0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đổi mới nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THS TRIẾT HỌC 6 (Trang 62 -67 )

1 Quý thời gian, tranh thủ học hỏi 0.0 7,8 68,9 , 2 Còn hiện tượng trung bình chủ

3.2.1. Đổi mới nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên

bước xóa bỏ sự khác biệt giữa lời nói với việc làm, giữa lý luận đạo đức với thực tiễn đạo đức.

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho sinh viên hệ Cao đẳng Sƣ phạm mầm non ở thành phố Hồ đạo đức cho sinh viên hệ Cao đẳng Sƣ phạm mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

3.2.1. Đổi mới nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên đạo đức cho sinh viên

3.2.1.1. Xây dựng nội dung giáo dục đạo đức phù hợp với điều kiện hiện nay

Ở nước ta hiện nay đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thành quả phát triển của lực lượng

sản xuất đồng thời tác dụng đến các quan hệ sản xuất, làm cho tính tích cực của con người không ngừng được nâng cao. Do đó việc xây dựng nội dung giáo dục đạo đức sinh viên phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay là một nhiệm vụ rất quan trọng, tạo điều kiện tốt để giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên nhằm giúp sinh viên hấp thụ và lĩnh hội tốt những giá trị đạo đức mới, biết phê phán những lối sống, tư tưởng phi đạo đức, đồng thời “Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hoá lãnh đạo và quản lý, văn hoá trong kinh doanh và văn hoá trong nhân cách của thanh niên, thiếu niên; chống những hiện tượng phản văn hoá, phi văn hoá” [12, tr.213].

Vì vậy, việc xây dựng nội dung giáo dục đạo đức sinh viên cần phải hướng vào những vấn đề sau:

 Nhà trường thực hiện tốt việc kết hợp giáo dục đạo đức truyền thống và hiện đại:

Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong việc giáo dục đạo đức sinh viên, chúng ta cần quan tâm đến những giá trị truyền thống lẫn các giá trị hiện đại nhằm tạo cho sinh viên nhận diện tính tích cực và tiêu cực trong đạo đức một cách đúng đắn và khoa học, củng cố ý thức tự giác. Thực tế cho thấy, có những chuẩn mực đạo đức truyền thống mà nếu chúng ta giữ gìn được thì trong cơ chế thị trường các quan hệ đạo đức sẽ lành mạnh. Song, có rất nhiều chuẩn mực đạo đức đã lạc hậu cần phải gỡ bỏ để cho giá trị đạo đức mới thâm nhập và phát triển. Đó là một nội dung tất yếu mà nhà trường phải đặc biệt quan tâm trong giáo dục đạo đức sinh viên. Chúng ta phải “Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [12, tr.207].

 Nhà trường tăng cường công tác giáo dục pháp luật:

Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang xây dựng nếp sống văn minh. Việc xây dựng môi trường đạo đức trong lao động, gia đình, cộng đồng gắn

với pháp luật vừa là nội dung cơ bản của nếp sống văn minh, vừa là một yêu cầu giáo dục đạo đức quan trọng trong điều kiện kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta cần có một hành lang pháp luật và các chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Việc xây dựng môi trường đạo đức tiến bộ gắn với hành lang pháp luật đúng đắn có ý nghĩa trọng đại không chỉ đối với việc giáo dục đạo đức sinh viên, mà còn xác lập những nhân tố cơ bản của lối sống văn minh trong xã hội hiện đại.

 Nhà trường chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp:

Thực tế cho thấy rằng, trong kinh tế thị trường lấy lợi ích kinh tế làm thước đo cho mọi hoạt động của con người. Quan niệm này có ý nghĩa kích thích sản xuất, phấn đấu trao dồi nghề nghiệp, nhưng nếu tuyệt đối hóa nó thì lại khiến con người luôn luôn đặt mục tiêu nghề nghiệp và ý nghĩa của cuộc sống ở chỗ lợi ích và hiệu quả; chủ đích làm sao giành cho mình được nhiều lợi nhất, để rồi bỏ rơi lương tâm nghề nghiệp, nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo đức làm nghèo đời sống tinh thần.

