Gắn chặt hơn nữa việc giáo dục đạo đức với thực tiễn đạo đức trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên hệ cao đẳng sư phạm mầm non ở thành phố hồ chí minh hiện nay luận văn ths triết học 6 (Trang 58 - 62)

1 Quý thời gian, tranh thủ học hỏi 0.0 7,8 68,9 , 2 Còn hiện tượng trung bình chủ

3.1.3.Gắn chặt hơn nữa việc giáo dục đạo đức với thực tiễn đạo đức trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên

trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một trong những phương hướng chủ yếu của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay là việc gắn giáo dục ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức, giữa suy nghĩ với hành động, giữa lời nói với việc làm trong đời sống

đạo đức sinh viên. Đây là một đòi hỏi khách quan của cuộc sống, đồng thời đó cũng là sự phản ánh quy luật vận động, phát triển của đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.

Ý thức đạo đức ở đây bao gồm tri thức đạo đức, quan điểm đạo đức, tình cảm đạo đức. Đó là sự hiểu biết và thái độ của con người về các quy tắc, chuẩn mực, phạm trù đạo đức.

Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của công tác giáo dục đạo đức hiện nay cho sinh viên là phải cung cấp cho họ những tri thức đạo đức cần thiết theo chương trình giáo dục đã định sẵn. Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của sinh viên về những nguyên tắc, phạm trù, chuẩn mực đạo đức, cái quy định hành vi đạo đức của họ trong mối tương quan giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Nếu thiếu tri thức đạo đức, con người khó phân biệt đâu là cái đúng, cái sai; đâu là cái giả, cái thật; đâu là cái nên làm và đâu là cái cần phải tránh... Thiếu sự hiểu biết thì con người khó có thể làm chủ được hành vi của mình. Hành động tự phát dễ dẫn đến hành vi thiếu đạo đức.

Song, thực tiễn cũng chỉ ra rằng: có tri thức đạo đức chưa chắc đã có hành vi đạo đức. Người ta có thể thuộc lòng những nguyên tắc, phạm trù đạo đức, nhưng người ta vẫn có thể có hành vi vô đạo đức. Đây chính là một trong những biểu hiện cụ thể của việc tách rời giữa lý luận với thực tiễn, giữa nói với làm, giữa suy nghĩ với hành động. Do đó, tri thức đạo đức phải gắn liền với tình cảm và niềm tin đạo đức - một trong những yếu tố quyết định hành vi đạo đức của con người, tạo nên động lực, sức mạnh giúp con người thực hiện các hành vi đạo đức hợp với chuẩn mực xã hội, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, thậm chí hy sinh cả tính mạng để thực hiện một hành động có giá trị đạo đức cao. Và họ tin tưởng rằng, hành vi của họ là hành vi mang tính tự nguyện, tự giác cao, được xã hội thừa nhận.

Đối với sinh viên, mỗi khi họ có được niềm tin đạo đức sẽ giúp họ vượt qua mọi khó khăn thử thách trong học tập cũng như trong cuộc sống, họ hoàn toàn tin tưởng vào những việc làm hợp với chuẩn mực xã hội, dù cho những việc làm ấy có thể bị một số người phản đối. Ví dụ: việc phê phán những hành vi sai trái, gian lận trong thi cử, phê phán những quan niệm không lành mạnh trong lĩnh vực tình bạn, tình yêu, quan hệ thầy - trò...

Thực hiện phương hướng cơ bản này, trong công tác giáo dục đạo đức sinh viên, một mặt đòi hỏi chúng ta phải giúp cho họ có được những hiểu biết nhất định về các khái niệm, phạm trù đạo đức. Song, mặt quan trọng và có ý nghĩa quyết định hơn là giúp cho sinh viên biết biến những tri thức đạo đức đó thành tình cảm, niềm tin đạo đức và cuối cùng được thể hiện ở hành vi đạo đức ở cuộc sống lao động, học tập, sinh hoạt của sinh viên, làm cho chất lượng của mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng được coi trọng hơn.

Lời nói đi đôi với việc làm, hiểu biết gắn liền với hành động đúng đắn, hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, phải được coi là tiêu chuẩn hàng đầu của hành vi đạo đức. Những người đạo cao đức trọng, lớn tiếng giáo huấn, dạy đạo lý cho người khác mà bản thân mình lại hành động trái với lẽ phải, trái với đạo lý... đều đáng phê phán, không thể chấp nhận được. Có thể nói: “nhà giáo dục lớn nhất vẫn là thực tiễn, nhà trường lớn nhất vẫn là cuộc đời. Không có gì làm mất uy tín của giáo dục hơn là sự tách rời giữa lời nói với việc làm, giữa lý luận và thực tiễn” [29, tr.109].

