1 Quý thời gian, tranh thủ học hỏi 0.0 7,8 68,9 , 2 Còn hiện tượng trung bình chủ
3.2.2. Đổi mới công tác quản lý giáo dục đạo đức
3.2.2.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu trong công tác giáo dục đạo đức sinh viên
Trong thời gian tới, sự lãnh đạo của Đảng ủy cần tập trung nhiều hơn nữa vào việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của trung ương Đảng, của Đảng ủy khối và Nghị quyết của Đảng bộ. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm theo từng học kỳ, từng năm học để kịp thời có các biện pháp chỉ đạo và uốn nắn các lệch lạc trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức sinh viên. Đảng ủy trực tiếp chỉ đạo các Chi bộ trực thuộc triển khai thực hiện các Nghị quyết về công tác này. Cần xây dựng một hệ thống thu nhập tin nhanh để cho mọi thành viên trong trường có thể nhanh chóng phản ánh các thông tin về các hoạt động, các diễn biến tư tưởng, đạo đức sinh viên đến đồng chí Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hiệu trưởng nhà trường. Lãnh đạo nhà trường cần duy trì tổ chức các buổi tiếp xúc đối thoại dân chủ với toàn thể sinh viên nhằm định hướng, giúp đỡ sinh viên xây dựng niềm tin vào tương lai phát triển của nhà trường, của ngành Mầm non... Được như vậy sẽ tạo môi trường giáo dục tốt cho sinh viên học tập và rèn luyện, tạo điều kiện cho sinh viên phấn đấu để trở thành những người trí thức xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” toàn tâm toàn ý phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.2.2.2. Nâng cao vai trò của Phòng công tác sinh viên trong việc giáo dục đạo đức sinh viên
Phòng công tác sinh viên là đơn vị chủ chốt trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục đạo đức cho sinh viên. Phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy và Ban giám hiệu, có nhiệm vụ thường xuyên tổ chức, theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục chính trị đạo đức rèn luyện đối với sinh viên để báo cáo trực tiếp với Đảng ủy và Ban giám hiệu; tham mưu cho Đảng ủy và Ban giám hiệu ra chỉ thị, quyết định về công tác này một cách kịp thời, sâu sát; đồng thời Phòng công tác
sinh viên luôn có sự phối hợp với Bộ môn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để tổ chức các hoạt động học tập chính trị đầu khóa, học tập các Nghị quyết của Đảng và những quy định của Ban giám hiệu nhà trường. Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, cần phải kiện toàn cơ cấu tổ chức của phòng theo hướng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
Trên cơ sở những quy định chung về chức năng, nhiệm vụ Phòng công tác sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định, nhà trường cần xác định những nhiệm vụ cụ thể cho Phòng công tác sinh viên như sau:
- Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức sinh viên: Phòng công tác sinh viên căn cứ vào nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ nhất định, căn cứ vào đặc điểm của từng ngành học để xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức cho thích hợp. Phòng cần thường xuyên lập kế hoạch tổ chức thực hiện quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; sinh hoạt thời sự địa phương, trong nước và quốc tế...
- Về công tác phát động phong trào học tập - công tác xã hội - văn thể... Đây là những công tác có tầm hoạt động rộng lớn, rất đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Phòng công tác sinh viên cần có kế hoạch xây dựng một chương trình hành động thật cụ thể, kể cả con người và những phương tiện sinh hoạt vật chất.
Tất cả những nội dung nhiệm vụ trên của Phòng công tác sinh viên phải đuợc duyệt của Đảng uỷ và Ban giám hiệu trước khi thực hiện để mọi phong trào, mọi định hướng tư tưởng, giáo dục đạo đức sinh viên đi theo quỹ đạo chung của nhà truờng.
3.2.3.3. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Đạo đức tồn tại trong tất cả các mối quan hệ và hoạt động của con người. Do đó, giáo dục đạo đức là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, tỉ mỉ, công phu, vừa mang tính thời sự cấp bách vừa phải thực hiện liên tục và lâu dài, bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục. Nó đòi hỏi sự thống nhất và phối hợp nỗ lực của các lực lượng giáo dục.
Giáo dục nhà trường là một hình thức giáo dục trực tiếp. Thông qua việc truyền thụ tri thức trong đó có tri thức đạo đức, hình thành ý thức đạo đức mới theo mục tiêu đào tạo con người của xã hội trong thời kỳ đổi mới. Nó đặt ra yêu cầu cao hơn đối với những người làm công tác giáo dục, với đội ngũ giáo viên, đặc biệt là những thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm lớp. Họ là những người có kinh nghiệm và tri thức đạo đức sâu rộng. Họ còn là người anh, người chị gần gũi sinh viên trong lớp, nắm vững tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, hoàn cảnh cụ thể của từng sinh viên lớp mình phụ trách để thường xuyên giúp đỡ họ: "Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" [5, tr.31].