Cho nên, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên có vai trò quyết định đến việc xây dựng và phát triển con người toàn diện, là mục tiêu thước đo hiệu quả quá trình đào tạo của nhà trường. Vì thế, khi sinh viên bước vào trường, chúng ta cần giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họ, để họ có tình cảm nghề, thiết tha gắn bó với nghề nghiệp mà mình đã chọn, và nhất là nghề sư phạm mầm non.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cần tập trung vào việc bảo tồn và phát huy truyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Tôn sư trọng đạo, lao động cần cù, sáng tạo; truyền thống hiếu học, luôn luôn tôn trọng chữ tín …Từ đó hình thành cho sinh viên biết giữ gìn những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mình, không bán rẻ lương tâm nghề nghiệp trong bất cứ tình huống nào. Tạo cho sinh viên lòng say mê nghề nghiệp, luôn trao dồi

kiến thức về nghề nghiệp và không ngừng sáng tạo trong lao động, trao dồi năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học để phục vụ tốt cho đất nước.

3.2.1.2 Cải tiến phương pháp dạy học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đạo đức học.

 Đổi mới phương pháp giảng dạy:

Hiện nay, phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhà trường phần lớn vẫn là phương pháp thuyết trình trên lớp: thầy giảng, trò ghi. Phương pháp truyền thống này dẫn đến sinh viên tiếp thu kiến thức thụ động, không chịu đào sâu suy nghĩ, ít đầu tư thời gian nghiên cứu, học tập, vì vậy hiệu quả học tập không cao. Hạn chế này được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu. Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp” [12, tr.170].

Do đó, muốn có chất lượng, hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đạo đức học thì không thể không chú trọng đến việc cải tiến phướng pháp dạy và học.

Trước hết là đổi mới phương pháp dạy: Theo chúng tôi yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng và hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đạo đức học, trước hết là đội ngũ giáo viên, với vai trò là chủ thể của quá trình dạy học, là người truyền đạt tri thức lý luận, góp phần hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan và đạo đức cách mạng cho sinh viên, để qua đó hình thành lý tưởng, niềm tin một cách có cơ sở khoa học. Vì vậy, chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ quyết định chất lượng sản phẩm mà họ đào tạo ra.

Việc cải tiến phương pháp giảng dạy phải chú ý kết hợp nhiều hình thức phương pháp thích hợp với từng môn học, từng đối tượng sinh viên. Tất nhiên, dù phương pháp có thể vận dụng khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo

vận dụng tính khoa học, chính xác của các nội dung truyền đạt. Mặt khác, phải làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn có sức thuyết phục đối với sinh viên.

Để thực hiện được mục đích đổi mới phương pháp giảng dạy, hiện nay ở các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Cao đẳng Sư phạm ở thành phố Hồ Chí Minh đã và đang từng bước cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách chuyển từ phương pháp “độc thoại” truyền thống sang kết hợp “nêu vấn đề” và trực tiếp “đối thoại” với sinh viên. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã trang bị phương tiện hiện đại để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học, đồng thời sử dụng một số phương pháp tích cực khác như kết hợp nêu vấn đề với tổ chức thảo luận tại lớp (xêmina) có sự chuẩn bị trước của sinh viên. Phương pháp này không chỉ tạo ra sự nỗ lực, hứng thú của sinh viên mà nó còn tạo cho sinh viên phương pháp giao lưu, trình bày một vấn đề khoa học trước đám đông, qua đó rèn luyện bản lĩnh trong khoa học của mỗi sinh viên.

 Đổi mới phương pháp học của sinh viên:

Muốn nâng cao chất lượng học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và môn Đạo đức học, chúng tôi cho rằng trước hết sinh viên cần phải xác định được thái độ, động cơ đúng đắn đối với các môn khoa học này, để từ đó tạo ra sự hứng thú, say mê học tập và nghiên cứu thì mới có kết quả thực sự. Tiếp đến, để học tốt, sinh viên ngoài việc tự đọc trước giáo trình, chuẩn bị những nội dung mà giáo viên gợi ý ở nhà để đối thoại cùng thầy và bạn trong các buổi học, buổi xêmina thì cần tổ chức cho sinh viên nghiên cứu các đề tài khoa học gây niềm say mê học tập cho sinh viên đối với các môn khoa học này. Cần có các hình thức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập một cách khoa học, sáng tạo để thúc đẩy sinh viên học tập. Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên cần thường xuyên duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ lý luận trẻ, Câu lạc bộ sinh viên về các chủ đề liên quan đến phương pháp học tập các môn lý luận Mác-Lênin, phương pháp làm bài tập nghiên cứu khoa học, tổ chức mời giáo viên và các báo cáo viên đến báo cáo các chuyên đề ngoại khóa cho sinh viên.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THS TRIẾT HỌC 6 (Trang 62 -67 )

×