò ý kiến khách tham quan cho thấy nhu cầu của khách và sự cẩn thiết phải đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền. Câu hỏi mà chúng tôi đƣa ra là:
Quý vị nhận xét nội dung và hình thức tuyên truyền giá trị văn hóa các dân tộc ở Làng VHDL các DTVN?
Nhìn số liệu từ bảng trên ta thấy khách tham quan đánh giá nội dung tuyên truyền về gìn giữ và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc của
Mức độ Hay, hiệu quả Bình thƣờng Nhàm chán
Sô phiêu 186/300 91/300 23/300
Tỉ lệ (%) 62% 30.3% 7.7%
Làng VHDL các DTVN chƣa cao, khách tham quan chƣa hài lòng. Đây là những đánh giá và nhận xét rất đáng lƣu tâm bởi nó liên quan trực tiếp đến vai trò của Làng VHDL các DTVN. Vì vậy đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết. Trong quá trình khảo sát ngƣời viết nhận thấy, Làng VHDL các DTVN chú trọng đến tổ chức hoạt động các sự kiện văn hoá du lịch nhiều hơn việc tuyên truyền giá trị văn hóa. Nên cân bằng hai nội dung này trong hoạt động tuyên truyền. Để nâng cao chất lƣợng, nội dung và hình thức tuyên truyền, cần phát huy thêm các hình thức có thế mạnh nhƣ tổ chức thêm các cuộc tọa đàm, trao đổi, thi tìm hiểu về di sản văn hóa dân tộc - là một cách thức tuyên truyền hiệu quả góp phần xã hội hóa công tác tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Cần tổ chức thêm các sân chơi dành cho đối tƣợng là đồng bào dân tộc thiểu số, để họ có điều kiện giao lƣu giữa các vùng với nhau, từ đó học hỏi trao đổi và phát huy những nét đẹp vốn có, làm giàu thêm những giá trị văn hóa của dân tộc. Hàng năm Làng VHDL các DTVN nên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ phòng nghiệp vụ, đội ngũ hƣớng dẫn viên.. những kiến thức về văn hóa các dân tộc để nâng cao trình độ, hiểu biết, trang bị cho họ kiến thức cơ bản phục vụ cho hoạt động chuyên môn.
Chúng tôi đã hỏi 50 nhân viên của Làng VHDL các DTVN gồm 10 nhân viên văn phòng, 15 nhân viên ở Ban quản lý khu các Làng dân tộc, 20 nhân viên ở Ban Nghiệp vụ Văn hoá và 5 ngƣời ở tạp chí Làng Việt về vấn đề này. Câu hỏi là: Anh, chị có thấy cần phải nâng cao kiến thức và tìm hiểu sâu
về giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc không?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Số phiếu 38/50 11/50 1/50
Tỉ lệ (%) 76% 22% 2%
Tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng đƣợc nhân viên, đặc biệt là cán bộ phòng Nghiệp vụ Văn hoá, đội ngũ hƣớng dẫn viên Làng VHDL các DTVN coi trọng và xác định rõ ràng. Họ thực sự có nhu cầu muốn đƣợc nâng cao kiến thức và tìm hiểu sâu về giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Chỉ có 1 ngƣời cho rằng việc này không cần thiết, và đó là nhân viên mới đƣơc ký hợp đồng. Nâng cao năng lực để họ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các giá tri văn hóa truyền thống của các dân tộc là việc làm cần thiết, nhất là trong thời kỳ mở cửa giao lƣu nhƣ hiện nay.
Nhiều khách tham quan trong số 300 ngƣời đƣợc hỏi đã hào hứng khi đƣợc chúng tôi đặt câu hỏi: Theo anh (chị) giải pháp nào sau đây là cần thiết
để nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa ở làng văn hóa du lịch? (có thể chọn 1 hoặc nhiều giải pháp). Các phƣơng án đƣợc
lựa chọn nhiều nhất là:
- Tạo cơ chế để nghiên cứu sƣu tầm các di sản văn hóa tộc ngƣời: 211 ngƣời chọn
- Tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động văn hóa:156 ngƣời - Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của hoạt động tuyên truyền giá trị văn hóa: 286 ngƣời
- Có chế độ đãi ngộ tốt đối với các cộng đồng dân tộc về hoạt động luân phiên và các cán bộ làm việc tại Làng: 189 ngƣời
Ban quản lý Làng VHDL các DTVN nên tổ chức bộ phận marketing, truyền thông, nâng cao chất lƣợng đội ngũ thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên, tăng cƣờng liên kết với các công ty du lịch và trƣờng học để khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa, nghỉ dƣỡng, du lịch học đƣờng, tạo không gian cho du khách tìm hiểu di sản, tham gia các chƣơng trình trải nghiệm cuối tuần…Lịch hoạt động tại đây cũng nên đƣợc thông tin đều đặn tới các công ty du lịch và truyền thông để họ chủ động lên kế hoạch xây dựng tour, tuyến, quảng bá
hiệu quả. Cơ quan quản lý khi xây dựng cơ chế bán vé cũng nên phân định mức giá trong tuần, dịp nghỉ lễ, nghỉ hè, các chƣơng trình giảm giá để kích cầu. Cần nhấn mạnh đến vai trò của đồng bào các dân tộc với tƣ cách là chủ thể văn hóa, ngƣời giữ gìn những nếp nhà truyền thống, giữ gìn bản sắc và tuyên truyền giá trị văn hoá, tạo hồn cho Làng VHDL các DTVN, bởi đây không phải là một bảo tàng mà là nơi tái hiện lại cuộc sống của đồng bào các dân tộc, để du khách trong nƣớc và quốc tế có thể hiểu đƣợc về đất nƣớc và
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng vai trò của Làng VHDL các DTVN trong tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho khách tham quan; xuất phát từ định hƣớng phát triển của Việt Nam nói chung và tại Làng VHDL các DTVN trong thời gian tới, trong chƣơng này ngƣời viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Làng VHDL các DTVN trong hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hoá truyền thống thời gian tới.
