dân tộc, kết hợp hoạt động du lịch với các sự kiện văn hoá, phát triển thị trường khách tham quan
Khách tham quan đến với Làng VHDL các DTVN chủ yếu là quan khách chính phủ, các đoàn khách quốc tế của các đại sứ quán, đội ngũ diễn viên nghệ sĩ và chính một phần lớn là đồng bào các dân tộc về tham gia sinh hoạt tại Làng. Khách tham quan bƣớc đầu đƣợc các công ty du lịch đƣa tới hoặc tự tổ chức tour tự phát nhƣng cũng tập trung chủ yếu từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Nguồn khách đến với Làng VHDL các DTVN hiện nay chƣa đa dạng và cũng chƣa đem lại nguồn doanh thu lớn cho Làng từ hoạt động du lịch của họ, một phần do Làng VHDL các DTVN chƣa cung ứng đƣợc các dịch vụ du lịch khép kín. Do đó, để có thể tiếp tục phát triển trong thời gian tới, Ban quản lý Làng VHDL các DTVN cần đƣa ra những định hƣớng đối với thị trƣờng khách. Ƣu tiên phát triển và thu hút các nhóm thị trƣờng chất lƣợng cao, có khả năng chi trả cao cho các dịch vụ du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng đến các đối tƣợng khách du lịch tham quan - nghiên cứu văn hóa đến từ Tây Âu (đặc biệt là Pháp) và Bắc Mỹ; khách du lịch nghiên cứu sinh thái đến từ Nhật Bản, Mỹ, Úc, Tây Âu…; khách du lịch thƣơng mại đến từ các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Mỹ. Cần hƣớng tới khai thác tốt một số thị trƣờng tiềm năng có nhu cầu về nghỉ dƣỡng hồ và núi - đây là một thế mạnh của thị xã Sơn Tây, chẳng hạn nhƣ Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Mô, cũng là một khu du lịch rất gần với vị trí của Làng VHDL các DTVN. Với tƣ cách là Ngôi nhà chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Làng VHDL các DTVN sẽ thu hút nhiều nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nƣớc đến tham quan, khám phá và tìm hiểu tại chỗ những giá
trị văn hóa đặc sắc của các cộng đồng ngƣời Việt Nam. Vì thế cần chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để khai thác các thị trƣờng du lịch theo các chuyên đề đặc biệt nhƣ du lịch tìm hiểu, nghiên cứu. Đây là những nhóm thị trƣờng có trình độ học thức và dân trí cao, và cũng có khả năng về tài chính.
Mặc dù có tiềm năng rất lớn nhƣng cho đến nay tổng thời gian Làng VHDL các DTVN đƣợc đƣa vào khai thác mới chỉ tƣơng đƣơng với khoảng thời gian 3 tháng trong một năm. Làng VHDL các DTVN chƣa thực sự thu hút đƣợc khách tham quan vì không có các hoạt động tại không gian các làng dân tộc, dịch vụ phục vụ du khách chƣa đáp ứng, chƣa xây dựng đƣợc sản phẩm du lịch nhu cầu thiết yếu phục vụ du khách, mọi yếu tố chƣa đƣợc vận hành theo cách gọi là tuyên truyền văn hóa và tham quan du lịch còn mang tính thời vụ. Việc liên kết tổ chức các sự kiện văn hoá nhằm tạo ra những điểm nhấn, sức hấp dẫn du khách là một hoạt động quan trọng cần đƣợc xúc tiến ngay tại Làng VHDL các DTVN. Ban quản lý Làng VHDL các DTVN có thể tổ chức các ngày hội văn hóa du lịch cho các cộng đồng ngƣời cƣ trú trên cùng một địa bàn hoặc ngày hội giao lƣu văn hóa giữa các vùng miền với nhau tại chính không gian Làng VHDL các DTVN. Các dân tộc đến giao lƣu trình diễn các phong tục tập quán, đời sống văn hóa nghệ thuật đặc sắc của mình nhƣ các trò chơi dân gian, hệ thống dân ca, dân vũ, hệ thống lễ hội, văn hóa ẩm thực, sản xuất nghề thủ công... Vai trò của Làng VHDL các DTVN trong tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc sẽ đƣợc nâng cao.
