ARDO 2: NGÔ, KHOAI, SẮN

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM docx (Trang 42 - 47)

1. MÔ TẢ ARDO

1.1. Mục tiêu quốc gia:

Tăng năng suất và chất lượng; giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất; đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước; đa dạng hóa sản phẩm và bảo vệ môi trường.

1.2. Lĩnh vực nghiên cứu:

Nghiên cứu chọn tạo giống, xây dựng kỹ thuật canh tác (GAP, ICM IPM); cải thiện tiêu chuẩn chất lượng và an tòan thực phẩm; xây dựng qui trình kỹ thuật về thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

1.3. Đối tượng nghiên cứu: Ngô, khoai lang, sắn và khoai tây

2. TÍNH HẤP DẪN

2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng

• Nông dân quen thuộc với các cây màu và có thể áp dụng các kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng mà không làm tăng thêm chi phí

• Cạnh tranh với những cây trồng khác có thu nhập và lợi nhuận cao hơn sẽ làm nảy sinh những trở ngại cho việc tiếp thu kỹ thuật

• Giảm chi phí, tăng sản lượng sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và giảm tỷ lệ tăng nhập khẩu các loại cây màu cho thức ăn chăn nuôi

• Đẩy mạnh hệ thống sản xuất quy mô lớn hơn có thể tăng thêm cơ hội tiếp thu các công nghệ mới

• Sản xuất quy mô nhỏ gây khó khăn cho việc thúc đẩy các kỹ thuật công nghệ trong đó có cơ khí

• Nhận nhận về các vấn đề môi trường sẽ không khuyến khích việc mở rộng diện tích cho cây màu và có thể dẫn đến giảm diện tích trồng nhưng sẽ tăng chuyên môn hoá trong sản xuất

• Sử dụng cây trồng trong hệ thống luân canh sẽ giảm dịch bệnh và sâu hại

Ưu tiên nghiên cu và phát trin Lĩnh vc Trng trt ARDO 3: ĐẬU ĐỖ

1 MÔ TẢ ARDO

1.1 Mục tiêu quốc gia: Mở rộng diện tích gieo trồng, tăng năng suất và chất lượng, giảm giá thành sản xuất, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất lượng, giảm giá thành sản xuất, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

1.2 Lĩnh vực nghiên cứu:

Nghiên cứu và đưa vào sản xuất các giống tốt và phù hợp, kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), bảo quản và chế biến sản phẩm, phát triển thị trường cho cây đậu đỗ.

1.3 Đối tượng:

Lạc, đậu tương, đậu xanh

2. TÍNH HẤP DẪN

2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng

• Hầu hết các nhà sản xuất là ở quy mô nhỏ và sự điều phối sản xuất, thị trường chưa có hiệu quả.

• Việc xây dựng và thực thi các quy định của nhà nước về chính thức hóa thị trường có khả năng làm tăng lợi nhuận cho Nhà nước và nhà sản xuất

• Nông dân có kinh nghiệm trong việc sử dụng cây đậu đỗ để làm cây trồng luân canh và mở rộng kỹ thuật này cho những nông dân khác đang là một thực tế.

• Phát triển các giống cây trồng cho năng suất cao hơn, đặc biệt cây thức ăn chăn nuôi có khả năng được sẵn sàng chấp nhận vì chúng tăng thêm thu nhập cho nông dân. • Việc cải tiến chất lượng ở khâu sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch thì thường khó

được tiếp thu hơn.

• Đã có công nghệ chế biến tiên tiến nhưng cần có đầu tư lớn hơn của Nhà nước và khu vực tư nhân

• Việc không sẵn sàng đầu tư cho đến nay và hiệu quả hạ tầng cơ sở chế biến có thể ngăn cản sự tăng trưởng của sản xuất đậu đỗ một khi nhu cầu trong nước đã được đáp ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Các kỹ thuật canh tác để giảm chi phí sản xuất dễ được người nông dân chấp nhận với điều kiện các kỹ thuật này không quá phức tạp

• Tăng cường mối liên kết giữa nhà nghiên cứu, khuyến nông và nông dân sẽ làm tăng thêm hiểu biết về tầm quan trọng của cây đậu đỗ và việc tiếp thu các kỹ thuật • Nhu cầu trong nước và thế giới về sữa đậu nành, pho mát đậu nành, nước chấm và

dầu ăn đang gia tăng. Đầu tư hơn nữa về nghiên cứu khoa học và công nghệ kết hợp giữa nhà sản xuất và các doanh nghiệp sẽ góp phần làm tăng thêm chất lượng hàng hóa và tính cạnh tranh của các sản phẩm.

Ưu tiên nghiên cu và phát trin Lĩnh vc Trng trt ARDO 4: CÂY CÔNG NGHIP

1. MÔ TẢ ARDO

1.2 Mục tiêu quốc gia

Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng sức cạnh trạnh trong thị trường xuất khẩu.

1.2 Lĩnh vực nghiên cứu

Nghiên cứu về giống cho năng suất và chất lượng tốt hơn, kỹ thuật nhân giống mới gồm phương pháp truyền thống và hiện đại, các biện pháp canh tác tiên tiến (GAP, IPM, ICM), quản lý dịch hại, cải tiến kỹ thuật chế biến sau thu hoạch, vệ sinh an toàn thực phẩm (HAACP) và phát triển nghiên cứu thị trường.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Nhóm có giá trị lớn: Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, mía, chè;

Nhóm có giá trị thấp hơn: Bông, dừa, ca cao (mới bắt đầu phát triển).

2. TÍNH HẤP DẪN

2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng

• Sản xuất cây công nghiệp được tổ chức tốt; nông dân nhận thức tốt những tác động /ảnh hưởng của sx cây công nghiệp đến xã hội và môi trường

• Kinh nghiệm nông dân giỏi về thu nhập đã được tăng lên sẽ giúp họ tiếp thu các kỹ thuật mới.

• Phát triển kỹ thuật và công nghệ chế biến hơn nữa sẽ tăng lợi nhuận cho người sản xuất và là động cơ khuyến khích họ tiếp thu GAP và sản xuất nguyên liệu thô chất lượng cao

• Cải thiện thu nhập cho nông dân có thể khuyến khích đầu tư hơn nữa vào sản xuất thâm canh và tiếp thu các kỹ thuật chế biến bảo quản tốt hơn

• Yêu cầu của WTO và AFTA, đặc biệt là yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm và yêu cầu sản phẩm không chứa phyto sẽ làm tăng thêm chi phí cho người sản xuất, do vậy có thể họ không sẵn sàng tiếp thu kỹ thuật mới

• Nông dân sẽ thích sản xuất các cây trồng có giá trị cao và có thể không tăng diện tích trồng cây công nghiệp vì các cây này có lợi ích kinh tế thấp và không có lợi thế cạnh tranh

• Sự biến động lớn về giá bán của các cây như cà phê, ca cao và sự cung cấp quá mức của một số cây như cà phê có thể làm nản chí nông dân trong việc mở rộng sản xuất và tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến

Ưu tiên nghiên cu và phát trin Lĩnh vc Trng trt ARDO 5: CÂY ĂN QU

1. Mô tả ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM docx (Trang 42 - 47)