Trong các giải pháp của mình, ngƣời viết đề cập đến vấn đề cần phải tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, xây dựng chính sách văn hoá - du lịch phù hợp để Làng VHDL các DTVN tuyên truyền sâu rộng các giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan; tăng cƣờng quản lý hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc, kết hợp hoạt động du lịch với các sự kiện văn hoá, phát triển thị trƣờng khách tham quan. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các chủ thể tham gia công tác tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc, tăng cƣờng quảng bá văn hóa trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng là việc Làng VHDL các DTVN cần phải làm, kết hợp đầu tƣ xây dựng và vận hành hợp lý, đổi mới nội dung, hình thức, đa dạng hoá phƣơng tiện tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc.
Các giải pháp tác giả đề xuất phải đƣợc thực hiện đồng bộ thì mới phát huy hiệu quả, khai thác tốt hơn hoạt động du lịch tại Làng VHDL các DTVN, kết hợp phát triển du lịch với xây dựng và phát triển văn hoá nhằm phát huy, tuyên truyền sâu rộng các giá trị văn hóa Việt Nam tới nhân dân trong nƣớc và bạn bè quốc tế, nâng cao vị thế và tầm vóc của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã xác định rõ mục tiêu du lịch Việt Nam cơ bản trở thành nền kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất tƣơng đối đồng bộ, hiện đại và theo đó, du lịch sẽ phát triển có trọng tâm, trọng điểm, phát triển theo chiều sâu. Trên cơ sở đó, Làng VHDL các DTVN đã đƣợc ra đời và đang đƣợc Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ cùng các doanh nghiệp đầu tƣ thành một tổ hợp văn hóa thể thao và du lịch quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc, góp phần phát triển du lịch Việt Nam. Điểm hấp dẫn du khách đến với Làng VHDL các DTVN chính là việc tái hiện các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Du khách có thể trực tiếp cùng đồng bào tham gia canh tác, kiếm củi, làm nƣơng, chứng kiến những lễ hội truyền thống, tham dự các trò chơi dân gian nhƣ đánh phết, tung còn, bắn nỏ… hoặc chìm đắm trong tiếng khèn và lời hát lƣợn, tiếng cồng, tiếng chiêng ngân xa. Văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam vừa thống nhất vừa đa dạng. Ðây là một vốn quý, một ƣu thế của Làng VHDL các DTVN trong tuyên truyền các giá trị văn hoá. Các sắc thái văn hóa địa phƣơng, vùng, miền tạo cho Làng VHDL các DTVN một diện mạo nhiều hình vẻ, đa sắc màu.
Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế giúp chúng ta có nhiều thời cơ để tiếp cận với các nền văn hóa khác nhƣng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức. Có những giá trị văn hóa đƣợc bảo lƣu rất tốt, bên cạnh đó có nhiều giá trị văn hóa dần bị mai một hoặc bị hòa tan trong một nét văn hóa khác, hoặc du nhập những yếu tố văn hóa ngoại lai làm ảnh hƣởng xấu đến nền văn hóa quốc gia. Chính vì vậy, để xây dựng thành công Làng VHDL các DTVN chúng ta cần phải xây dựng đƣợc cơ chế phù hợp để
vừa tuyên truyền vừa phát triển vốn văn hóa dân tộc tiên tiến mà đậm đà bản sắc. Trong điều kiện của nƣớc ta, muốn cho văn hóa các dân tộc đƣợc gìn giữ, tuyên truyền và phát huy trong phát triển đất nƣớc, lựa chọn mô hình tổng thể đa văn hóa nhƣ là Làng VHDL các DTVN là phù hợp thực tế thống nhất và đa dạng của văn hóa dân tộc Việt Nam, phù hợp với xu hƣớng cho sự phát triển của đất nƣớc hiện tại và tƣơng lai. Đó là sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời nhƣng vẫn giữ gìn và làm giàu bản