Ban quản lý Làng VHDL các DTVN, các đơn vị trực thuộc, các đơn vị sự nghiệp của Làng VHDL các DTVN đóng vai trò chủ thể tuyên truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho khách tham quan tại đây. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chủ thể này có vai trò lớn trong tuyên truyền các giá trị văn hoá. Sau 7 năm khai trƣơng (19/09/2010) đi vào hoạt động, Làng VHDL các DTVN đã trở thành điểm đến hấp dẫn của khách tham quan. Cùng với nhiều sự kiện văn hóa phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nƣớc, đã có trên 150 cộng đồng dân tộc, trên 4.000 lƣợt nghệ nhân, già làng trƣởng bản mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền đã hội tụ tại Làng VHDL các DTVN để hoạt động luân phiên, định kỳ theo kế hoạch hàng năm nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa, giao tiếp cộng đồng, trình diễn trang phục truyền thống, dân ca, dân vũ, giới thiệu ẩm thực dân tộc, nghề thủ công truyền thống (đan lát, dệt vải, đẽo tƣợng…), trò chơi dân gian (ném còn, đánh cù, leo cột, đẩy gậy, đi cà kheo..) và tái hiện một số lễ hội dân gian truyền thống nhƣ lễ mừng năm mới, lễ mừng nhà mới, lễ kết bạn, lễ cƣới của ngƣời Chăm (An Giang), lễ cƣới của ngƣời Giẻ Triêng (Kon Tum), lễ cấp sắc và lễ cƣới của ngƣời Dao (Tuyên Quang) lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc miền núi phía Bắc…Trong các hoạt động đó, việc tái hiện những lễ hội dân gian đặc sắc gắn với không gian văn hóa, tín ngƣỡng phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc,
các vùng miền, địa phƣơng trong cả nƣớc đã góp phần tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống cho du khách trong và ngoài nƣớc. Trên cả nƣớc hiện có gần 9000 lễ hội lớn nhỏ trong đó có khoảng trên 80% là các lễ hội dân gian, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hàng loạt lễ hội đƣợc nghiên cứu, phục dựng và đƣợc chính bản thân đồng bào các dân tộc đóng vai trò chủ thể thể hiện, tái hiện lại trong không gian của Làng VHDL các DTVN không chỉ phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh mà còn tạo sức hấp dẫn lớn thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc, góp phần quảng bá, tuyên truyền bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Làng VHDL các DTVN nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km về phía Tây, tọa lạc ở khu phía Nam hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Tổng diện tích của Làng VHDL các DTVN là 1.544 ha, trong đó có 939 ha diện tích hồ Đồng mô, 605 ha diện tích mặt đất, đƣợc chia thành 7 khu chức năng khác nhau. Các công trình của Làng nằm rải rác trên đồi, thung lũng với địa hình phong phú thể hiện sự phân bố các làng dân tộc trải rộng trên mọi miền đất nƣớc. Các làng của các dân tộc đều đƣợc xây dựng thành quần thể tái hiện cấu trúc làng bản của dân tộc với kiến trúc dân gian nhằm gìn giữ, phát huy và giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng của cả 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi một khu chức năng lại đƣợc qui hoạch riêng với nhiều công trình, hạng mục trong đó. Quan trọng nhất và là trung tâm của Làng VHDL các DTVN chính là Khu các Làng dân tộc. Đây cũng là khu chức năng đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh nhất so với các khu chức năng khác. Khu các Làng dân tộc có diện tích 198,61 ha, nằm giữa bán đảo phía Bắc của Làng VHDL các DTVN, trên khu đất có đồi cao, có thung lũng, mặt nƣớc, địa hình phong phú, thể hiện sự phân bố các làng dân tộc trải rộng trên mọi miền đất nƣớc. Khu các Làng dân tộc đƣợc xây dựng thành quần thể tái hiện các cấu
trúc làng, bản của các dân tộc Việt Nam với quy hoạch và kiến trúc dân gian tái hiện không gian văn hóa tiêu biểu của 54 dân tộc, giới thiệu văn hóa và đất nƣớc Việt Nam qua các thời kỳ dựng nƣớc, giữ nƣớc, đây còn là nơi gặp gỡ, giao lƣu của đồng bào các dân tộc, nơi tổ chức các hoạt động nhằm phục vụ việc nghiên cứu, tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc, quảng bá văn hóa Việt Nam và tăng cƣờng củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Khu các Làng dân tộc là một quần thể hoạt động văn hóa qui mô lớn với nhiều loại hình dự án, công trình văn hóa trong đó điểm nhấn trung tâm là 04 không gian văn hóa - kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam, tính đến nay đã cơ bản hoàn thành 54 làng dân tộc. Khu làng dân tộc I tái hiện 38 nóc nhà của 28 dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Khu các Làng dân tộc II với 91 nóc nhà và công trình phụ trợ của 18 dân tộc vùng Trƣờng Sơn - Tây Nguyên. Khu các làng dân tộc III với 21 nóc nhà và hạng mục công trình phụ trợ của 04 dân tộc: Chăm, Khmer, Chơ ro, Chu ru, đặc biệt tại đây còn tập trung tái hiện 02 không gian kiến trúc tâm linh là Quần thể tháp Chăm và quần thể chùa Khmer; Khu các làng dân tộc IV: tập trung tái hiện không gian văn hóa của 04 dân tộc sinh sống trên các vùng đồng bằng khắp cả nƣớc với những Đình làng, cây đa bến nƣớc, hay Khu phố ngƣời Hoa. Nơi đây có hàng trăm công trình kiến trúc cũng nhƣ các hoạt động văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, các công trình cảnh quan, cây xanh với gần 200 loài thực vật bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, cây thảm: đào, mận, hoa ban, trám, dừa, kơnia, me tây, thốt nốt, góp phần tạo dựng cảnh quan môi trƣờng mang ý nghĩa màu sắc văn hóa sâu sắc.
