tuyên truyền các giá trị văn hóa phi vật thể
Các giá trị văn hoá phi vật thể đƣợc các chủ thể tuyên truyền mà ở đây chính là ban quản lý Làng VHDL các DTVN tuyên truyền cho khách tham quan thông qua các hoạt động đƣợc tổ chức thƣờng xuyên và hấp dẫn tại 4 cụm làng thuộc khu Làng VHDL các DTVN. Chủ nhân của mỗi cụm làng sẽ đóng vai trò là chủ thể trực tiếp tuyên truyền các giá trị văn hoá phi vật thể bằng các hoạt động thực tiễn, sống động, tạo sức hấp dẫn lớn cho du khách. Về với Làng VHDL các DTVN, các cộng đồng dân tộc đều mang về tái hiện những hoạt động, nghi thức dân gian truyền thống hết sức đặc sắc thông qua
các phiên chợ độc đáo. Khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (cụm làng I) là điểm đến đầu tiên. Lễ khai mạc Phiên Chợ vùng cao phía Bắc đã
đƣợc diễn ra sáng ngày 19/04/2012 trong khu các làng dân tộc I - nơi tái hiện khá đầy đủ không gian văn hóa của 28 cộng đồng các dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc là hoạt động tiêu biểu. Chợ đƣợc xây dựng theo hình ảnh quen thuộc theo mô hình chợ vùng cao Đồng Văn - Hà Giang với kết cấu xây dựng bằng đá, trên sƣờn đồi. Chợ vùng cao tại Làng VHDL các DTVN là mô hình phiên chợ có thể phục vụ cho việc trao đổi các sản vật miền núi phía Bắc cho hầu hết các dân tộc Đông Bắc - Tây Bắc. Mô hình phiên chợ này dự kiến sẽ diễn ra một tháng một lần trong thời gian tới. Trong tổng thể 4 ngày diễn ra chợ Ban tổ chức sẽ tái hiện nhiều hình ảnh đặc trƣng của một phiên chợ vùng cao với việc mua bán hòa quyện âm nhạc, các điệu múa, các điệu nhảy và các trò chơi dân tộc đặc sắc. Trong không gian chợ, Ban tổ chức cũng tổ chức với những môn thể thao dân tộc nhƣ môn đấu vật, những điệu múa, tiếng khèn của các chàng trai, cô gái Mông; các trò chơi dân gian nhƣ leo cột mỡ, chơi quay, đẩy gậy... Chợ vùng cao có sự tham gia trực tiếp của 6 cộng đồng dân tộc phía Bắc: H’Mông, Dao, Tày, Nùng, Mƣờng, Thái của các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang, Hòa Bình và đặc biệt là sự tham gia giao lƣu của cộng đồng ngƣời Hoa đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Du khách ghé chợ vùng cao sẽ tìm thấy những đặc sắc văn hoá sinh hoạt tinh thần của các dân tộc. Thông qua phiên chợ đồng bào đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa truyền thống của mình. Các phiên chợ vùng cao hàng năm vẫn đƣợc tổ chức. Mới đây nhất, từ 29/4 - 2/5 năm 2017, tại Làng VHDL các DTVN đã tổ chức phiên chợ vùng cao với chủ đề “Về với cao nguyên Mộc Châu” nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đây là một trong những hoạt động của tháng Tƣ “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”. Phiên chợ vùng cao “Về với cao nguyên Mộc Châu” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mƣờng, Khơ Mú, Tày... “Về với cao nguyên Mộc Châu” trƣng bày, giới thiệu các sản vật đặc trƣng của đồng bào các dân tộc, giới thiệu về du lịch, văn hóa, con ngƣời Mộc Châu. Bên cạnh đó, tái hiện một số lễ hội của đồng bào các dân tộc nhƣ: Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Mông tỉnh Sơn La; Lễ gieo hạt (Apiero) dân tộc Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên Huế. Biểu diễn dân ca dân vũ “Sắc màu chợ phiên” ca ngợi quê hƣơng, đất nƣớc, bản sắc dân tộc vùng, miền mừng lễ 30/4, 1/5 do các dân tộc Mông, Thái, Dao của tỉnh Sơn La và cộng đồng dân tộc đang là hoạt động hàng ngày tại Làng VHDL các DTVN.
