MÔ TẢ ARDO

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM docx (Trang 53 - 57)

1.1. Mục tiêu quốc gia:

Tăng sản lượng và đa dạng hoá sản phẩm thức ăn thô xanh, đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chất lượng và quanh năm cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ, phục vụ phát triển chăn nuôi, góp phần nâng giá trị GDP của ngành chăn nuôi lên 30% đến 2015

1.2. Lĩnh vực nghiên cứu:

Nghiên cứu: (i) Chọn, tạo, nhân rộng các giống cỏ nhập nội và bản địa (hoà thảo, họ đậu) có năng suất, chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái trong cả nước; (ii) Ứng dụng công nghệ nông học trong sản xuất thâm canh: bón phân hữu cơ, tưới nước, thu cắt nâng cao năng suất và chất lượng dinh dưỡng cỏ xanh và hạt giống cỏ; (iii) Kỹ thuật thu gom và chế biến cỏ xanh dư thừa trong mùa mưa (ủ chua cỏ tươi, phơi khô), chế biến và bảo quản hạt giống cỏ và phụ phẩm nông nghiệp; (iv) Nâng cao giá trị dinh dưỡng của nguồn thức ăn thô, xanh và phụ phẩm nông nghiệp; (v) Dinh dưỡng và hiệu quả chi phí của chế độ ăn được cân bằng dinh dưỡng và yêu cầu thức ăn cho các mục đích chăn nuôi cụ thể, và (vi) Đưa các giống cỏ trồng vào hệ thống canh tác.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

Nhóm cỏ hoà thảo và ngô dày (11-15 giống), họ đậu trồng làm thức ăn thô xanh (5-7 giống), và phụ phẩm cây trồng nông nghiệp.

2. TÍNH HẤP DẪN

2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng

• Có kinh nghiệm sử dụng ngô và sắn làm thức ăn chăn nuôi. Sử dụng các hệ thống cắt và chuyên chở cho thức ăn tươi và nhập các giống cỏ chất lượng cao như Panicum maximum, Brachiaria sp., Leucaena sp., Stylo, Elephant grass, Centrocema peas, Kudzu pea....đã được người chăn nuôi sử dụng

• Diện tích đất của nông hộ nhỏ và nhu cầu trồng cây hàng năm cho con người đã cản trở nông dân trồng và bảo quản thức ăn gia súc trong mùa mưa cho sử dụng trong mùa khô. Điều này đặc biệt quan trọng nếu nông dân muốn sử dụng cây lâu năm làm thức ăn chăn nuôi

• Chưa thành công trong việc tìm ra được bộ giống thích hợp cho mùa đông/khô, ngoại trừ cây ngô, cây mía, cây sắn và một số nguyên liệu phụ phẩm có truyền thống trong chăn nuôi vì vậy đã hạn chế khả năng thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi

• Phát triển thị trường hàng hóa cho cỏ tươi và cỏ bảo quản sẽ cải thiện rất rõ sự tiếp thu những hệ thống chăn nuôi hiệu quả

• Các vấn đề về chi phí bảo quản, sử dụng thiết bị lạc hậu và hệ thống đóng gói, bảo quản chất lượng thấp kém, thất thóat do kỹ thuật bảo quản/tồn trữ và hư

• Các chính sách giảm diện tích sản xuất lúa và cây trồng khác và việc áp dụng các hệ thống sản xuất cây trồng khác, đặc biệt là sản xuất cỏ thuộc họ đậu đỗ có thể tạo nền cho việc tiếp thu kỹ thuật mới của nông dân.

• Liên kết lỏng lẻo giữa trồng và chế biến có thể hạn chế việc tiếp thu kỹ thuật/cây trồng mới của nông dân

Ưu tiên nghiên cu và phát trin Lĩnh vc Trng trt

ARDO 9: CÂY TRNG CHO MC ĐÍCH S DNG MI

1. XÁC ĐỊNH ARDO

1.1 Mục tiêu quốc gia:

Đánh giá tiềm năng các cây trồng mới đem lại lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường cho các nhà sản xuất, chế biến và quốc gia.

1.2 Lĩnh vực nghiên cứu:

Đẩy mạnh việc sử dụng các cây trồng đã tuyển chọn thông qua việc thực hiện nghiên cứu về nguồn gen, những giá trị sử dụng tiềm năng, khả năng thích nghi và kỹ thuật trồng trọt.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Các loại cây trồng sử dụng mới: cây Dầu mè (Jatropha curcas L.), Cao lương (Sorghum bicolor), cây Jojoba (Simmodsia chinensis / / Simmondsia californica

L.), cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) và cây Nghệ (Curcuma sp. L.) và cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris, Artemisia annua).

2. TÍNH HẤP DẪN

2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng

• Chi phí thấp và rủi ro tương đối thấp nên có thể được chấp nhận nếu chỉ ra được mức lợi nhuận hợp lý

• Tương đối dễ phát triển các kỹ thuật đơn gián và biện pháp đầu tư thấp để nông dân dễ áp dụng tại các vùng sinh thái khác nhau

• Thiếu việc tổ chức, thiết lập các thị trường nội địa và xuất khẩu sẽ hạn chế việc chấp nhận kỹ thuật/cây trồng mới trên diện rộng.

• Các kiến thức bản địa trong việc sử dụng thuốc cổ truyền, cỏ làm thức ăn chăn nuôi, chất đốt ... sẽ trợ giúp việc chấp nhận kỹ thuật/cây trồng mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Lĩnh vực chế biến sẽ làm chậm việc chấp nhận kỹ thuật mới trừ khi chứng minh được rằng có sẵn thị trường có giá trị cho các cây này. Điều này sẽ làm giảm tiềm năng đối với việc tăng cường sản xuất

• Thiếu kiến thức về các loại cây trồng mới. Đã có một số nghiên cứu chuyên môn sâu nhưng việc thiếu kiến thức khuyến nông nên sẽ ảnh hưởng đến việc chấp nhận • Thiếu kinh phí hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển sẽ làm giảm khả năng chấp

Ưu tiên nghiên cu và phát trin Lĩnh vc Trng trt ĐÁNH GIÁ TIM NĂNG KHOA HC

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM docx (Trang 53 - 57)