* Khu Trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí: Diện tích 125, 22 ha, nằm ở trung tâm của Làng VHDL các DTVN Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, kết nối với cổng chính và các khu chức năng. Đây là trung tâm
hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí hiện đại, đa chức năng nhƣng mang đậm nét văn hóa dân tộc.
* Khu di sản văn hóa thế giới: Với diện tích 46, 50 ha, đây là một quần thể tái hiện các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới nhƣng với qui mô thu nhỏ nhƣ Vạn Lý Trƣờng Thành, tháp Effen, Kim tự tháp… và là một trung tâm hoạt động văn hóa sinh động giới thiệu di sản văn hóa đặc sắc của các nền văn minh trên thế giới. Các chỉ tiêu quy hoạch của khu là: Mật độ xây dựng không quá 23%; Tầng cao trung bình 1, 7 tầng;
* Khu công viên bến thuyền: Quy mô diện tích 341, 53 ha (gồm 310, 04
ha mặt nƣớc hồ Đồng Mô và 31, 49 ha đất có mặt nƣớc). Đây là khu vực dịch vụ du lịch, nơi tổ chức các hoạt động tham quan, thể thao, du lịch dịch vụ gắn với mặt nƣớc hồ Đồng Mô và cổng B Làng VHDL các DTVN. Khu có chỉ tiêu quy hoạch là mật độ xây dựng không quá 20% (cho phần mặt đất).
* Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô: Quy mô diện tích 600,9 ha. Đây là không gian sinh thái cảnh quan, mặt nƣớc hồ Đồng Mô có sử dụng khai thác phát triển một số hoạt động sinh thái phù hợp để tăng tính hấp dẫn cảnh quan, cây xanh, mặt nƣớc trên cơ sở đảm bảo môi trƣờng và phát triển du lịch bền vững.
* Khu dịch vụ du lịch tổng hợp: Quy mô diện tích 138, 89ha. Đây là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao có quy mô lớn để khai thác có hiệu quả –không gian cảnh quan tự nhiên, tăng tính hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tƣ phát triển. Các chỉ tiêu quy hoạch của khu: Mật độ xây dựng không quá 23%, Tầng cao trung bình 3, 5 tầng.
* Khu quản lý điều hành văn phòng: Quy mô diện tích 78, 5ha, bao gồm: khu 1 rộng 10, 53 ha và khu 2 rộng 67, 97ha. Khu 1 là khu văn phòng, quản lý điều hành trung tâm toàn Làng VHDL các DTVN; Khu 2 là khu nhà công vụ của cán bộ nhân viên của Làng VHDL các DTVN thực hiện nhiệm
vụ quản lý, khai thác, vận hành thƣờng xuyên; là nơi ăn ở, sinh hoạt của đồng bào trong cả nƣớc trong các hoạt động thƣờng xuyên, theo các dịp lễ hội nhằm tái hiện đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa lễ hội của 54 dân tộc và là nơi đón tiếp các đoàn khách trong nƣớc và quốc tế tới tham quan.
Cơ cấu tổ chức
Làng VHDL các DTVN do Ban quản lý Làng VHDL các DTVN trực tiếp quản lý, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010. Ban quản lý Làng VHDL các DTVN là cơ quan trực thuộc Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, có tƣ cách pháp nhân, sử dụng con dấu hình quốc huy, đƣợc mở tại kho bạc nhà nƣớc, ngân hàng; là đầu mối kế hoạch đầu tƣ và ngân sách trực thuộc Trung ƣơng (đơn vị dự toán cấp 1), đƣợc quyết định thu chi ngân sách thuộc các lĩnh vực đầu tƣ phát triển hành chính sự nghiệp, các chƣơng trình mục tiêu và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ chính của Ban là:
- Quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn đối với Làng VHDL các DTVN.