Trong khuôn khổ các sự kiện chào mừng tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam ngày 23/11/2013, bên cạnh phiên chợ vùng cao
đƣợc tổ chức lần thứ 3, không gian chợ nổi Nam Bộ với sự tham gia của dân tộc Kinh thuộc hai tỉnh An Giang và Cần Thơ đã tạo nên một khung cảnh trên bến dƣới thuyền mua bán hết sức tấp nập. Lần đầu tiên phiên chợ nổi Nam Bộ đƣợc tổ chức tại Hà Nội đã thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách khi tới tham quan. Đến đây du khách có thể mua đƣợc những trái dừa nƣớc, trái thốt nốt, xoài cát Hòa Lộc, chôm chôm, sầu riêng... đậm chất phƣơng Nam. Đến tham gia sự kiện Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam, ngƣời dân Khmer tỉnh An Giang đem đến cho du khách không khí náo nhiệt, sôi động của ngày hội đua Bò Bảy Núi với sự góp mặt của 6 cặp bò đƣợc mang ra từ tỉnh An Giang và hàng vạn du khách tới xem.
Lễ cưới, lễ hội, lễ Tết là những sinh hoạt văn hoá tinh thần đậm đà bản sắc. Bên sắc hoa đào hồng thắm, đồng bào ngƣời Dao tỉnh Tuyên Quang đã tái hiện trích đoạn đám cƣới trƣớc sự chứng kiến của nhiều quan chức cấp cao nhà nƣớc và hàng ngàn du khách. Khách cũng đƣợc hòa mình vào lễ hội đua
ngựa của ngƣời Mông - Lào Cai, lễ hội Chá Chiêng của ngƣời Thái -Hòa Bình, lễ hội Sắc Bùa của ngƣời Mƣờng - Hòa Bình, lễ hội cầu mùa của ngƣời Lô Lô - tỉnh Hà Giang, lễ mừng năm mới của ngƣời Dao - Quảng Ninh. Trong những dịp diễn ra sự kiện của tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam, du khách đến đây đƣợc hòa mình vào những lễ hội của các đồng bào dân tộc nhƣ: lễ Căm Mƣơng dân tộc Lự (Lai Châu), Tết Xíp xí dân tộc Thái (Sơn La), lễ hội Nàng Hai dân tộc Tày (Cao Bằng), lễ cƣới dân tộc Mông (Hà Giang), lễ nhảy lửa (Pà Thẻn), võ thuật Lâm Sơn Động, võ Sáo (Bắc Giang), lễ hội cầu mùa dân tộc Sán Chay - Phú Thọ…Cùng với đó là một số lễ hội nổi bật ở các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc. Lễ hội hoa ban là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái và lễ hội này còn có tên gọi khác là hội Xên bản, Xên mƣờng. Lễ hội thƣờng đƣợc tổ chức vào tháng Hai âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. Hội hoa ban là ngày hội của tình yêu đôi lứa; ngày hội của hạnh phúc gia đình; hội cầu mùa, no ấm nơi bản mƣờng, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng; Lễ
hội cầu an bản Mường là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu,
Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mƣờng. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng rất quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Lễ hội đƣợc tổ chức vào mùa xuân, gắn với tục giết trâu và tạ thần linh đƣợc thể hiện qua hình tƣợng thủy thần, thuồng luồng… Nội dung của lễ hội có nhiều hoạt động liên quan đến đời sống tinh thần, tâm linh, mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cả cộng đồng trong năm. Chính vì thế mà lễ hội này đƣợc tổ chức rất trọng thể, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng. Lễ hội
Lồng Tồng là một lễ hội truyền thống đặc trƣng của cộng đồng ngƣời Tày
đƣợc tổ chức hàng năm vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phƣơng, mang ý nghĩa cầu phúc, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên,
no ấm. Trong lễ hội thƣờng diễn ra các trò chơi dân gian cổ truyền, nhƣ: ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lƣợn...