Hoạt động của hệ thống giáo viên chủ nhiệm nên đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban giám hiệu và sự quản lý trực tiếp của Ban chủ nhiệm khoa. Hàng năm Ban giám hiệu cần phải có sự chỉ đạo Ban chủ nhiệm khoa trực tiếp mở các hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm. Có như vậy mới có thể thuyết phục sinh viên tin vào sự đúng đắn chân thực, hình thành nhu cầu tự giáo dục đạo đức trong mỗi sinh viên, giúp sinh viên cảm nhận được cái tốt, cái đúng, cái đẹp và cao thượng trong cuộc sống.
3.2.3.4. Kết hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên
Đây là một trong những vấn đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Trong thời gian qua, việc kết hợp này ở các trường Cao đẳng Sư phạm ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được thực hiện, nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Tuy nhiên cũng có lúc, có nơi sự kết hợp này chưa cao, chưa đồng bộ, chưa tương xứng với khả năng vốn có của mình. Nhìn chung, gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị, đạo đức, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội...
Sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh phần lớn sống xa nhà. Hiện nay nhà trường chưa có đủ chỗ ở ký túc xá cho sinh viên, nên có một bộ phận sinh viên phải tự thuê nhà để ở trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, môi trường xã hội lắm phức tạp. Nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm thêm để kiếm tiền sinh sống. Một số ít sinh viên có điều kiện kinh tế lại đua đòi, muốn thể hiện mình trước cuộc sống. Điều này thực sự là một trở ngại lớn trong công tác quản lý sinh viên cũng như việc giáo dục đạo đức cho họ.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức sinh viên, theo chúng tôi cần làm mấy việc sau:
Thứ nhất, phải thống nhất quan điểm, chủ trương, mục đích trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên để đào tạo họ thành những người kế thừa sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Gia đình và xã hội phải có những hiểu biết nhất định về các yêu cầu của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức sinh viên. Trong thời gian qua, cho thấy rằng: Có một số gia đình do thiếu thông tin, hiểu biết không đầy đủ về nội dung và hình thức giáo dục đạo đức ở nhà trường nên đã lo ngại khi con em mình tham gia một số phong trào hoạt động chính trị - xã hội do Đoàn thanh niên và Hội sinh viên tổ chức...
Thứ hai, nêu cao tinh thần trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên. Đây là vấn đề có ý nghĩa then chốt. Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục giữ vị trí trung tâm trong việc phát triển tài năng, rèn luyện và trao dồi những phẩm chất đạo đức tốt, xây dựng lối sống mới cho sinh viên cần phải chủ động liên hệ phối hợp với gia đình sinh viên, chính quyền địa phương nơi có sinh viên ngoại trú để giáo dục đạo đức sinh viên. Hiện nay, theo cơ cấu tổ chức nhà trường thì Phòng Đào tạo và Phòng công tác sinh viên là những đơn vị có chức năng nhiệm vụ trực tiếp quản lý sinh viên.
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức sinh viên hết sức quan trọng, “đó là trường học đầu tiên để giáo dục con người đi vào xã hội” [9, tr.142], là cội nguồn, là chiếc nôi ban đầu nuôi dưỡng và hình thành chuẩn mực đạo đức đầu tiên của con người Việt Nam. Hiện nay nhiều gia đình, nhất là các gia đình ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, một số ít do trình độ nhận thức của cha mẹ thấp, đã “phó mặc” việc học tập và rèn luyện đạo đức của sinh viên cho nhà trường và xã hội, chỉ có những ngày Lễ, ngày Tết, nghỉ hè thì gia đình mới có điều kiện gặp gỡ, hỏi thăm động viên con em mình mà thôi. Điều này đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục đạo đức sinh viên.
Bên cạnh việc giáo dục của nhà trường và gia đình, chúng ta còn thấy xã hội cũng có vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục đạo đức sinh viên. Vai trò của xã hội trong việc giáo dục đạo đức sinh viên thể hiện ở chỗ xã hội đưa ra định hướng các giá trị đạo đức, các giá trị ấy phải được sinh viên thừa nhận và làm theo định hướng đó. Đó là các giá trị về lòng yêu nước, trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, đức tính vị tha, độ lượng, khoan dung, lòng nhân ái... Để cho các giá trị đạo đức đó trở thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức thành các giá trị đạo đức trong một sinh viên, chúng ta cần phải sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục và đưa hệ các giá trị đạo đức vào giảng dạy. Có như vậy mới tạo nên sự phối hợp giữa nhà trường với xã hội trong việc giáo dục đạo đức sinh viên.