- Chỉ đạo lập, phê duyệt, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch chi tiết các khu chức năng tại Làng VHDL các DTVN.
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng trong Làng VHDL các DTVN; xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng theo quy định của pháp luật.
- Quản lý thống nhất các hoạt động khai thác, kinh doanh, dịch vụ, sử dụng các công trình đầu tƣ trên địa bàn Làng VHDL các DTVN; trực tiếp khai thác, kinh doanh và sử dụng các công trình do Nhà nƣớc đầu tƣ và các công trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, nghiên cứu khoa học, sƣu tầm, bảo tồn, phổ biến và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại, du lịch, quảng bá, giới thiệu ở trong nƣớc và nƣớc ngoài để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ cho dự án Làng VHDL các DTVNbằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo thẩm quyền những khó khăn, vƣớng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động tại Làng VHDL các DTVN.
- Quản lý và tổ chức việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động và phát triển Làng VHDL các DTVN.
Tham mƣu cho Ban quản lý gồm các đơn vị trực thuộc sau:
* Văn phòng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Làng
VHDL các DTVN, có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng Ban tổng hợp, điều phối, xử lý các thông tin trong chỉ đạo, điều hành đơn vị theo chƣơng trình, kế hoạch công tác của Ban; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ, quản trị, y tế, bảo vệ; quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện và phƣơng tiện làm việc của Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN.
* Ban Tổ chức Cán bộ là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN, có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng Ban trong công tác quản lý bộ máy, tô chức cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động của Làng VHDL các DTVN.
* Ban Kế hoạch Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN, có chức năng tham mƣu, giúp Trƣờng Ban quản lý và tổ chức thực hiện về lĩnh vực kế hoạch, đầu tƣ phát triển, tài chính, kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
* Ban Đối ngoại và Xúc tiến đầu tƣ là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN, có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng Ban trong công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, xúc tiến thu hút đầu tƣ tại Làng VHDL các DTVN.
* Ban Quy hoạch, Kiến trúc và Môi trƣờng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN, có chức năng tham mƣu, giúp Trƣởng Ban Quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và môi trƣờng tại Làng VHDL các DTVN.
* Ban Nghiệp vụ Văn hóa dân tộc là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN, có chức năng tham mƣu giúp Trƣởng Ban quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, nghiên cứu khoa học, sƣu tầm, bảo tồn, phổ biến, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc tại Làng VHDL các DTVN.
* Thanh tra: chịu trách nhiệm thanh kiểm tra các hoạt động của các đơn vị thuộc Ban quản lý Làng VHDL các DTVN.
Các đơn vị sự nghiệp
*Trung tâm Thông tin - Dữ liệu là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN, có chức năng thu thập và quản lý thông tin, dữ liệu phục vụ cho các hoạt động của Làng VHDL các DTVN.Trung tâm Thông tin - Dữ liệu có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại kho bạc nhà nƣớc và ngân hàng.
* Ban Quản lý Khu các Làng dân tộc là đơn vị sự nghiệp có thu trực
thuộc Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN, có chức năng quản lý, khai thác các công trình, dự án thuộc Khu các Làng dân tộc, tổ chức giữ gìn, phổ biến và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và quy định của pháp luật. Ban Quản lý Khu các Làng dân tộc có tổ chức bộ máy Ban giám đốc, Phòng Hành chính - tổ chức; Phòng Tài vụ - Kế toán; Phòng Nghiệp vụ; phòng tổ chức sự kiện và Phòng Bảo vệ.
* Tạp chí Làng Việt là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban quản lý Làng VHDL các DTVN, có chức năng nghiên cứu thông tin về văn hóa, dân tộc và du lịch, tuyên truyền phổ biến đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp luật
của nhà nƣớc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, tuyên truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
* Các Ban Đầu tư và Xây dựng: gồm Ban đầu tƣ và xây dựng 307, Ban Đầu tƣ và Xây dựng 195, Ban Đầu tƣ và Xây dựng hạ tầng kĩ thuật chung. Nhiệm vụ chính của các Ban Đầu tƣ và xây dựng là thực hiện chức năng chủ đầu tƣ đối với các dự án nhóm B, C đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc tại Làng VHDL các DTVN.
Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động tuyên truyền các giá trị văn hóa
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng nhƣ quyết định việc khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở công trình đặc biệt, trong đó tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Hiện nay LVHDL các DTVN đã có đƣợc một số cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu phục vụ cho việc phát triển du lịch gắn với việc tuyên truyền các giá trị văn hóa.
Mạng lƣới giao thông là một trong những điều kiện quan trọng để thúc