Làng VHDL các DTVN là nơi tốt nhất để giới thiệu cho quan khách quốc tế hiểu sâu sắc và rõ ràng về giá trị văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam. Vì vậy cần xây dựng kế hoạch để kịp thời đáp ứng với những chuyến viếng thăm của các phái đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế khi đến thăm và làm việc tại thủ đô Hà Nội. Để làm đƣợc điều này, nhà nƣớc nói chung và Ban quản lý Làng VHDL các DTVN nói riêng cần có những chính sách ƣu đãi, vận động
các cộng đồng dân cƣ của các tộc ngƣời về đây sinh sống thực thụ chứ không phải chỉ về sinh hoạt luân phiên một vài ngày nhƣ trƣớc đây.
3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia công tác tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc, tăng cường quảng bá văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng
Một trong những nguyên nhân khiến cho du khách hiện nay đến với Làng VHDL các DTVN hiện nay còn ít là công tác tuyên truyền quảng bá cho hoạt động du lịch của Làng chƣa thực sự hiệu quả. Cơ quan ngôn luận chính của Làng là trang web http://vinaculto.vn và tạp chí Làng Việt rất ít đƣợc ghé thăm và biết đến. Do đó, để sản phẩm du lịch của Làng thu hút đƣợc đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc, Ban quản lý Làng VHDL các DTVN cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo qua nhiều phƣơng tiện thông tin đại chúng nhất là qua Internet và đặc biệt là qua các tổ trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là tổ chức chức thanh niên, sinh viên... Liên hệ thƣờng xuyên với các khách sạn nhà hàng, những điểm có đông khách du lịch trong nƣớc và quốc tế để chuyển tải những thông tin về Làng VHDL các DTVN đến với du khách. Cần tạo thêm nhiều ấn phẩm cho Làng VHDL các DTVN: sách báo, tranh ảnh, tờ rơi, tờ gấp... hiện nay, các ấn phẩm của Làng VHDL các DTVN chƣa thực sự phong phú và chúng mới chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhỏ nhu cầu của khách du lịch. Tổ chức thƣờng xuyên các hoạt động hỗ trợ văn hóa nhƣ tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo, hội nghị khoa học về đề tài dân tộc học và văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thông qua hoạt động này sẽ lôi cuốn đƣợc sự chú ý của du khách, cơ quan khoa học và dân sự trong nƣớc mà còn có nhiều khách, các tổ chức khoa học, văn hóa nƣớc ngoài. Những Hội thảo này có thể xoay quanh những vấn đề nhƣ: Hội nghị xúc tiến đầu tƣ, hội thảo về phát triển du lịch. Chính sách hỗ trợ du lịch; Nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch; các giải pháp thu hút khách du lịch…Trong đó thành phần tham
dự ngoài các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch còn có các đơn vị kinh doanh du lịch của Hà Nội và các địa phƣơng lân cận cùng tham gia. Qua hội thảo các đơn vị kinh doanh du lịch có thể tăng cƣờng học hỏi giao lƣu, đúc rút kinh nghiệm; các đại biểu sẽ tập trung trao đổi, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch, tuyên truyền văn hoá tại Làng; đƣa ra chiến lƣợc, sáng kiến hợp tác, khai thác và đề xuất những giải pháp cụ thể, hữu hiệu, cùng phối hợp hành động.
Ban quản lý Làng VHDL các DTVN cần nghiên cứu, triển khai công tác đào tạo xây dựng một đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên nghiệp, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đặc biệt là năng lực tổ chức, vận động con em đồng bào ra ở hẳn Làng, gắn bó lâu dài và có tình cảm đam mê với những căn nhà mới xây ở cách rất xa nơi họ đã sinh ra. Nâng cao chất lƣợng hoạt động thuyết minh hƣớng dẫn tại các điểm tham quan, tăng cƣờng đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên đạt yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách. Tổ chức lại việc đón tiếp khách, giới thiệu, trƣng bày và tổ chức các sự kiện thƣờng xuyên phục vụ du khách trong nƣớc và quốc tế. Đặc biệt cần cụ thể hóa chuyên môn của từng hƣớng dẫn viên. Phải đào tạo cán bộ của Làng VHDL các DTVN cả về nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức về dân tộc học. Làng VHDL các DTVN nên đào tạo, tuyển dụng cán bộ là ngƣời dân tộc, bởi chính họ là những ngƣời hiểu sâu sắc nhất về văn hóa của mình. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho hƣớng dẫn viên của Làng VHDL các DTVN nhƣ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung... để đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế. Làng VHDL các DTVN phải có cơ quan chuyên trách đủ khả năng tập hợp thông tin tƣ liệu về các tài nguyên văn hoá của đất nƣớc, nghiên cứu các giá trị nhân văn truyền thống và các giá trị khác để biên tập, giới
thiệu tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nâng cao vai trò của văn hoá trong các tầng lớp dân cƣ xã hội.
