Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam trong tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho

Một phần của tài liệu Vai trò của làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam trong tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan (Trang 34 - 41)

các dân tộc Việt Nam trong tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan

Làng VHDL các DTVN là thiết chế văn hóa quan trọng trong công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc, là nơi lƣu giữ và truyền tải giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, nơi tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động vui chơi giải trí. Làng VHDL các DTVN là một trung tâm văn hóa - thể thao - du lịch quốc gia: tại đây tái hiện lại toàn bộ không gian văn hóa của 54 dân tộc anh em dƣới ngôi nhà chung nhằm tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc của Việt Nam qua không gian kiến trúc, không gian văn hóa, sinh hoạt của các cộng đồng dân tộc. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể sẽ đƣợc tuyên truyền giá trị thông qua hoạt động của Làng VHDL các DTVN. Không chỉ tuyên truyền các giá trị văn hóa của quốc gia dân tộc mình, nơi đây còn tái hiện một số di sản văn hóa nổi tiếng thế giới để nhân dân trong nƣớc đƣợc khám phá, tìm hiểu, chiêm ngƣỡng với qui mô thu nhỏ nhƣ Vạn Lý Trƣờng Thành, tháp Effen, Kim tự tháp…Khu vui chơi giải trí với cung thể thao ngoài trời có sức chứa hàng chục nghìn ngƣời mang đầy đủ các loại hình trò chơi từ dân gian đến hiện đại sẽ có sức hút rất lớn khách tham quan trong và ngoài nƣớc.

Làng VHDL các DTVN xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao của nhân dân trong nước và quốc tế. Từ các mục tiêu nêu trên có thể thấy Làng VHDL các DTVN phải

là một đơn vị sự kiện lớn với đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật vừa phục vụ cho công tác tuyên truyền văn hóa, vừa phục vụ cho các hoạt dộng du lịch, vui chơi, giải trí, nghỉ dƣỡng nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của du khách trong nƣớc và quốc tế khi đến với Làng văn hóa.

Làng VHDL các DTVN có vai trò quan trọng: tuyên truyền các giá trị

văn hóa truyền thống của đất nước và con người Việt Nam với nhân dân ttrong nước và quốc tế. Ngay trong tên hiệu của Làng văn hóa cũng đã thể hiện rất rõ điều này. Thông qua hoạt động du lịch để tuyên truyền và ngƣợc lại qua tuyên truyền các giá trị văn hóa để phát triển du lịch nhằm mang lại hiệu quả kinh tế hƣớng tới phát triển bền vững. Với mục tiêu để chính chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình, nơi đây sẽ trở thành một bảo tàng sống động để nhân dân trong nƣớc và bạn bè quốc tế muốn tìm hiểu về chính dân tộc mình và các dân tộc anh em khác, đồng thời bạn bè quốc tế hiểu rõ về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm nâng cao giá trị, hình ảnh đất nƣớc con ngƣời Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Giá trị văn hóa là những chuẩn mực văn hóa đƣợc các tộc ngƣời, các nhóm dân cƣ thừa nhận, thực hiện và gìn giữ để tạo nên sắc thái văn hóa riêng cho tộc ngƣời. Đây là cơ sở duy trì ý thức tự giác, tự tôn dân tộc và để phân biệt giữa các tộc ngƣời với nhau. Giá trị văn hóa bao gồm các hệ giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Những giá trị văn hóa này tạo nên bản sắc riêng cho từng tộc ngƣời. Tuy nhiên trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay cần phải nhận rõ những giá trị nào phù hợp với sự phát triển, những giá trị nào cần thay đổi để phù hợp với xu thế mới.

Du lịch ngày càng đƣợc khẳng định là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Vì đời sống của dân cƣ ngày càng đƣợc tăng lên; các phƣơng tiện giao thông ngày càng hiện đại và tiện lợi; môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm nên nhu cầu về nghỉ ngơi tĩnh dƣỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao; điều kiện chính trị xã hội ngày càng ổn định; nhu cầu về giao lƣu kinh tế văn hoá ngày càng mở rộng. Đảng ta đã nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ cộng sinh giữa văn hóa và kinh tế, tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc và phát huy, phát triển các giá trị văn hóa nhằm thúc đẩy kinh tế nhƣng mục tiêu