Làng VHDL các DTVN tái hiện các lễ hội đã nâng cao vai trò của mình trong tuyên truyền các giá trị văn hoá cho khách tham quan. Là một đất nƣớc đƣợc biết đến có nền văn hoá đa dạng và phong phú, không chỉ ở hệ thống giá trị văn hoá vật thể mà còn ở những nét đẹp trong giá trị văn hoá phi vật thể, tiêu biểu là các lễ hội, âm nhạc, phong tục, tập quán... Lễ hội ở Việt Nam là một loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng, phong phú và độc đáo. Sự kết hợp giữa lễ hội và giá trị văn hoá đã tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, giúp Làng VHDL các DTVN làm tốt hơn vai trò tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc. Lễ hội là những giá trị tinh thần, là cái hồn nhằm chuyển tải những nét đẹp truyền thống đến muôn đời sau. Việc lƣu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc qua các hình thức du lịch và phát triển cho phù hợp với thời đại mới là vô cùng quan trọng và cần thiết. Lễ hội có hai mảng yếu tố cấu thành: lễ gồm những nghi thức nghi lễ, cách ứng xử của con ngƣời và cộng đồng ngƣời đối với tiền nhân, thần linh; hội là những hoạt động vui chơi, thể thao, văn hoá. Lễ hội thƣờng gắn liền với các tập tục sinh hoạt sản xuất, những sự kiện lịch sử, thời gian tổ chức hầu nhƣ quanh năm, chứa đựng những giá trị truyền thống văn hoá giàu tính nhân bản, gắn liền với nền văn minh lúa nƣớc, biểu hiện tâm tƣ tình cảm đối với các vị thần, đối với trời đất đã ban cho con ngƣời nguồn sống vô tận, thể hiện niềm khát khao có những vụ bội thu, ca ngợi cái đẹp của cuộc sống và lao động.
Cụm làng II là không gian văn hóa của 18 dân tộc vùng Trƣờng Sơn - Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Đến đây, du khách tìm hiểu, trải nghiệm cùng những lễ hội hết sức độc đáo của các bà con dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Jrai...: lễ cầu mƣa, lễ cúng lúa mới, lễ kết nghĩa của dân tộc M’nông và Ê đê; lễTakNăngYo (M’nông); lễ mừng nhà mới (et hơ tok nam),
nghi thức đâm trâu trong lễ mừng nhà mới (RơLăng kơpô) của ngƣời Ba Na…Ngay sau khi kết thúc Lễ khai trƣơng mở cổng làng (19/9/2010), dòng ngƣời trẩy hội cùng về với không gian văn hóa của đồng bào dân tộc Ba Na (tỉnh Gia Lai) trong tiếng cồng chiêng rộn ràng của ngày hội “Mừng chiến thắng” (Rơ Lăng) với nghi thức đâm trâu - một trong những lễ hội lớn nhất đối với tộc ngƣời Ba Na bản địa trong tín ngƣỡng từ ngàn đời xƣa. Khách tham quan đƣợc đến với lễ hội Pơ Thi (lễ bỏ mả) của đồng bào dân tộc Jrai huyện Chƣ Pả - Gia Lai, tìm hiểu về tang ma, vòng cuối cùng của đời ngƣời. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của tộc ngƣời Jrai, thể hiện một nét văn hóa đặc sắc và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Buổi lễ bắt đầu từ chiều và kết thúc khi tàn đêm. Tộc ngƣời Giẻ Triêng - Kon Tum cũng tề tựu về đây tái hiện lễ mừng nhà mới thu hút đông đảo du khách tới tham dự. Bà con dân tộc Giẻ Triêng đã hồ hởi tái hiện nghi thức đâm trâu trong Lễ mừng nhà Rông mới đã thu hút hàng ngàn ngƣời trong tiếng cồng chiêng rộn ràng và điệu
Soang khỏe khoắn. Trong chƣơng trình Chiều cuối năm du khách lại đƣợc
xem đám cƣới ngƣời Giẻ Triêng do các nghệ nhân tái hiện. Khách tham quan đƣợc khám phá phong tục cõng củi cƣới chồng của các cô gái Giẻ Triêng, cũng nhƣ thấy đƣợc sự chu đáo chăm chỉ của các chàng trai Giẻ Triêng trong việc tìm bắt 100 chú chuột đồng khô đáp lễ. Cũng trong dịp này bà con dân tộc XơĐăng vui mừng tái hiện lễ cúng bến nƣớc - một nghi thức lớn trong nông nghiệp thể hiện mong muốn mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong ánh lửa bập bùng các chàng trai, cô gái ngƣời Ê Đê cùng nối vòng Soang thể hiện tình đoàn kết dân tộc cùng với sự tham gia của các tộc ngƣời khác khi về Làng VHDL các DTVN. Nhân dịp Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc-di sản văn hóa Việt Nam, các nghệ nhân và bà con dân tộc M'nông đã phục dựng Lễ Tạ ơn (Tak Năng Yo) cầu mong mƣa thuận, gió hòa mùa màng tƣơi tốt đƣợc đông đảo du khách tới xem, tìm hiểu.