Một trong những cái khó của công tác giáo dục đạo đức hiện nay là: trên thực tế vẫn còn tồn tại một sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế cuộc sống. Ở lớp học, trong nhà trường, sinh viên được dạy những vấn đề hết sức cơ bản của đạo đức mới, với những nội dung mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn cao cả và sâu sắc. Nhưng ngoài thực tế cuộc sống, thậm chí ngay cả một bộ phận nào đó trong nhà trường, sinh viên nhiều khi tận mắt chứng kiến

những hiện tượng, hành vi thiếu đạo đức và phản văn hoá, trái ngược với những lời giảng của thầy cô. Chính ở đây, giáo dục và phản giáo dục đã thành “tình huống có vấn đề” cần được giải quyết. Vai trò to lớn của giáo dục đạo đức ở đây là phải định hướng cho sinh viên, vạch ra cho sinh viên thấy đâu là cái bản chất, đâu là cái hiện tượng; đâu là cái mới, đâu là cái tàn dư, giúp họ tìm ra được xu thế tất yếu của sự vận động đạo đức, sự ra đời và chiến thắng của cái mới, từ đó họ xây dựng và củng cố niềm tin cho chính mình.

Để gắn giáo dục ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, đòi hỏi chúng ta cần chú ý mấy điểm chính sau đây:

- Phải trang bị cho sinh viên có được những kiến thức nhất định thông qua môn Đạo đức học. Những kiến thức cơ bản này đã được học chính khóa trong nhà trường ngay từ năm thứ nhất, và thông qua cuộc sống đời thường mà biết biến những tri thức kinh nghiệm thành tri thức lý luận, thành niềm tin đạo đức.

- Phải nêu những tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, cao thượng trong tất cả các lĩnh vực: chiến đấu, lao động, học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học... để sinh viên học tập noi theo.

- Phải có tổ chức cho sinh viên đi thực tế, tham gia các phong trào hoạt động mang tính chất văn hoá - xã hội, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tham gia các lễ hội truyền thống, hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác từ thiện... Những hoạt động này hết sức cần thiết và bổ ích, để qua đó sinh viên tự thể nghiệm nhận thức và hành vi đạo đức của mình, xây dựng, tạo lập cho mỗi sinh viên những tình cảm đạo đức tốt đẹp: tình yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam, có thái độ và tình cảm đúng đắn đối với lao động... chính những tình cảm đạo đức trong sáng, tốt đẹp ấy sẽ giúp họ sống vị tha, nhân ái hơn nhiều.

- Kiểm tra sự nhận thức của sinh viên về tri thức đạo đức mà họ lĩnh hội được trong nhà trường cũng như trong cuộc sống. Hình thức kiểm có thể có nhiều, nhưng còn tuỳ thuộc một phần rất lớn ở người tổ chức. Hiện nay, nhiều sinh viên khi viết bài kiểm tra hoặc thi môn Đạo đức học thì rất tốt, nhưng khi “xử lý tình huống”, “giải quyết vấn đề” lại tỏ ra hết sức lúng túng, thậm chí có sai lệch với nhận thức trước đó của mình. Để kiểm tra những tri thức đạo đức của sinh viên, để đánh giá đúng trình độ nhận thức cũng như mức độ rèn luyện qua hành vi đạo đức của họ, chúng ta mạnh dạn giao cho sinh viên, kiểm tra họ qua công việc cụ thể. Mọi hiểu biết phải được thể hiện thông qua hành vi, mục đích và kết quả của hành vi đạo đức, nó thể hiện trình độ nhận thức của sinh viên cũng như khả năng vận dụng tri thức đạo đức của họ vào cuộc sống. Mục đích càng rõ ràng, kết quả của hành vi mang giá trị đạo đức càng cao thể hiện khả năng vận dụng tri thức đạo đức của sinh viên lớn. Ngược lại, mục đích không rõ ràng, giá trị đạo đức của hành vi thấp chứng tỏ sự nhận thức và vận dụng tri thức vào cuộc sống có hạn. Có thể nói, coi trọng thực hành và ứng dụng thực tế, đó là sự đánh giá đúng đắn kết quả giáo dục đạo đức cho sinh viên, là phương hướng quan trọng nhất để từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa lời nói với việc làm, giữa lý luận đạo đức với thực tiễn đạo đức.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên hệ cao đẳng sư phạm mầm non ở thành phố hồ chí minh hiện nay luận văn ths triết học 6 (Trang 58 - 62)