hƣớng đến cuối cùng là vì con ngƣời và xã hội tiến bộ. Văn hóa là động lực cho sự phát triển bởi chỉ có văn hóa mới giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con ngƣời trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển, đặc biệt là đối với nền kinh tế thị trƣờng trong việc mở cửa giao lƣu với bên ngoài. Nhận thức đƣợc giá trị to lớn của văn hóa, trong nhiều năm qua nhà nƣớc ta đã chủ trƣơng đẩy mạnh tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời phát huy, phát triển sống động các giá trị đó. Cộng đồng các dân tộc trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam luôn tự hào về những giá trị văn hóa của mình. Từ tiếng nói, chữ viết, trang phục, dân ca, dân nhạc, dân vũ, nghệ thuật kiến trúc đến lễ hội, tín ngƣỡng… đều là những sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo, kết tinh các giá trị văn hóa tốt đẹp để tạo nên nền văn hóa dân tộc thống nhất trong đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc. Đó cũng là những di sản văn hóa vô cùng quý báu, chứa đựng cốt cách và vẻ đẹp con ngƣời Việt Nam, trở thành cội nguồn và sức mạnh của cả cộng đồng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc. Điều quan trọng là cần tăng cƣờng trách nhiệm trong việc tuyên truyền các giá trị đó cho các thế hệ mai sau trong bối cảnh mới của đất nƣớc và quốc tế; cần phải nỗ lực để đƣa văn hóa thực sự thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành một trong những thành tố quan trọng góp phần điều tiết sự phát triển của toàn xã hội, trong đó cộng đồng các dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ thể trong việc tuyên truyền giá trị văn hóa.

Làng VHDL các DTVN là trung tâm hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch có quy mô quốc gia, cùng lúc sở hữu hai ƣu điểm mà khó điểm du lịch nào ở Việt Nam có đƣợc. Đó là sự kết hợp đồng thời giữa giá trị phi vật thể (văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc) của các dân tộc Việt Nam với các giá trị vật thể (điều kiện tự nhiên, điều kiện hạ tầng kỹ thuật…) trở thành một tổng thể hài hoà, vừa đem lại lợi ích cho nhà đầu tƣ, cho nền kinh tế đất nƣớc

cũng nhƣ lợi ích giáo dục cho cộng đồng. Làng VHDL các DTVN vừa là một bảo tàng sống động về đời sống văn hoá tinh thần ngƣời dân đất Việt, vừa là một công viên du lịch sinh thái đa dạng. Điều này sẽ đem lại cho Làng VHDL các DTVN một nội dung hoạt động phong phú, từ du lịch văn hoá đến du lịch sinh thái, kết hợp nghỉ ngơi, giải trí nhằm khôi phục, lƣu truyền và giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Đặc tính của khách du lịch là sau mỗi chuyến du lịch, khi trở về nơi cƣ trú họ thƣờng kể lại cho bạn bè, ngƣời thân nghe những gì họ đã thu lƣợm đƣợc trong chuyến du lịch. Một phần không nhỏ trong câu chuyện là về bản sắc văn hoá, truyền thống và tính cách của con ngƣời nơi mà họ đã tham quan du lịch. Cứ tính theo một cách suy diễn thông thƣờng nếu hƣớng dẫn viên du lịch đảm nhận tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền giá trị văn hoá truyền thống thì ảnh hƣởng đó sẽ đƣợc nhân lên nhiều lần trong cộng đồng, trong xã hội. Nhờ có du lịch mà giá trị văn hoá truyền thống không bị mai một hoặc mất dần đi mà ngƣợc lại các truyền thống đó luôn đƣợc ghi nhớ trong lòng du khách từ các thế hệ này đến thế hệ khác. Cũng có khi những giá trị văn hoá truyền thống đã bị lãng quên theo thời gian nhƣng du lịch lại góp phần khôi phục lại những truyền thống đó bằng cách dựng lại những hình ảnh, những biểu tƣợng hoặc sự kiện có liên quan để phục vụ cho sự khám phá, thích tìm hiểu của du khách.

Phát triển du lịch ở Làng VHDL các DTVN đồng nghĩa với việc khẳng định, tuyên truyền các giá trị văn hoá truyền thống. Mỗi điểm tham quan đều ẩn chứa trong mình những giá trị văn hoá sâu sắc, những truyền thống độc đáo của dân tộc. Ngay cả phong cách lối sống của cƣ dân tại điểm tham quan cũng thể hiện điều đó. Khi du khách đi tham quan sẽ đƣợc thẩm thấu các giá trị văn hoá đó qua nhiều cách khác nhau nhƣ tự khám phá cảm nhận, hay qua sự truyền đạt giàu cảm xúc rung động lòng ngƣời từ hƣớng dẫn viên du lịch

hoặc cũng có thể từ những thông tin đã đƣợc cung cấp tại điểm du lịch. Nó tạo nên một sức sống trƣờng tồn của văn hoá truyền thống.

