1 Quý thời gian, tranh thủ học hỏi 0.0 7,8 68,9 , 2 Còn hiện tượng trung bình chủ
2.2.2. Một số vấn đề đang đặt ra cho việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Từ thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã nói lên được một số vấn đề đang đặt ra của công tác giáo dục đạo đức. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên khái quát một số vấn đề cần tập trung giải quyết trong giai đoạn hiện nay:
Xã hội hoá giáo dục, đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có bước phát triển mới cả về qui mô và chất lượng; khắc phục tình trạng khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường, phấn đấu để việc giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ trở thành nhu cầu và trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội, trong đó nhà trường là khâu trung tâm liên kết, phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tạo lập sự hợp lực, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trường đạt tới một bước phát triển mới về chất lượng. Và chỉ có đẩy
mạnh xã hội hoá giáo dục mới tạo ra sức mạnh tổng hợp, phát huy được nội lực trong giáo dục, tạo điều kiện cho sự biến đổi có tính cách mạng của nền giáo dục Việt Nam hiện đại, một nền giáo dục dành cho mọi người.
Hiện đại hoá giáo dục, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục - trong đó có giáo dục đạo đức - là đào tạo đội ngũ những người lao động kiểu mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tinh thần hiện đại hóa giáo dục trong nhà trường phải được thấm nhuần trong đổi mới nhận thức về giáo dục; đổi mới tổ chức và quản lý giáo dục; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhằm đảm bảo “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề...” [8, tr.109].
Vấn đề dân chủ hoá giáo dục, từ giáo dục trong gia đình, trong nhà trường đến giáo dục ngoài xã hội đều phải dựa trên nền tảng các giá trị chuẩn mực đạo đức, tôn trọng cá tính, nhân cách của mỗi sinh viên, bảo đảm cho hoạt động dạy và học ở trường cũng như toàn bộ quá trình hoạt động giáo dục, đào tạo con người thấm nhuần sâu sắc tính nhân văn, nhân đạo. Chỉ có dân chủ hoá giáo dục mới đảm bảo công bằng về quyền lợi của người học, mới có thể thực hiện được bước chuyển sang mô hình giáo dục hiện đại. Và chỉ có thực hiện đầy đủ dân chủ hoá giáo dục mới có thể tạo ra đạo đức, nhân cách của những con người trung thực, sáng tạo, có bản lĩnh, đủ sức để tự khẳng định mình trong xu thế phát triển mới của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa.
Vấn đề nhân văn giáo dục, đây là sự thể hiện tổng hợp để hướng tới mục tiêu giáo dục. Thực hiện đổi mới giáo dục từ hiện đại hóa giáo dục, xã hội hoá giáo dục, dân chủ hoá giáo dục là để hướng tới nhân văn giáo dục.
Mọi nỗ lực của xã hội, của ngành giáo dục, của nhà trường và đội ngũ giáo viên là nhằm nâng cao chất lượng nhân văn giáo dục.
Chất lượng nhân văn của giáo dục không chỉ thể hiện ở chỗ làm cho các hoạt động giáo dục và giảng dạy trong nhà trường thấm nhuần tính chất nhân đạo và các giá trị nhân văn, tôn trọng nhân cách sinh viên, chú trọng phát triển năng lực trí tuệ gắn liền với bồi dưỡng và trau dồi tình cảm đạo đức và thẩm mỹ cho sinh viên mà còn tạo ra môi trường vã hội - nhân văn từ trong đời sống gia đình tới ngoài xã hội. Coi đó là yếu tố đảm bảo quan trọng cho giáo viên và nhà trường thực hiện có kết quả nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục đạo đức.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản đặt ra đối với các trường Cao đẳng Sư phạm ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên nói chung và cho sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non nói riêng.
Tóm lại, công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, nhưng nhìn chung chất lượng và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh sự nỗ lực của lãnh đạo, giáo viên và sinh viên, thì vẫn còn những hạn chế nhất định: chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên cũng như công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng kịp với quá trình đổi mới, với nhịp độ phát triển ngày càng nhanh của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; công tác quản lý, nhìn nhận đánh giá của gia đình, nhà trường và xã hội đối với sinh viên còn nhiều bất cập.
Trước tình hình đó, vấn đề cấp thiết là phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên, thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn mới.
Chƣơng 3