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên đƣợc tái hiện. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Jarai, BaNa, Mạ, Lặc... Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những ngƣời chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (lễ mừng lúa mới, lễ cúng Bến nƣớc...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gƣơl, rẫy, bến nƣớc, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng..). Trong khuôn khổ các sự kiện diễn ra vào Ngày hội văn hóa các
dân tộc Việt Nam, bà con dân tộc Brâu (Ngọc Hồi, Kon Tum) đã cùng nhau
thực hiện nghi thức đâm trâu mừng nhà Rông, thực sự làm cho du khách hài lòng. Sau khi làm lễ hiến sinh, vật phẩm đƣợc chế biến để mời du khách. Ngôi làng Brâu cũng đƣợc thổi hồn từ đây. Du khách đƣợc đến với lễ mừng nhà mới của đồng bào Raglai, lễ kết nghĩa anh em của tộc ngƣời Ê Đê...
Cụm làng III là nơi phục dựng không gian văn hóa của 04 dân tộc: Chăm, KhơMe, ChơRo, ChuRu với không gian văn hóa vùng sông nƣớc Nam bộ, với quần thể Chùa Khơme và quần thể Tháp Chăm –di sản văn hóa thế giới. Tại đây đã đón cộng đồng các dân tộc thuộc 10 tỉnh, thành phố về tham gia vận hành tại Làng VHDL các DTVN với 12 lễ hội, nghi thức dân gian nhƣ: hội đua bò Bảy Núi, lễ kết giới Sây Ma, lễ Ok Om Bok (Cúng Trăng) của tộc ngƣời Khơ Me, lễ Nhảy lửa, tết Păng KaTê (tộc ngƣời Chăm - Bình Thuận); lễ vào nhà mới, lễ cƣới của tộc ngƣời Chăm tỉnh An Giang. Lễ khánh thành quần thể Tháp Chăm tại Làng VHDL các DTVN đƣợc ghi nhận là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2012. Quần thể Tháp Chăm lần đầu tiên đƣợc xây dựng nguyên mẫu, là một trong những công trình đƣợc xây dựng với nhiều tâm huyết, công sức và trí tuệ của Ban Quản lý, thợ thủ công, nghệ nhân, trí thức dân tộc Chăm. Cùng với Lễ khánh thành, nghi lễ truyền thống mở cửa tháp Chăm và lễ hội Katê cũng
đƣợc tổ chức. Các vị cả sƣ và đồng bào Chăm Ninh Thuận đã thực hiện nghi lễ truyền thống nhập linh cho quần thể Tháp Chăm, đồng bào Chăm trong cả nƣớc và du khách có thêm một địa chỉ tâm linh để dâng hƣơng và thực hiện nghi thức tôn giáo tín ngƣỡng tại Thủ đô. Đồng bào dân tộc ChơRo đã đem tới cho du khách lễ hội Cúng thần Lúa cùng với các trò chơi dân gian nhƣ đi cà kheo, thi giã gạo, thi ném lao...
Ngày 23/11/2013 đã diễn ra Lễ khánh thành quần thể chùa Khmer tại Làng VHDL các DTVN. Đây là ngôi chùa thứ 454 theo Phật giáo Nam tông và là ngôi chùa đầu tiên đƣợc xây dựng tại Thủ đô Hà Nội, là một trong những công trình đƣợc xây dựng với nhiều tâm huyết, công sức và trí tuệ của Ban Quản lý, thợ thủ công, nghệ nhân, trí thức dân tộc Khmer. Cùng với Lễ khánh thành, nghi lễ truyền thống Kết giới Sây ma và Lễ hội OkOmBok cũng đƣợc tổ chức. Các vị cả sƣ và đồng bào Khmer các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng đã thực hiện nghi lễ truyền thống nhập linh cho quần thể chùa Khmer. Trong chƣơng trình Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc, đồng bào dân
tộc Chu Ru - tỉnh Lâm Đồng đã tái hiện lễ bắt chồng tại không gian làng Chu Ru thu hút đƣợc đông đảo du khách tới xem và tìm hiểu. Cũng trong dịp này, ngƣời Chăm - Bình Thuận đã phục dựng lại Tết Păng Katê (Tết tháng 7 lịch