Giá trị văn hoá truyền thống là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch. Du khách đi du lịch đồng nghĩa với việc kích thích tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ trong đó có các sản phẩm văn hoá gồm cả sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể. Khi du khách đến thăm làng nghề họ sẽ muốn mua những sản phẩm do các nghệ nhân tạo ra, hay đơn giản hơn họ đi du lịch chỉ để thƣởng thức một món ăn truyền thống nổi tiếng. Đây cũng là hình thức kế thừa và phát huy giá trị văn hoá dân tộc. Du lịch còn giống nhƣ một sợi dây liên kết vô hình gắn chặt các vùng văn hoá với nhau. Khi du khách đi du lịch tạo ra sự giao lƣu giữa các vùng miền với nhau. Đây cũng là cơ hội cho những nhà nghiên cứu, những ngƣời làm du lịch hay có những phƣơng pháp tối ƣu để tuyên truyền các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Trong thời gian vừa qua, các hoạt động, sự kiện đƣợc tổ chức tại Làng VHDL các DTVN đã thu đƣợc những thành công nhất định, đƣợc các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc ghi nhận và đƣợc dƣ luận đánh giá cao. Nhiều lễ hội của các dân tộc đã đƣợc tái hiện tại không gian của chính dân tộc đó ở Làng VHDL các DTVN. Với khoảng hơn 4000 lƣợt nghệ nhân, đồng bào các dân tộc về hoạt động luân phiên tại Làng VHDL các DTVN đã giới thiệu những nét văn hóa dân tộc đặc sắc của các vùng miền tới nhân dân Thủ đô và du khách. Trong các hoạt động đó, việc tái hiện những lễ hội dân gian đặc sắc gắn với không gian văn hóa, tín ngƣỡng phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc, các vùng miền, địa phƣơng trong cả nƣớc đã góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống tại Làng VHDL các DTVN. Làng VHDL các DTVN có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí cho khách tham quan. Nâng cao dân trí thông qua tham quan du lịch sẽ mang lại hiểu quả rất đa dạng, nhiều mặt bởi hình thức của nó là thông qua hoạt

động thực tiễn, cảm nhận và ghi nhận một cách rất trực tiếp và đƣợc minh hoạ bởi những ví dụ hoàn cảnh cụ thể.

Làng VHDL các DTVN đã làm tốt vai trò của mình trong tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho khách tham quan. Nhƣng bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, còn có một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả thiết chế văn hoá đặc thù này trong tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc. Việc tuyên truyền các giá trị văn hóa chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Những sắc thái văn hóa dân tộc đậm đà chịu sự tác động của các yếu tố hiện đại đang mất dần tính nguyên sơ và bản sắc độc đáo. Vấn đề là đội ngũ này còn thiếu và yếu chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu tuyên truyền các giá trị văn hóa, nhiều giá trị văn hoá truyền thống có nguy cơ bị thƣơng mại hóa hoặc thất truyền. Đó là những lí do luận giải về sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Làng VHDL các DTVN trong tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho khách tham quan.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 của đề tài đã nêu rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đã tổng quan đƣợc Làng VHDL các DTVN về quá trình hình thành và phát triển cũng nhƣ các hoạt động của Làng VHDL các DTVN với tƣ cách là thiết chế văn hoá đặc thù, sự cần thiết của vấn đề tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Luận văn đã luận giải các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài: giá trị và giá trị văn hoá dân tộc, tuyên truyền và tuyên truyền giá trị văn hoá dân tộc cho khách tham quan, nội dung và hình thức tuyên truyền các giá trị văn hoá, các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hoá cho khách tham quan, sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Làng VHDL các DTVN trong tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho khách tham quan trong nƣớc và quốc tế.

Toàn cầu hóa văn hóa là xu thế tất yếu của thời đại, đặt ra những thách thức cho các quốc gia trong vấn đề phát triển văn hoá. Mỗi tộc ngƣời, mỗi quốc gia dân tộc phải vừa bảo tồn di sản và bản sắc dân tộc, vừa phải mở cửa đón nhận những tinh hoa văn hóa thế giới, đồng thời tránh những ảnh hƣởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội muốn thành công và bền vững, việc tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc là yếu tố quan trọng. Việc tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với quốc gia dân tộc. Do vậy, xây dựng và phát triển hoạt động du lịch tại Làng VHDL các DTVN là một sự lựa chọn đúng đắn để tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Với mục tiêu là tuyên truyền các giá trị văn hóa, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao vai trò của Làng VHDL các DTVN là việc làm có ý nghĩa cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu của chƣơng 1 sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu sẽ đƣợc triển khai ở chƣơng 2.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Vai trò của làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam trong tuyên truyền giá trị văn hóa dân tộc cho khách tham quan (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)