Công tác tuyên truyền giá trị văn hóa các dân tộc ở Làng VHDL các DTVN cần phải đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ một cách thích đáng. Trƣớc hết cần phải tăng thời lƣợng và dung lƣợng tuyên truyền giá trị văn hóa trên các loại hình báo chí, các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, xây dựng các chuyên đề, chuyên mục về vấn đề tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc mang tính định kỳ. Qua kết quả thăm dò ý kiến khách tham quan cho thấy nhu cầu từ phía khách tham quan đối với cần phải tăng cƣờng tuyên truyền giá trị văn hóa các dân tộc là rất cần thiết. Kết quả thăm dò đƣợc thể hiện qua 300 phiếu chúng tôi phát trực tiếp cho khách tham quan tại Làng VHDL các DTVN trong dịp kỷ niệm ngày 1.5.2017.
Câu hỏi là: Theo anh-chị, Làng VHDL các DTVN có cần phải tăng
cƣờng tuyên truyền giá trị văn hóa trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng hoặc phải mở những chuyên trang, chuyên mục định kỳ dành cho vấn đề tuyên truyền những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc không?
Việc mở rộng những chuyên trang, chuyên mục định kỳ trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng sẽ giúp cho công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc đạt hiệu quả một cách toàn diện, tạo cho công chúng một thói quen tiếp nhận thông tin về vấn đề văn hóa dân tộc và có đƣợc nhận thức đúng về sự cần thiết phải tuyên truyền các giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Mức độ Rất cần Cần Không cần
Sô phiêu 254/300 43/300 3/300
Tỉ lệ (%) 84,67% 14.33% 1%
Tăng số lƣợng và chất lƣợng thông tin về giá trị văn hóa các dân tộc là điều kiện để đề cập đến mọi khía cạnh của công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc trong đời sống xã hội có chiều sâu. Kho tàng giá trị văn hóa của các dân tộc vô cùng phong phú, để đi sâu tìm hiểu kho tàng quý giá đó và tuyên truyền một cách đầy đủ, việc đầu tiên là phải tăng số lƣợng và chất lƣợng thông tin, đó cũng là điều kiện đánh giá trình độ, khả năng tác nghiệp - lao động của các chủ thể tuyên truyền. Cần phải có sự phối hợp giữa đơn vị báo chí và cơ quan chức năng trong Làng VHDL các DTVN, để thực hiện tốt công tác tuyên truyền giá trị văn hóa các dân tộc. Trong hoạt động truyền thông về giá trị văn hóa các dân tộc, phải có sự chuẩn bị tƣ liệu kỹ càng, phải tự phát hiện các đề tài, tạo sự sinh động và phong phú của nội dung chƣơng trình. Phải chú ý đi sâu vào bản chất của vấn đề từ đó phát hiện những giá trị, những nét đẹp riêng của văn hoá mỗi dân tộc và phải làm cho nó có ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần chung trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Làng VHDL các DTVN cũng cần phải có các chƣơng trình tọa đàm, trao đổi bàn luận về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc, tổ chức các chƣơng trình giao lƣu văn hóa, văn nghệ, hoặc các cuộc thi tìm hiểu về những giá trị văn hóa dân tộc mà mọi ngƣời dân đều có thể tham gia với tƣ cách là một chủ thể tuyên truyền các giá trị văn hóa đó. Để cải thiện những yếu kém, cần phải xây dựng một mạng lƣới cộng tác viên ngƣời dân tộc thiểu số. Để cho mạng lƣới cộng tác viên hoạt động có hiệu quả, chú trọng đến những cộng tác viên là ngƣời dân tộc thiểu số, cần có định hƣớng cụ thể cho đối tƣợng này. Bên cạnh đó cần phải có một chế độ cụ thể, cũng nhƣ phải đầu tƣ về phƣơng tiện kỹ thuật thực hiện chƣơng trình, tạo sự chỉ đạo chặt chẽ thống nhất trong chiến lƣợc tuyên truyền về lĩnh vực văn hóa dân tộc, từ đó tạo ra ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân quan tâm, tăng cƣờng hơn nữa việc tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Namvà tăng cƣờng quảng bá về
Làng VHDL các DTVN trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.