ARDO 4: CÂY CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM docx (Trang 26 - 28)

1. MÔ TẢ ARDO

1.1 Mục tiêu quốc gia

Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng sức cạnh trạnh trong thị trường xuất khẩu.

1.2 Lĩnh vực nghiên cứu

Nghiên cứu về giống cho năng suất và chất lượng tốt hơn, kỹ thuật nhân giống mới gồm phương pháp truyền thống và hiện đại, các biện pháp canh tác tiên tiến (GAP, IPM, ICM), quản lý dịch hại, cải tiến kỹ thuật chế biến sau thu hoạch, vệ sinh an toàn thực phẩm (HAACP) và phát triển nghiên cứu thị trường.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Nhóm có giá trị lớn: Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, mía, chè

Nhóm có giá trị thấp hơn: Bông, dừa, ca cao (mới bắt đầu phát triển)

2. TÍNH HÁP DẪN

2.1 Lợi ích tiềm năng

• Phát triển hơn nữa cây công nghiệp bao gồm cơ sở hạ tầng cho chế biến sẽ mang lại tác động lớn về cơ hội việc làm và giảm đói nghèo ở vùng ngoại thành cũng như các khu vực nông thôn

• Phát triển cây công nghiệp sẽ hỗ trợ đầu tư các loại cơ sở hạ tầng khác như đường xá giao thông

• Có tiềm năng tăng nhiều và nhanh về nguồn thu từ xuất khẩu và tăng đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP

• Tăng cường hơn nữa hiệu quả sản xuất sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận cho nông dân, nhà chế biến và xuất khẩu

• Đa dạng hoá sản phẩm và giá trị gia tăng sẽ làm tăng đáng kể nguồn thu xuất khẩu. • Hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng theo khả năng của người nông dân nhằm nâng cao

mức độ sản xuất.

• Sử dụng các cây lâu năm mang lại lợi ích về môi trường thông qua việc nâng cao độ che phủ và giảm những ảnh hưởng xấu của khí hậu

• Việc phân loại sử dụng đất cho có hiệu quả và phát triển các hệ thống sản xuất quy mô lớn hơn có thể cải thiện khả năng quản lý chất lượng và cung ứng sản phẩm

Ưu tiên nghiên cu và phát trin Lĩnh vc Trng trt

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM docx (Trang 26 - 28)