TÍNH HẤP DẪN

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM docx (Trang 49 - 53)

2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng

• Các rủi ro về tăng giá đầu tư (phân bón, xăng, nguồn nước…), bất lợi về điều kiện khí hậu và sự thay đổi giá cả theo từng vụ, từng năm có thể làm giảm sự sẵn sàng tiếp thu kỹ thuật của nông dân

• Một số kỹ thuật/công nghệ có chi phí cao như hệ thống sản xuất có bảo vệ sẽ không khuyến khích nông dân quy mô nhỏ tiếp nhận nhưng sẽ dễ được các hệ thống sản xuất thâm canh quy mô lớn hơn tiếp thu

• Sản xuất nhỏ, quảng canh, sự hạn chế trong việc lựa chọn thị trường nhỏ đối với thị trường địa phương và giá bán thấp hơn sẽ hạn chế việc tiếp nhận kỹ thuật/ công nghệ mới

• Tăng quy mô sản xuất sẽ khuyến khích tiếp thu các công nghệ mới

• Thiếu sự tổ chức thị trường ví dụ thiếu các hợp đồng sản xuất sẽ không khuyến khích các nông hộ tiếp nhận công nghệ mới

• Lợi nhuận trên ngày công lao động và trên một ha cao hơn so với lợi nhậun do sản xuất các cây trồng khác như lúa sẽ khuyến khích việc đa dạng hóa sản xuất rau và tiếp thu công nghệ mới

• Nhiều loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn nên đem lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất và có thể giảm nguy cơ bị thua lỗ

công bằng so với người trực tiếp sản xuất có thể làm giảm việc tiếp nhận công nghệ mới

• Chi phí cao đối với các biện pháp quản lý tốt để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe đối với thị trường xuất khẩu có giá cao sẽ không khuyến khích nông hộ nhỏ tiếp thu công nghệ mới

• Cải thiện mối liên kết với khuyến nông và tăng cường sự tham gia của nông dân trong các thí nghiệm trên đồng ruộng sẽ tăng khả năng tiếp thu công nghệ mới của nông dân

• Mối liên hệ lỏng lẻo giữa nhà nghiên cứu và các công ty xuất khẩu tham gia chế biến sẽ hạn chế sự phát triển và tiếp thu những công nghệ chế biến tiên tiến

• Các yếu tố tạo cho tiến bộ kỹ thuật được nông dân chấp nhận nhanh chóng:

o Trình diễn các mô hình có hiệu quả cao do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới.

o Mức đầu tư phù hợp với khả năng kinh tế của người nông dân.

o Kỹ thuật mới không quá phức tạp

o Tổ chức tiếp thị sản phẩm

Ưu tiên nghiên cu và phát trin Lĩnh vc Trng trt ARDO 7: CÂY HOA

1. XÁC ĐỊNH ARDO

1.1 Mục tiêu quốc gia:

Tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hoa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và góp phần nâng cao thu nhập và tính bền vững của các hệ thống trồng hoa đa dạng.

1.2 Phạm vi R & D:

Nghiên cứu chọn tạo giống; xác định và bảo tồn nguồn gen có giá trị; xây dựng các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả, gồm kỹ thuật canh tác, xử lý sau thu hoạch, bảo quản và kéo dài tuổi thọ hoa sau thu hoạch; đồng thời xây dựng và xác định rõ các yêu cầu của thị trường, tiêu chuẩn chất lượng và các quy trình bảo đảm chất lượng

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Căn cứ nhu cầu thị trường và điều kiện Việt Nam, các giống hoa được phân nhóm theo mức độ ưu tiên dưới đây:

Ưu tiên cao: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền and hoa lay-ơn, hoa lan, hoa cẩm chướng.

Ưu tiên trung bình: hoa Ly, hoa chậu giống hoa trồng luống trong vườn. Ưu tiên thấp: hoa ly Cala, hoa đồng tiền và các giống hoa khác.

2. TÍNH HẤP DẪN

2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng

• Các nhà trồng hoa và cây cảnh đang mở rộng rất nhanh diện tích và sản lượng mà không cần đầu tư chính từ khuyến nông. Điều này đồng nghĩa với việc tự nguyện chấp nhận các công nghệ mới

• Lợi nhuận cao trên 1 hecta với mức đầu tư thấp ở hộ trồng quy mô nhỏ sẽ thúc đẩy việc tiếp thu kỹ thuật mới và khuyến khích đa dạng hóa cây trồng.

• Sự sẵn có về tài chính và sự sẵn sàng của các công ty vốn nước ngoài trong đầu tư sản xuất quy mô lớn sẽ trợ giúp cho việc chấp nhận kỹ thuật mới, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng trồng hoa để xuất khẩu của nông dân sản xuất nhỏ. Điều này có thể dẫn đến việc nông dân sản xuất nhỏ chỉ tập trung vào các thị trường trong nước

• Sự phối hợp cung ứng cho các thị trường cụ thể là khó khăn và việc không có khả năng phát triển số lượng lớn hoa và cây cảnh có chất lượng cao với chi phí sản xuất thấp có thể ảnh hưởng tới việc tiếp thu kỹ thuật và sự tăng trưởng của thị trường hoa và cây cảnh trong tương lai

có thể làm giảm cam kết thay đổi kỹ thuật của họ

• Sự cộng tác trực tiếp giữa các viện nghiên cứu và các nhà sản xuất thương mại sẽ dẫn đến các công nghệ đáp ứng được nhu cầu cụ thể của họ

Ưu tiên nghiên cu và phát trin Lĩnh vc Trng trt ARDO 8: CÂY THC ĂN GIA SÚC

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM docx (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)