Ngoài ra, tổ chức Nhà trường cũng cần phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ tự quản trong công tác quản lý sinh viên, thực hiện chế độ kiểm tra đăng ký tạm trú, tạm vắng đúng quy định, để kịp thời có phương pháp giúp đỡ đúng lúc đối với những sinh viên có biểu hiện tiêu cực trong học tập cũng như trong lối sống.
Thứ ba, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên cần phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đóng trên địa bàn.. tổ chức các hoạt động có tính chất giáo dục đạo đức sinh viên.
Trong nhiều năm qua, nhà trường đã phối hợp với chính quyền, với cơ quan đoàn thể ở địa phương tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, công tác xã hội: văn nghệ, tuyên truyền về pháp luật; vệ sinh môi trường; thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng... Các phong trào “về nguồn”, các cuộc du khảo về thăm chiến trường xưa; tham dự các cuộc thi về luật giao thông, về phòng chống mại dâm-ma tuý, các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ... Những hình thức hoạt động phong phú này không chỉ tạo ra phương thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh mà còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống sinh viên.
Tuy nhiên, những hình thức hoạt động trên trong thời gian qua phát triển chưa đồng đều, rộng khắp trong nhà trường. Trong thời gian tới, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần chủ động phối hợp với chính quyền và các cơ quan, đoàn thể ở địa phương tiếp tục mở rộng phong trào với quy mô chất lượng ngày càng cao, góp phần định hướng giá trị đạo đức lý tưởng, lối sống sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên tự khẳng định mình, vươn lên góp phần xây dựng đất nước.
3.2.2.5. Phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức sinh viên
Đoàn thanh niên và Hội sinh viên là hai tổ chức thể gắn bó mật thiết với sinh viên. Các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên có tác dụng thiết thực và hiệu quả to lớn đối với việc giáo dục đạo đức sinh viên, tạo ra phong trào thi đua tự rèn luyện và tự giáo dục trong sinh viên. Để hoàn thành được chức năng trên, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của mình để ngày càng hấp dẫn, lôi cuốn mọi sinh viên tham gia vào các hoạt động lành mạnh, có tính giáo dục cao, góp phần hình thành phẩm chất đạo đức cách mạng cho sinh viên.
Đoàn thanh niên và Hội sinh viên thu hút tập hợp đông đảo sinh viên vào các hoạt động truyền thống hướng vào cội nguồn thông qua các hoạt động tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong nhiều năm, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ chú thương binh, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tổ chức cho sinh viên đi tham quan các khu di tích lịch sử cách mạng; tham gia các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội nhất là phòng chống ma túy trong nhà trường, phong trào hiến máu nhân đạo, từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng thiên tai bão lụt, phong trào thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh, phong trào chống vi phạm quy chế, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực trong thi cử, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; phong trào vượt khó trong học tập; hội diễn văn nghệ; phong trào thể dục thể thao; cắm trại dã ngoại; giao lưu văn hóa với các đơn vị khác...
Để cho các phong trào trên hoạt động có hiệu quả, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần tập trung các vấn đề sau:
Thứ nhất, hướng nội dung chương trình đi vào chiều sâu, thiết thực, phù hợp với tình hình của nhà trường và xã hội.
Thứ hai, cần có một bộ máy tổ chức năng động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên. Các cán bộ đoàn, phải có uy tín, nhiệt tình sôi nổi và có trách nhiệm cao.
Thứ ba, chương trình hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên phải đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung để cuốn hút tất cả đoàn viên, sinh viên tham gia.
Thứ tư, sau mỗi đợt hoạt động, công tác, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần đánh giá rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương khen thưởng xứng đáng những đoàn viên, sinh viên có thành tích để xây dựng và tạo "những con chim đầu đàn" trong phong trào học tập và rèn luyện.
Thứ năm, Đảng ủy và Ban giám hiệu chọn những đảng viên có uy tín đưa vào công tác đoàn; xây dựng các câu lạc bộ và giao trách nhiệm cho Phòng công tác sinh viên quản lý.
Tóm lại, với những giải pháp chủ yếu trên nhằm nâng cao nhận thức của toàn trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức sinh viên ; thực hiện tốt