Mô tả ARDO Mục tiêu quố c gia

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM docx (Trang 47 - 49)

Tăng năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của quả ở thị trường trong nước; tăng khối lượng, giá trị và chất lượng quả đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Kế hoạch kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 1 tỷ đôla (gồm cả rau ăn quả, cây cảnh, riêng quả khỏang 30% của xuất khẩu)

3.3. Lĩnh vực nghiên cứu:

Nghiên cứu và cải thiện sản xuất của vườn ươm để đạt có chất lượng cao; Giới thiệu các tiêu chuẩn mới đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường có giá trị cao (GAP, EUREGAP, AsiaGAP). Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác và các kỹ thuật khác để mở rộng vụ trồng và thu hoạch, quản lý sản xuất, kích cỡ quả và chất lượng. Nghiên cứu biện pháp bảo vệ thực vật, quản lý sau thu hoach, tiếp thị và xúc tiến thương mại

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

Ưu tiên cao: Chuối, dứa, nhãn, vải, xoài, bưởi, thanh long Ưu tiên trung bình: Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, cam Ưu tiên thấp : Ổi, đu đủ, khế

2. TÍNH HẤP DẪN

2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng

• Khó có thể tạo ra một tác động/hiệu quả lớn và nhanh khi trồng trên diện tích nhỏ và manh mún

• Sự liên kết kém giữa nghiên cứu và khuyến nông và lĩnh vực tư nhân (nhà sản xuất, người thu mua, người tiếp thị, người chế biến và nhà xuất khẩu) làm chậm tốc độ tiếp thu kỹ thuật và chuyển giao lợi ích tới các thành phần.

• Việc chuẩn bị các chính sách trọng yếu và các quy định cho việc phát triển ngành trồng cây ăn quả, gồm việc chính thức hoá tiếp thị, cung cấp giấy chứng nhận cho các yêu cầu về vệ sinh, sạch phyto và nhãn mác sẽ làm tăng đáng kể khả năng của người trồng trong việc thực hiện các hệ thống quản lý được thay đổi để cải thiện thu nhập

• Thiếu sự điều phối trong việc phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng kém và thiếu chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm sẽ có nghĩa là thậm chí nếu người trồng trọt thay đổi cách thức sản xuất, thì họ vẫn bị khó có được tiền lời tương xứng với sự đầu tư

• Khả năng tiếp nhận kỹ thuật/giống mới sẽ tăng lên với việc trình diễn của những nhà vườn được tổ chức tốt để thực hiện cải thiện việc tuyển chọn chất lượng và an toàn của quả (nghĩa là nhà vườn được tổ chức lại để đạt chứng nhận GAP, quả thanh

khoảng 1.000-2.000 đồng/kg)

• Nghiên cứu các vấn đề/ khó khăn chính đối với nhà vườn, chẳng hạn như quy trình IPM để kiểm soát HLB trên cây cam quýt…sẽ cải thiện được sự chấp nhận kỹ thuật/giống mới của người trồng

Ưu tiên nghiên cu và phát trin Lĩnh vc Trng trt ARDO 6: CÂY RAU

1. XÁC ĐỊNH ARDO

1. MÔ TẢ ARDO

1.1. Mục tiêu quốc gia

Tăng năng suất, chất lượng và an toàn của rau. Theo “đề án phát triển rau, quả, hoa, cây cảnh” của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng 11 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đạt kim ngạch 690 triệu USD.

1.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; Cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm; Nghiên cứu tính chống chịu/kháng sâu bệnh và kỹ thuật bảo quản rau tươi sau thu hoạch.

1.3. Đối tượng

Ở Việt Nam có trồng khoảng 80 loại rau, trong đó gần 30 loại rau chủ lực chiếm khoảng 80% diện tích và sản lượng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM docx (Trang 47 - 49)